Trong thời kỳ đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, mỗi chúng ta đều có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh vì vậy theo dõi sức khỏe mỗi ngày là một trong những điều hết sức cần thiết.

Đang xem: Sp02 là gì trong thời kỳ covid, tại sao cần thường xuyên theo dõi chỉ số spo2

Một số báo cáo khoa học chỉ ra rằng một nhóm nhỏ những bệnh nhân nhiễm Covid-19 có biểu hiện giảm nồng độ oxy trong máu nhưng không có biểu hiện khó thở, được gọi là “giảm oxy máu thầm lặng” (silent hypoxemia). Vì vậy có hay chăng chúng ta nên trang bị một thiết bị theo dõi các dấu hiệu sinh tồn tại nhà điển hình như một chiếc đồng hồ thông minh để theo dõi SpO2, nhịp tim,… ?

*

Chỉ số SpO2 là gì?

SpO2 (Saturation of peripheral oxygen) là độ bão hòa oxy mao mạch trong máu ngoại vi. Chỉ số này được đo rất dễ dàng qua da, thông qua một đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai.Mục đích chỉ số SpO2 nhằm phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy máu của người bệnh trước khi có các dấu hiệu trên lâm sàng như tím tái. Theo dõi SpO2 liên tục tại giường là biện pháp cần thiết, an toàn, hiệu quả trong quá trình theo dõi người bệnh.Cơ chế đo chỉ số SpO2: đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay sẽ tận dụng cảm biến ở mặt dưới đồng hồ để tính toán chỉ số SpO2. Các tia sáng xanh ở cảm biến bắn vào các mạch máu. Sự biến thiên của sóng xuyên qua cổ tay sẽ cho ra giá trị của SpO2.SpO2 bình thường ≥ 97%. Lúc này, tình trạng oxy hóa trong máu được xem là đảm bảo. Trường hợp SpO2 thấp hơn 92% phản ánh tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng cần được xử lý trên lâm sàng. Tuy nhiên chỉ số đo SpO2 của các thiết bị luôn không chính xác 100%. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: sắc độ của móng tay, móng chân, Hb bất thường (Hb là tên gọi một thành phần của máu), cử động, do tình trạng giảm tưới máu mô (do choáng, sử dụng thuốc gây co mạch, …)

Cơ chế đo SpO2 như thế nào?

Hệ thống dựa trên sự truyền ánh sáng qua mô dưới da (Systems That Rely on Light Transmission through Cutaneous Tissue)

Trong môi trường bệnh viện, ngón tay và dái tai là những vị trí theo dõi điển hình. Khi máy được bật xong, ngay lập tức, máy sẽ tạo ra xung điện từ với 2 chùm tia có bước sóng khác nhau (660 và 940 nm) xuất phát từ phần nhựa trên móng tay qua ngón tay xuống bộ phận dò ảnh. Bởi vì hemoglobin hấp thụ các bước sóng ánh sáng này ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ chiếm dụng các vị trí liên kết với Oxy, lượng ánh sáng khác nhau sẽ truyền qua lớp da tới một máy dò nằm đối diện với máy phát. Sau khi loại bỏ sự hấp thụ liên tục bởi hemoglobin trong máu mao mạch và tĩnh mạch cũng như bởi các cấu trúc không mạch máu, thiết bị sau đó sử dụng một thuật toán bên trong để chuyển đổi mô hình độ hấp thụ thành một ước tính của độ bão hòa oxy động mạch.

Khi theo dõi SpO2 ở nhà, nên nghỉ ngơi, thở nhẹ nhàng mà không nói chuyện trong vài phút trước khi đo. Các phép đo nên được thực hiện trong nhà với thiết bị được đặt chắc chắn trên ngón tay giữa hoặc ngón áp út thay vì dái tai hoặc ngón chân. Sơn móng tay nên được loại bỏ khỏi ngón tay sẽ thực hiện các phép đo. Các bộ phận lạnh nên được làm ấm trước khi đo.

*

Hệ thống dựa trên sự phản chiếu ánh sáng (Systems That Rely on Reflected Light)

Đây là phương pháp được sử dụng bởi các ứng dụng trên smartphone và smartwatch. Khi không có đầu dò ngón tay thì sẽ sử dụng đèn flash của máy ảnh hoặc cảm biến led chuyên biệt làm nguồn sáng. Thay vì truyền qua ngón tay, ánh sáng được phản xạ khỏi hemoglobin trong máu động mạch và sau đó được phát hiện bởi camera của chính điện thoại. Các thuật toán nội bộ độc quyền sau đó được sử dụng để chuyển đổi tín hiệu nhận được thành ước tính về độ bão hòa oxy trong động mạch.

*

Kỹ thuật này là một thách thức vì hệ thống có tỷ lệ signal-to-noise (chỉ số đo lường giữa công suất của tín hiệu-signal* xuất ra và tạp âm-noise*) thấp hơn so với máy đo oxy xung truyền thống nghĩa là tỉ lệ bị nhiễu cao, kém chính xác. Nhiều máy ảnh điện thoại có bộ lọc chặn ánh sáng hồng ngoại gần để cải thiện chất lượng ảnh, điều này hạn chế sự tương phản trong tín hiệu giữa máu được oxy hóa và khử oxy, một tính năng quan trọng trong khả năng ước tính độ bão hòa oxy của máy đo oxy.

Chỉ số SpO2 trên smartwatch có chính xác không?

Hemoglobin trong máu của chúng ta là mấu chốt trong việc xác định chính xác độ bão hòa oxy trong máu. Mức độ oxy chứa trong hemoglobin ảnh hưởng tới độ hấp thụ tia ánh sáng đỏ và tia hồng ngoại của máu. Bằng việc phát ra ánh sáng ở hai tần số khác nhau, các cảm biến ở những thiết bị mang trên người có thể xác định được dữ liệu nhịp đập. Sử dụng dữ liệu này, thuật toán chuyên dụng có thể ước lượng được độ bão hòa oxy trong máu của người dùng.

*

Ba biến số sau đây phải được xem xét khi đánh giá hoạt động của bất kỳ thiết bị giám sát nào: 

Độ chính xác, hoặc giá trị đo được gần với giá trị thực như thế nàoĐộ chính xác theo phép đo, hoặc các giá trị đo được lặp lại gần nhau như thế nàoHệ thống giám sát lý tưởng sẽ có độ chính xác và độ chính xác theo phép đo cao nhưng độ chệch tối thiểu.

Xem thêm: Statement Balance Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Kỹ thuật tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của hệ thống giám sát là phân tích Bland-Altman.

Một nghiên cứu phân tích phép đo SpO2 và nhịp tim được thực hiện trên đồng hồ Garmin Fenix 5X Plus, so sánh chúng với các phép đo được thực hiện trên máy đo SpO2 tiêu chuẩn của y tế, trong điều kiện những người tham gia nghiên cứu ở tình trạng thiếu Oxy máu và ở trạng thái nghỉ ngơi.

*

Tuy nhiên các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo rằng không nên quá tin tưởng vì hầu hết các máy đo SpO2 trong y tế đều có ưu thế hơn đồng hồ thông minh, nhưng chúng cũng có những sai sót như bất kỳ thiết bị điện tử nào khác. Nó cũng liên quan nhiều đến cách bạn đặt ngón tay. “Các máy đo oxy cần được đặt đúng cách. Nếu dòng chảy ở ngón tay được đặt không tốt, bạn sẽ có kết quả đọc không chính xác. Trong trường hợp, độ bão hòa dưới 70%, chúng sẽ hiển thị kết quả sai lệch ”.

*

Nói về đồng hồ thông minh, Tiến sĩ Aggarwal (Chuyên gia tư vấn cấp cao, Phẫu thuật tim, Bệnh viện Max, Saket) nói rằng đồng hồ thông minh không đủ chính xác để được sử dụng như một thiết bị đo lường các dấu hiệu quan trọng, chúng tốt cho người tiêu dùng nhưng không nên được sử dụng cho mục đích lâm sàng.

Lời khuyên đưa ra khi theo dõi SpO2 trên đồng hồ thông minh:

SpO2 ≥ 97% có thể là ở mức bình thườngSpO2 ≤ 95% cho thấy một dấu hiệu hơi bất thường vì sai số của Garmin là ±3.3% (tùy mỗi thương hiệu và loại cảm biến thương hiệu đó sử dụng sẽ có sai số khác nhau). Nên gọi điện hoặc thăm khám cơ sở y tế gần nhất hoặc đo lường lại bằng máy SpO2 y tế nếu có.

Xem thêm:

Những đồng hồ nào hỗ trợ đo SpO2?

Và còn rất nhiều mẫu đồng hồ khác, quý độc giả có thể tham khảo đường link bên dưới

ĐỒNG HỒ THÔNG MINH GIÁ TỐT!!!

Tạm kết

Nếu không có trong tay thiết bị y tế để theo dõi các dấu hiệu sinh tồn thì một chiếc đồng hồ thông minh để theo dõi SpO2 và nhịp tim không phải là một lựa chọn tối ưu nhưng là một lựa chọn phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hiện hành.

Tuy nhiên không nên quá tin tưởng vào các chỉ số trên đồng hồ thông minh vì tỉ lệ nhiễu cao. Trước hết phải luôn tuân thủ “5K” và gọi điện hotline của các trung tâm y tế gần nhất nếu có triệu chứng của nhiễm virus SARS CoV-2. Chúc mọi người chống dịch an toàn và giữ gìn sức khỏe trong mùa dịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *