Tại Việt Nam, mô hình startup rất phổ biến, trong khi mô hình spinoff thì không, dù đã có các hình thức hỗ trợ cho mô hình này.

Đang xem: Spinoff là gì, Định nghĩa, ví dụ, giải thích nghĩa của từ spin

*

Startup và spinoff: Giống và khác

Trong bài viết mới trên Tia Sáng, PGS. TS Tạ Hải Tùng, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS) thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết, hiện tại, khởi sự doanh nghiệp từ các kết quả nghiên cứu của trường đại học có thể được chia thành hai mô hình: startup, và spinoff.

Dù còn có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng theo cách hiểu phổ biến <1>, với doanh nghiệp startup, các đồng chủ sở hữu doanh nghiệp thường đến từ bên ngoài trường đại học, và đặc biệt họ không sở hữu công nghệ xuất phát từ trường ĐH, mà tiếp cận với nó thông qua hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (licensing).

Trong khi đó, nếu trường đại học cùng với các nhà khoa học đang sở hữu bằng sáng chế về công nghệ mà muốn mình tự xây dựng và phát triển doanh nghiệp (“tự khởi nghiệp”) để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học thì ta có mô hình doanh nghiệp “spinoff”.

Tại Việt Nam, mô hình startup rất phổ biến hiện tại còn mô hình spinoff chưa được quan tâm, phát triển đúng mức, cho dù đã tồn tại các hình thức hỗ trợ cho các hoạt động này, như: doanh nghiệp hỗ trợ chuyển giao công nghệ, vườn ươm, hay không gian làm việc chung tại một số ĐH (ĐHBK Hà Nội, ĐHBK Tp Hồ Chí Minh…), hay thậm chí hành lang pháp lý cho việc ra đời các doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN) trong trường ĐH đã được đề cập rõ nét trong Dự thảo Luật Giáo dục Đại học dự kiến thông qua trong năm nay.

Nút thắt nằm ở đâu?

Theo PGS.TS Tạ Hải Tùng, từ nhiều năm qua, một số trường đại học truyền thống tại Việt Nam như: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Xây dựng, ĐH Mỏ-Địa chất… đã thành lập các doanh nghiệp với mục đích là hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp này chủ yếu là tư vấn, giám sát, kiểm định, cung cấp dịch vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đến trực tiếp sản xuất, kinh doanh, thi công, trong khi hoạt động quan trọng là chuyển giao công nghệ từ kết quả nghiên cứu khoa học của chính đơn vị còn rất hạn chế. Đây là khó khăn căn bản khi triển khai các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo – thành lập spinoff – trong trường đại học.

Hơn nữa, lãnh đạo các trường luôn nhìn nhận danh tiếng của đơn vị mình chiếm tỷ trọng lớn trong sự thành công của doanh nghiệp, và họ luôn mong muốn “danh tiếng” – thứ tài sản vô hình đó được quy đổi ra một tỷ lệ sở hữu lớn trong doanh nghiệp spinoff, như hiện tại con số này có thể lên tới hàng chục phần trăm.

Xem thêm: Gst Là Gì? Kinh Nghiệm Mua Hàng Miễn Phí Thuế Gst Là Gì Thuế Hàng Hóa Và Dịch Vụ (Gst) Tại Singapore

Về bản chất, duy trì tỷ lệ sở hữu lớn là trường đại học mong muốn có được phần lợi tức cao khi spinoff thành công (sản xuất/kinh doanh có lãi, IPO, hoặc mua bán/sáp nhập doanh nghiệp). Tuy nhiên, với doanh nghiệp spinoff tỷ lệ này không thể cao.

Thực tế, thống kê ở Úc <2> cho thấy rằng, trung bình tỷ suất hoàn vốn đầu tư cho R&D từ hoạt động licensing của các trường đại học chỉ ở mức 3%, trong đó chỉ có 10% các trường có tỷ suất dương, và mỗi trường trong nhóm này cũng chỉ thu được phí licensing của một số lượng rất hạn chế trong tổng số các phát minh mà mình sở hữu.

Trong khi đó, nếu các trường đại học chiếm tỷ lệ sở hữu lớn (thậm chí chi phối) thì sẽ làm giảm sự hấp dẫn của doanh nghiệp với các nhà đầu tư, những người thực sự “đổ xăng” cho cỗ máy spinoff có thể chạy được bởi chất lượng nhân sự quản lý doanh nghiệp chắc chắn không phải là một thế mạnh của trường đại học. Chưa kể, tính nhiệm kỳ trong các quyết định là một rào cản không nhỏ cho sự phát triển bền vững của spinoff.

Thực tế triển khai trên thế giới cũng cho thấy rằng tỷ lệ thành công của các spinoff sẽ càng giảm nếu tỷ lệ sở hữu của trường đại học càng lớn <3>.

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu khoa học thông thường tồn tại ở dạng mô hình, và bản chế thử (prototype), vì vậy không hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến lợi nhuận ngắn hạn.

Gần đây, Đài Truyền hình Việt Nam có phát sóng chương trình “Thương vụ bạc tỷ”, và trong chương trình này, chúng ta thường xuyên nghe thấy các nhà đầu tư yêu cầu nhà khởi nghiệp phải đảm bảo sự an toàn cho khoản đầu tư của mình, thậm chí họ còn yêu cầu được cầm cố tài sản.

Xem thêm: Toeic Ibt Là Gì ? Chi Tiết Về Chứng Chỉ, Kỳ Thi & Lợi Ích Của Toefl

Chính vì vậy, trông đợi vào các nhà đầu tư ngoài xã hội trong các lĩnh vực có yếu tố rủi ro cao như đầu tư công nghệ (đặc biệt là công nghệ mới) là tương đối khó khả thi trong điều kiện Việt Nam hiện tại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *