Tag Archives: somatostatinChất cận tiết và do thần kinh tết ra ở thành dạ dày – ruột và bàn luận về SHPTTB
A. Các chất cận tiết:
Cùng với các hormone ở dạ dày-ruột (đã được tóm tắt trong bài viết trước), những chất cận tiết được tổng hợp trong những tế bào nội tiết của đường tiêu hóa. Tuy nhiên chúng không đi vào hệ tuần hoàn mà tác động tại chỗ, đến các tế bào đích lân cận của chúng bằng cách khuếch tán qua những đoạn đường ngắn trong dịch kẽ. Hoặc đôi khi chúng có thể được chuyên chở qua những đoạn đường ngắn trong mao mạch. Từ đó, đối với một chất có chức năng cận tiết, vị trí tác động của nó chỉ được cách vị trí bài tiết một khoảng cách ngắn. Điển hình của chất cận tiết là Somatostatin và Histamine.
Đang xem: Somatostatin là gì, hormones tuyến yên somatostatin
1. Somatostatin:
– Là 1 peptide– Được tiết ra từ các tế bào D của niêm mạc đường tiêu hóa– Được kích hoạt bởi sự giảm pH trong lòng ống tiêu hóa– Sự bài tiết somatostatin bị ức chế bởi sự kích thích dây X– Tác động:+ Ức chế sự phóng thích của tất cả hormone đường tiêu hóa+ Ức chế sự bài tiết H+ của dịch vị bằng cách:(1) trực tiếp ức chế sự bài tiết H+ thông qua protein Gi(2) ức chế tế bào G ở hang vị bài tiết Gastrin(3) ức chế tế bào ECL (enterochromaffin-like cell) tiết ra histamine
Hình: Những tác nhân kích thích và ức chế sự bài tiết H+ từ tế bào thành của dạ dày (ACh: acetylcholine, M: muscarinic, CCK: cholecystokinin, ECL: enterochromaffin-like, cAMP: cyclic adenosine monophosphate, IP3: inositol 1,4,5-triphosphate)
– Ngoài những chức năng cận tiết trên trong đường tiêu hóa, somatostatin còn được tiết ra từ vùng hạ đồi và từ các tế bào delta (delta cell) của tuyến tụy nội tiết.
2. Histamine:
– Không phải là peptide
– Được tiết ra từ các tế bào dạng nội tiết (tế bào ECL) của niêm mạc đường tiêu hóa, chủ yếu là trong vùng bài tiết H+ của dạ dày.
– Được kích hoạt khi có sự kích thích dây X của hệ phó giao cảm và khi có sự bài tiết gastrin. Sự gắn của acetylcholine lên thụ thể M3, của gastrin lên thụ thể CCKB cũng làm tăng khả năng gắn của histamine lên thụ thể H2.
– Tác động: cùng với gastrin và acetylcholine, histamine kích thích sự bài tiết H+ từ các tế bào thành của dạ dày.
Xem thêm: 18 Món Tóc Tiên Là Gì – Câu Trả Đúng Nhất Đừng Tìm Đâu Nữa!
B. Các chất tiết thần kinh:
Các chất tiết thần kinh là những peptide được tổng hợp trong thân các tế bào thần kinh của đường tiêu hóa. Một điện thế động trong tế bào thần kinh gây ra sự phóng thích các chất tiết thần kinh. Các chất tiết thần kinh khuếch tán qua synapse và tương tác với thụ thể trên tế bào sau synapse.
Những chất tiết thần kinh của đường tiêu hóa bao gồm: Acetylcholine (ACh), norepinephrine (NE), vasoactive intestinal peptide (VIP), gastrin-releasing peptide (GRP) hay còn gọi là bombesin, enkephalins, neuropeptide Y, vàchất P.
1. Acetylcholine (ACh):
– Nguồn gốc: Từ tế bào thần kinh của hệ phó giao cảm
– Tác động:
+ Co thắt cơ trơn của thành ống tiêu hóa
+ Giãn các cơ thắt (sphincter)
+ Tăng tiết nước bọt, dịch vị và dịch tụy
2. Norephinephrine (NE):
– Nguồn gốc: Từ tế bào thần kinh của hệ giao cảm
– Tác động:
+ Giãn cơ trơn của thành ống tiêu hóa
+ Co các cơ thắt
+ Tăng bài tiết nước bọt
3.Vasoactive intestinal peptide (VIP):
– Nguồn gốc: Từ tế bào thần kinh của niêm mạc và cơ trơn
– Tác động:
+ Giãn cơ trơn
+ Tăng bài tiết dịch ruột và dịch tụy
4.Gastrin-releasing peptide (GRP) hoặc Bombesin:
– Nguồn gốc: Từ tế bào thần kinh của niêm mạc dạ dày
– Tác động: Tăng bài tiết Gastrin
5.Enkephalins:
– Nguồn gốc: Từ tế bào thần kinh của niêm mạc và cơ trơn
– Tác động:
+ Co thắt cơ trơn
+ Giảm bài tiết dịch ruột
6.Neuropeptide Y:
– Nguồn gốc : Từ tế bào thần kinh của niêm mạc và cơ trơn
– Tác động :
+ Giãn cơ trơn
+ Giảm bài tiết dịch ruột
7.Chất P :
– Nguồn gốc : được tiết ra cùng với ACh
– Tác động :
+ Co thắt cơ trơn
+ Tăng bài tiết nước bọt
C. Tổng kết :
Hình: Phân loại những peptide đường tiêu hóa theo hormone, paracrine và neurocrine (R : receptor/thụ thể, GI: gastrointestinal tract)THAM KHẢO: Linda Costanzo, BRS Physiology 5th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, USA 2011, trang 194,195.Linda Costanzo, Physiology 4th Edition, Saunders, Inc., USA 2010, trang 330,331, 335.Linda Costanzo, BRS Physiology Cases and Problems 4th edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, USA 2012 trang 255
Bài viết của DrDream
Đọc toàn bộ bài viết và bàn luận tại đây.
Xem thêm: Căn Hộ Studio Là Gì ? Ưu, Nhược Điểm & Pháp Lý Căn Hộ Studio
This entry was posted in Cơ sở lâm sàng, Đại phân tử sinh học, Lộ trình tín hiệu, Mô học, Sinh học cấu trúc, Thảo luận chung and tagged Ach, chất cận tiết, dạ dày, gastrin, GRP, histamine, hot, kênh K+-H+-ATPase, lộ trình tín hiệu, neurocrine, paracrine, prostaglandins, ruột, somatostatin, thụ thể GPCR, thụ thể Gq on April 26, 2013 by admin.