Sensitivity hay còn được gọi là độ nhạy của loa được rất nhiều người hiểu theo những cách khác nhau. Vậy thực tế thông số này biểu hiện cho điều gì? chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Đang xem: Spl là gì, cách hiểu chính xác về sensitivity của loa
Độ nhạy loa được đo thế nào?
Nếu đọc bản thông số kỹ thuật của bất kỳ loại loa nào trên thị trường, bạn cũng có thể thấy một đề mục phổ biến, là độ nhậy (sensitivity) của loa. Thông số này là kết quả của phép đo số lượng dB đạt được ở khoảng cách 1 mét trước mặt loa được cung cấp tín hiệu có công suất 1 watt với tần số 1KHz. Thông số này chỉ là nét đặc trưng riêng của loa mà thôi, không thể dùng nó để đánh giá chất lượng như đã có nhiều bạn nhầm tưởng rằng thông số này nếu càng lớn thì càng tốt. Ngay cả hãng sản xuất cũng mập mờ đánh lận con đen bằng cách bao giờ cũng có chữ “at 1KHZ” theo sau.
Giả định loa có trở kháng 8 Ohm, khi đó người ta cho amply phát ra mức điện áp tiêu chuẩn đầu vào là 2,83 volt, khi đó loa sẽ phát ra công suất 1W. Trong trường hợp này là 2,832² / 8 = 8,0089/8 =1. Nếu trở kháng là 4 ohm thì công suất sẽ là 2 watt.
Sau đó, sẽ phải đo đầu ra của loa bằng mức nén âm thanh (SPL) và thể hiện ở số decibel. Người ta đo bằng cách đặt một microphone ở ngay phía trước loa. Cần chú ý phải đo đúng cùng một khoảng cách cho tất cả các loa, thường là 1 mét. Ở loa 3 đường tiếng, đặt micro ở giữa tweeter và mid, ở loa 2 đường tiếng, đặt micro ở giữa tweeter và mid-woofer. Độ lớn mà micro thu được sẽ được so sánh với 1 giá trị tham chiếu (giống như nói 10 mét là độ dài gấp 10 lần đơn vị mét). Đơn vị cho cường độ âm thanh được quy định là áp suất âm thanh tối thiểu (tại 1kHz) được nghe bởi một đứa trẻ trung bình (0,0002 dynes / cm2). Đây được coi là mức áp suất âm thanh ở 0dB (0dB SPL). Chúng tôi không trình bày công thức tính áp suất âm ở đây, nhưng để bạn có khái niệm về độ lớn của âm chúng tôi xin đưa ra vài giá trị tham chiếu:
Tiếng nói chuyện bình thường khoảng 60dB.Tiếng chuông điện thoại là 80dB.Tiếng xe tải chạy trên đường là 90dB.Cường độ âm cao nhất được đặt ở khoảng 140dB SPL, tương đương với tiếng súng nổ hoặc động cơ phản lực v.v. (Mức vượt quá xa ngưỡng đau cho tất cả mọi người, có thể tổn thương tới thính giác dù nghe trong thời gian rất ngắn.)
Một số người có thể nghĩ rằng không có khác biệt lớn giữa 80dB và 90dB. Kỳ thực, chệnh lệch 10dB có thể tương đương với việc bạn bật gấp đôi volune. Loa chơi ở mức 90dB nghe to như gấp đôi so với 80dB.
Độ nhạy nói lên điều gì?
Loa là thiết bị nằm trong hệ thống âm thanh, có nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng từ tín hiệu điện của âm ly thành âm thanh, có nghĩa là biến đổi năng lượng điện sang năng lượng từ rồi tác động đến màng loa thành động năng và sinh ra âm thanh.
Xem thêm: Dấ U Não Là Gì – 7 Dấu Hiệu Cảnh Báo Khối U Não
Cũng như các thiết bị khác, loa cần có sự tuyến tính giữa đầu vào và đầu ra trải rộng trên toàn giải phổ tần có thể nghe được của con người (từ 20Hz đến 20KHz). Điều này chỉ là mơ ước của các hãng sản xuất loa mà thôi, vì chính loa là thiết bị tạo ra sự méo dạng nhiều nhất trong tất cả các thiết bị âm thanh. Dù công nghệ kỹ thuật có tiến bộ cách mấy đi chăng nữa, cũng không bao giờ có thể làm hoàn thiện âm thanh của loa đến mức tuyệt đối được. Nhưng công nghệ hiện đại có thể sản xuất ra những cục nam châm cho loa có từ thông rất mạnh, hơn rất nhiều so với khoảng 20 năm trước đây. Lý do này làm cho loa khi ở công suất rất nhỏ (vài watt), nhưng lại tạo ra âm thanh khá lớn, nhưng khi dùng công suất lớn, lúc này sẽ bị hạn chế bởi màng loa nên âm thanh sẽ trở lại bình thường, tỷ lệ thuận với công suất, cho đến đỉnh công suất cực đại (peak) của loa.
Phần trên chỉ mới xét về khía cạnh công suất với một tần số cố định, nhưng xét về khía cạnh đáp ứng tần số thì mới bộc lộ rõ ưu khuyết điểm của loa. Cho dù loa có tốt cách mấy, đồ thị đáp ứng tần số cũng không bao giờ phẳng cả, nhưng về phương diện nào đó, có lẽ vì chưa bao giờ nghe được âm thanh hay tuyệt đối, tai con người vẫn chấp nhận sự méo dạng này của loa. Bởi thế mới có rất nhiều ngôn từ để diễn tả âm thanh như: dầy, mỏng, đục, trong, cứng, mềm, v.v. Những loại âm thanh này hoàn toàn không có trong tự nhiên.
Nếu loa có thông số độ nhậy cao, chưa hẳn đó là loa hay, nếu chỉ đo ở tần số 1KHz (không bao giờ hãng sản xuất đưa ra thông số độ nhạy của toàn giải). Đôi khi còn có tác dụng ngược nữa, vì tần số chuyên dùng cho kỹ thuật đo lường 1KHz là tần số nghe khó chịu nhất đối với tai con người. Nếu loa chỉ nổi bật tần số này (đa số), chắc chắn âm thanh nghe sẽ bị bọng tiếng, cũng như bạn dùng EQ nâng tần số này lên vậy.
Tóm lại, thông số độ nhạy không dùng để đánh giá chính xác về chất lượng loa được, nhất là ở các sản phẩm loa karaoke Nó chỉ có thể xác định rằng loa này có độ từ thông cao, hay màng nhún dễ cộng hưởng với tần số 1KHz, thế thôi. Tức là nó chỉ nói lên loa có kêu to hay không (ở 1kHz), chứ không nói lên loa có hay hay dở. Bằng chứng là nhiều thiết bị loa của Tàu hiện nay, nhờ có công nghệ sản xuất nam châm cao, nên có thông số độ nhạy khá cao, nhưng chất lượng nghe chẳng ra gì cả. Và nhiều loa của thế hệ trước đây, dù nam châm của nó chỉ to bằng cục pin nhỏ, vẫn nghe hay như thường.
Xem thêm: Đặc Điểm Và Công Dụng Của Đá Hộc Là Gì ? Ứng Dụng Của Đá Hộc Trong Xây Dựng
Để nhận xét về chất loa thì thông số tần số đáp ứng dường như có ý nghĩa hơn nhiều.