Spot market là nơi trader mua/bán chốt giá và số lượng ngay hiện tại với nhiều rủi ro liên quan đến giá cả do cung cầu cho cả bên mua và bán. Trong khi đó, futures market có thể giúp hạn chế những rủi ro này. Đồng thời trader cũng có thể tận dụng tỷ lệ đòn bẩy cao trên thị trường Futures để giảm thiểu mức vốn bỏ ra nhưng vẫn kiếm được lợi nhuận do chênh lệch giá.

Đang xem: Spot market là gì, nên trade thị trường nào: spot hay futures?

*

Spot market là gì?

Traders thường đặt câu hỏi, “Thị trường nào tốt hơn để giao dịch, Spot hay Futures? ”. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời!

1. Spot market là gì?

1.1 Spot market là gì?

Spot market, còn được gọi là thị trường giao ngay, là thị trường hàng hóa hoặc chứng khoán nơi hàng hóa, gồm cả hàng hóa dễ hư hỏng và lâu bền được trao đổi và giao ngay lập tức hoặc trong một khoảng thời gian ngắn (ví dụ T+3). Các hợp đồng giao dịch trên thị trường giao ngay có hiệu lực ngay lập tức, dù không được giao hàng ngay thời điểm ký kết.

Thị trường giao ngay còn được gọi là thị trường tiền mặt (cash market) hay thị trường vật chất (physical market). Các giao dịch mua được thanh toán bằng tiền mặt theo giá hiện hành do thị trường ấn định, giá này có thể khác với giá tại thời điểm giao hàng. Một ví dụ về hàng hóa thị trường giao ngay thường được bán là dầu thô (Crude Oil). Dầu thô được bán với giá hiện tại và giao hàng thực tế sau đó.

Nghe spot market thì có vẻ kỹ thuật, nhưng đây chính là hình thức đầu tiên và nguyên sơ của trao đổi hàng hóa – rất quen thuộc với chúng ta. Trong giới tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa, và thị trường tiền tệ… là những ví dụ điển hình. Trong đó, thị trường tiền tệ – Forex là thị trường giao ngay toàn cầu rộng lớn nhất, hỗ trợ sự trao đổi, kinh doanh, đầu cơ tiền tệ.

Thị trường hàng hoá bao gồm các mặc hàng cơ bản, có thể thay thế bằng các hàng hoá tương tự khác. Một số ví dụ về hàng hóa truyền thống là ngũ cốc, vàng, dầu, điện và khí đốt tự nhiên… Và 1 vài mặt hàng công nghệ mới tham gia như phút gọi di động và băng thông. Hàng hóa được tiêu chuẩn hóa và cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể để được giao dịch trên thị trường giao ngay. 

1.2 Hình thức của Spot Market

Thị trường giao ngay còn được gọi là thị trường tiền mặt, trong đó các hàng hóa và công cụ tài chính được giao dịch để phân phối tức thời, trái ngược với thị trường kỳ hạn (forward) hay tương lai (futures) – trong đó việc giao hàng được nợ vào một ngày sau đó. Thị trường giao ngay có thể là:

1. Sàn giao dịch giao ngay – còn được gọi là thị trường có tổ chức, nơi chứng khoán hoặc hàng hóa được giao dịch trên sàn giao dịch. Sàn giao dịch sẽ thiết lập giá thị trường hiện tại dựa trên quy luật cung cầu.

2. Qua quầy giao dịch (OTC – Over The Counter) – Trên thị trường OTC, các giao dịch dựa trên các hợp đồng được thực hiện công khai giữa hai bên và không tuân theo các hướng dẫn của một sàn giao dịch nào, giá cả tự thỏa thuận. Các điều khoản hợp đồng được chấp thuận giữa các bên và có thể không theo tiêu chuẩn.

1.3. Spot Price – Giá Spot

Giá hiện tại của 1 hàng hóa hay công cụ tài chính được gọi là giá giao ngay – Spot Price, đây là giá mà một công cụ có thể được bán hoặc mua ngay lập tức. Người mua và người bán sẽ giúp khớp và xác định ra giá giao ngay bằng cách đặt các lệnh mua và bán. Trong thị trường thanh khoản, giá giao ngay có thể thay đổi từng giây, ngay khi các đơn đặt hàng được lấp đầy và thay đổi ngay lập tức khi có liên tiếp những đơn đặt hàng mới tham gia vào thị trường.

2. So sánh Spot Market – Futures Market

2.1. Rủi ro đối tác

Futures Market Spot Market
Đối tác đề cập đến người mua và người bán cho mỗi giao dịch trên thị trường. Vì việc giao hàng / chốt lời lỗ hợp đồng tương lai sẽ được thực hiện trong tương lai, nên không ai muốn đến hạn mà không có người bán/ hoặc người mua. Các sàn giao dịch tương lai sử dụng 2 kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro liên quan đến đối tác: (1) performance bonds – tiền gửi ban đầu và (2) ký quỹ duy trì – maintenance margin:Để bắt đầu thực hiện các giao dịch, bạn cần có performance bond hoặc ký quỹ ban đầu. Đây thực chất là tiền trong tài khoản của bạn để trang trải các nghĩa vụ giao dịch. Yêu cầu duy trì này là lượng tiền mặt tối thiểu để trang trải tất cả các vị thế đang mở.Duy trì ký quỹ sẽ khác nhau dựa trên loại vị thế đang mở (mua/ bạn), yêu cầu cụ thể về chứng khoán mà bạn đang giao dịch và liệu bạn có giữ vị trí qua đêm.

Có 2 trường hợp xảy ra liên quan đến ký quỹ duy trì:

Nếu giá thay đổi đáng kể có lợi cho bạn, giá hợp đồng tương lai sẽ được cập nhật theo thị trường, có nghĩa là lợi nhuận được ghi có vào tài khoản của bạn từ mức ký quỹ duy trì.Nếu một giao dịch đi ngược với dự đoán và bất lợi cho bạn, mức thua lỗ sẽ được khấu trừ khỏi ký quỹ duy trì của bạn.

Ký quỹ trên thị trường giao ngay chính là khoản phí trả trước với nhà môi giới, hoặc tiền đặt cọc và không liên quan đến rủi ro đối tác. Nếu bạn không mua/ bán thì bạn sẽ mất / được tiền đặt cọc đó.

Rủi ro đối tác có phải là một vấn đề lớn không?

Theo nghiên cứu do IMF thực hiện, rủi ro đối tác chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của tổ chức và các ngân hàng và đại lý môi giới hỗ trợ. Nếu bạn cho rằng việc quản lý rủi ro đối tác không phải là điều gì đáng lo ngại, thì hãy nghĩ lại cuộc khủng hoảng thế chấp của Mỹ, đã gây ra những thiệt hại đối tác như thế nào. Trong đó, rất nhiều khoản thanh toán đã đến hạn nhưng lại không có tiền ở phía đối tác để hoàn tất giao dịch hoán đổi nợ tín dụng.

2.2 Thời hạn thanh toán giao dịch

*

Điều kiện hợp đồng Futures trên sàn S&P E-Mini

Kỳ hạn thanh toán Futures Market Kỳ thanh toán Spot Market
Trong thị trường tương lai, tài sản cơ bản có một ngày thanh toán cụ thể trong tương lai:Nếu mua 1 hợp đồng tương lai, bạn đồng ý mua hợp đồng đó vào một ngày cụ thể.Ngược lại, nếu đang bán, bạn đã ký một thỏa thuận bán hợp đồng vào một ngày trong tương lai.

Như bạn có thể thấy trong bảng bên trên của hợp đồng S&P E-mini, có các ngày hết hạn khác nhau cho mỗi hợp đồng.

Nếu bạn quyết định không deliver hợp đồng vào ngày đã định, bạn sẽ phải chuyển hợp đồng của mình sang một tháng khác.

Đối với một số thị trường giao ngay, khoảng thời gian giải quyết thông thường được chấp nhận theo thông lệ quốc tế là 2 ngày làm việc. Mặc dù điều này mâu thuẫn với thuật ngữ “giao ngay”, nhưng 2 ngày làm việc chính là dành cho việc chuyển tiền ngân hàng từ người mua sang người bán trong thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, giá thị trường giao ngay được thanh toán và chốt gần thời gian thực.

Xem thêm: Cá Trích Baltic Lên Men Surströmming Là Gì, Surströmming

Điều này phổ biến nhất với các thị trường ngoại hối giao ngay, nơi các giao dịch được gửi điện tử và thanh toán ngay lập tức.

Như vậy, có thể thấy khác biệt chính giữ Futures Market và Spot Market chính là yếu tố thời gian

2.3. Phòng ngừa rủi ro

Các trader sử dụng thị trường Futures như một biện pháp đảm bảo chống lại thị trường giao ngay. Tại sao không phải là ngược lại, dùng Spot Market để bảo vệ giá trên thị trường Futures?

Câu trả lời, ngoài yếu tố thời gian như nêu trên, khả năng sử dụng đòn bẩy lớn hơn nhiều trên thị trường futures. Do đó, bạn có thể mua một vài hợp đồng, nhưng có thể tự bảo vệ cho một vị thế thị trường giao ngay khá lớn.

Điều này cho phép bạn ngăn chặn bất kỳ động thái thảm khốc nào có thể làm cháy tài khoản của bạn mà không phải chịu nhiều rủi ro về số vốn. Ví dụ:

*

Sử dụng Futures để bảo vệ rủi ro về giá trên Spot Market

2.4 Hợp đồng tương lai được sử dụng tốt nhất cho giao dịch hàng hóa

Lịch sử giao dịch hàng hóa ở Mỹ

Mặc dù thị trường tương lai ngày nay chủ yếu từ các công cụ phái sinh lãi suất, Kho bạc và hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán; nhưng ban đầu, futures được biết đến để giao dịch hàng hóa.

Ở Hoa Kỳ, ngũ cốc là một trong những mặt hàng đầu tiên được giao dịch vào đầu những năm 1800 và bắt đầu như một hợp đồng kỳ hạn (forward contract). Năm 1848, Sở giao dịch thương mại Chicago (CBOT) được thành lập, nơi nông dân và thương gia có thể mua và bán hàng hóa lấy tiền mặt.

Quá trình mua và bán cuối cùng phát triển thành hợp đồng.

Trong gần 100 năm, hợp đồng tương lai các sản phẩm nông nghiệp được giao dịch phổ biến nhất. Sau đó, hợp đồng tương lai từ từ được mở rộng sang các loại hàng hóa khác như đậu tương vào năm 1936 và hợp đồng tương lai bông vào năm 1940.

Kim loại quý bắt đầu được giao dịch vào những năm 1960 và các hợp đồng tương lai tiền tệ bắt đầu xuất hiện vào những năm 70 sau thỏa thuận Bretton Woods, khi đồng đô la Mỹ phụ thuộc vào vàng.

Tại sao Hợp đồng tương lai là lựa chọn tốt nhất cho Giao dịch Hàng hóa ?

Tính mùa vụ

Nông nghiệp hoạt động theo chu kỳ mùa vụ, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và cung cấp các mặt hàng này. Do đó, trader và người nông dân đều cần một cách để bảo vệ giao dịch của mình và thực hiện các vị thế dựa trên ngày thanh toán mục tiêu. Bằng cách này nếu mua nghĩ rằng thời tiết sẽ hạn hán, ảnh hưởng đến năng suất, đấy giá cả, họ có thể mở một vị thế mua với mục tiêu chốt được mức giá tốt trước khi hạn hán kết thúc.

Ít đòi hỏi mức vốn lớn

Bạn có thể mua một số lượng lớn hàng hóa mà không cần mở trạng thái tiền mặt lớn.

Thực sự có nhu cầu

Với Futures hàng hóa, bạn sẽ nắm quyền sở hữu hàng hóa thực tế, thay vì khi sở hữu một cổ phiếu hoặc quỹ ETF hàng hóa, sẽ phản ánh quyền sở hữu của phái sinh chứ không phải hàng hóa thật. Và ETF và cổ phiếu có thể không phản ứng giống như hàng hóa.

Cung – cầu tập trung

Ngoài ra, phần lớn các nhà giao dịch quan tâm đến hàng hóa giao dịch trên CME và không đầu tư nhiều vào các sản phẩm giao ngay phản ánh hoạt động thương mại hiện tại của hàng hóa đó.

2.5. Giá kỳ hạn khác với giá thị trường giao ngay

Giá hợp đồng tương lai biến đổi do chi phí bảo tồn hàng tồn kho (carrying cost) và lợi nhuận đi kèm (carrying return).

Mặc dù giá hợp đồng tương lai được cập nhật và settle hàng ngày theo thị trường (marked-to-market), giá của hợp đồng tương lai khác với thị trường giao ngay hoặc thị trường tiền mặt cơ bản tại cùng 1 thời điểm, nguyên nhân là do chi phí bảo tồn hàng tồn kho (carrying cost) và lợi nhuận đi kèm (carrying return):

Chi phí nắm giữ một hợp đồng tương lai bao gồm lãi suất, chi phí tài chính và chi phí lưu kho. Các nhà giao dịch phải chịu các chi phí này trong tháng tương ứng mà họ đang giao dịch.Ngược lại, lợi nhuận tiềm năng là cổ tức và tiền thưởng được trả trong thời gian bạn có quyền sở hữu hợp đồng hàng hóa.

Bất chấp sự khác biệt về giá của thị trường kỳ hạn và thị trường giao ngay, trước ngày hết hạn hợp đồng, giá kỳ hạn và giá giao ngay có xu hướng hội tụ.

Chắc hẳn chúng ta đều nhớ thị trường dầu mỏ tháng 4 2020 đã chứng kiến 1 sự kiện đặc biệt: giá dầu âm. Nhiều trader thắc mắc, ai cũng nói giá dầu âm, nhưng thực tế giá xăng dầu chỉ giảm chứ có âm đâu. Vậy giá dầu này là gì?

Giá dầu không thể bị âm. Chỉ có giá dầu hợp đồng Futures/ Kỳ hạn có thể bị âm mà thôi. Vào ngày 20 tháng 4 năm 2020, thị trường tài chính hỗn loạn khi hợp đồng Futures tháng 5 của WTI đóng cửa ở mức – 37,63 USD/ thùng trong khi hợp đồng tháng 6 đóng cửa ở mức dương 20,43 đô la / thùng. Sau đó giá Futures T5 của WTI tăng lại lên 1,1 USD/thùng, trong khi đó Brent tháng 6 là 25,61 USD/thùng.

*

Giá dầu âm đồng nghĩa là người bán phải trả tiền cho người mua. Vậy nguyên nhân tại đâu? Có 2 yếu tố làm giảm nhu cầu, với các vấn đề về lưu trữ và hợp đồng tháng 5 hết hạn vào ngày hôm sau dẫn đến giao dịch giảm:

Đại dịch Covid-19Cuộc chiến giá dầu nội bộ OPEC+: giữa Nga và Saudi Arabia

Phía nhà sản xuất dầu thì có 2 lựa chọn khi ngày giao hàng cho hợp đồng Futures đang cận kề là ngưng sản xuất hoặc tìm kho bãi để trữ dầu khi giá dầu qua thấp, hoặc là bán lỗ để bên mua nhận và lưu trữ dầu. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại trước bối cảnh mọi hoạt động ngưng trệ do đại dịch, không có hoạt động sản xuất thì kho bãi cũng đầy, và chi phí vận chuyển trở nên đắt đỏ. Đồng thời, việc ngừng sản xuất càng đắt hơn. Do đó, trả thêm tiền cho người mua nhận hàng vẫn là lựa chọn “có tính kinh tế” hơn.

Xem thêm:

Về phía người mua đã mua hợp đồng Futures trước đó chỉ có 2 lựa chọn nhận dầu – tìm vận chuyển, kho bãi, hay là bán lỗ lại hợp đồng. Với bối cảnh kinh tế lúc đó, gần như không ai có ý định nhận dầu sau khi mua hợp đồng Futures, nên chỉ có 1 lựa chọn duy nhất là bán lại hợp đồng Futures tháng 5 khi ngày expiration date đến.

Dưới áp lực đó, lần đầu tiên, việc giảm giao dịch đã đóng cửa cơ chế Trading at Setlement (TAS) của hợp đồng WTI T5/2020 30 phút trước khi kết thúc giao dịch do thiếu người mua. Việc TAS ngừng hoạt động báo hiệu cho những người tham gia thị trường rằng tất cả các hợp đồng WTI mở tháng 5 năm 2020 còn lại phải được bán trên thị trường mở trong 20 phút tới.

Tốc độ bán hợp đồng và thời điểm hết hạn hợp đồng gần kề khiến các nhà kinh doanh dầu vật chất lớn, những người có thể đã vận chuyển và tích trữ dầu ở nơi khác với mức giá đủ thấp, không thể mua hợp đồng do hoạt động kịp thời do rủi ro quản lý và các giới hạn vị trí địa lý. Bất kỳ trader nào còn lại, những người sẵn sàng mua các hợp đồng, lúc này đều có được sức mạnh thị trường và đẩy giá xuống vùng tiêu cực. 

3. Kết lại

Để kết luận, Spot Market, hay thị trường tiền mặt, thị trường OTC dành cho các trader muốn đưa ra quyết định mua và bán bất kể thời gian. Trong khi đó, thị trường tương lai Futures dành cho các trader muốn bảo đảm rủi ro tiếp xúc với thị trường cơ sở và vẫn có khả năng thu được lợi nhuận lớn dựa trên những biến động giá.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *