Trang chủ VBPL » Kiểm toán » Chuẩn mực khác » VSRE 2410 – Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện

VSRE 2410 – Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện

CHUẨN MỰC VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤSOÁT XÉT

Chuẩn mực số 2410: Soát xét thông tin tài chính

giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện

(Ban hành kèm theo Thông tư số 65/2015/TT-BTC

 ngày 08tháng 05 năm 2015 của Bộ Tài chính)

I/ QUY ĐỊNHCHUNG

01. Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn về trách nhiệm của kiểm toán viên vàdoanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là“kiểm toán viên”) khi thực hiện hợp đồng soát xét thông tin tài chính giữaniên độ cho khách hàng kiểm toán, và hướng dẫn về hình thức và nội dung của báocáo.

Trong Chuẩn mực này, thuật ngữ “kiểm toán viên” được hiểu là những ngườithực hiện cuộc soát xét, bao gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợpđồng dịch vụ, kiểm toán viên hành nghề và các thành viên khác trong nhóm thựchiện hợp đồng dịch vụ và trong hầu hết các trường hợp, bao gồm cả doanh nghiệpkiểm toán. Khi Chuẩn mực này nhấn mạnh về yêu cầu hoặc trách nhiệm của thànhviên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ hoặc trách nhiệm củadoanh nghiêp kiểm toán thì thuật ngữ “thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thểhợp đồng dịch vụ” hoặc thuật ngữ “doanh nghiệp kiểm toán” phải được sử dụngthay cho thuật ngữ “kiểm toán viên”. Thuật ngữ “thành viên Ban Giám đốc phụtrách tổng thể hợp đồng dịch vụ” và “doanh nghiệp kiểm toán” được sử dụng tươngđương trong lĩnh vực công khi thích hợp.

Đang xem: Soát xét là gì, soát xét nghĩa là gì

02. Thông tin tài chính giữa niên độ là thông tin tài chính được lập và trìnhbày theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, bao gồmmột bộ báo cáo tài chính đầy đủ hoặc một bộ báo cáo tài chính tóm lược cho mộtgiai đoạn ngắn hơn năm tài chính của đơn vị.

03. Kiểm toán viên đượcchỉ định thực hiện việc soát xét thông tin tài chính giữa niên độ phải thực hiệnviệc soát xét theo Chuẩn mực này. Thông qua công việc kiểm toán báo cáo tài chính năm,kiểm toán viên đã có sự hiểu biết về đơn vị và môi trường của đơn vị, bao gồmkiểm soát nội bộ. Khi kiểm toán viên được chỉ định thực hiện công việc soát xétthông tin tài chính giữa niên độ, sự hiểu biết này được cập nhật thông qua cáccuộc phỏng vấn trong quá trình soát xét và hỗ trợ kiểm toán viên trong việc xácđịnh trọng tâm nội dung phỏng vấn sẽ thực hiện cũng như các thủ tục phân tíchvà các thủ tục soát xét khác sẽ được áp dụng. Trong Chuẩn mực này, kiểm toán viên độc lập thực hiện kiểm toán báo cáotài chính của đơn vị còn được gọi là kiểm toán viên của đơn vị.

Một kiểm toán viên hành nghề không phải là kiểm toánviên của đơn vị mà được chỉ định thực hiện việc soát xét thông tin tài chính giữaniên độ sẽ thực hiện công việc soát xét theo Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịchvụ soát xét số 2400 – Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính quá khứ. Vì kiểm toánviên hành nghề đó thường không có cùng sự hiểu biết về đơn vị và môi trường củađơn vị, bao gồm kiểm soát nội bộ như kiểm toán viên của đơn vị, nên cần phải thựchiện các cuộc phỏng vấn và thủ tục khác để hoàn thành mục tiêu soát xét.

3a.Các quy định tại Chuẩn mực này có nội dung liên quan tới việc soát xétthông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên của đơn vị thực hiện. Tuynhiên, Chuẩn mực này cũng được áp dụng phù hợp trong các trường hợp cụ thể khikiểm toán viên của đơn vị thực hiện hợp đồng soát xét thông tin tài chính quákhứ của một khách hàng kiểm toán không phải là thông tin tài chính giữa niên độ.

3b.Kiểm toánviên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩnmực này trong việc thỏa thuận và thực hiện hợp đồng soát xét thông tin tàichính giữa niên độ.

Đơn vị được soát xét (khách hàng), các đơn vị, cá nhân liênquan và các bên sử dụng kết quả soát xét phải có những hiểu biết cầnthiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này để phối hợp công việcvà xử lý các mối quan hệ liên quan đến quá trình thỏa thuận và thực hiện hợp đồngsoát xét thông tin tài chính giữa niên độ và sử dụng đúng đắn kết quả.

3c. Khi thực hiện Chuẩn mực này cần tham khảo Chuẩnmực kiểm soát chất lượng số 1, các chuẩnmực kiểm toán Việt Nam, các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét, hợpđồng dịch vụ đảm bảo và dịch vụ liên quan, trong đó có quy định về việcáp dụng và phạm vi của các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét(VSRE).

II/ NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Nguyên tắc chung của mộtcuộc soát xét thông tin tài chính giữa niên độ

04. Kiểm toán viên phảituân thủ chuẩn mực và các quy định vềđạo đức nghề nghiệp có liên quan đến hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính nămcủa đơn vị. Chuẩnmực và các quy định về đạo đứcnghề nghiệp này điều chỉnh trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên về các mặtsau: tính chính trực, tính khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng,tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp.

05. Kiểm toán viên phảithực hiện các thủ tục kiểm soát chất lượng cho từng hợp đồng soát xét. Các yếu tố của hoạt động kiểmsoát chất lượng liên quan đến mỗi hợp đồng soát xét bao gồm trách nhiệm của BanGiám đốc về chất lượng của hợp đồng soát xét, chuẩn mực và các quy định về đạo đứcnghề nghiệp có liên quan, việc chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và các hợpđồng soát xét cụ thể, phân công công việc cho nhóm thực hiện hợp đồng soát xét,thực hiện hợp đồng soát xét và giám sát.

06. Kiểmtoán viên phải lập kế hoạch và thực hiện công việc soát xét với thái độ hoàinghi nghề nghiệp rằng có thể tồn tại các tình huống dẫn đến việc phải thực hiệncác điều chỉnh trọng yếu để có thể lập được các thông tin tài chính giữa niên độphù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng trêncác khía cạnh trọng yếu. Thái độ hoài nghi nghề nghiệp có nghĩa là kiểmtoán viên thực hiện đánh giá, phân tích với thái độ hoài nghi về tính xác thựccủa bằng chứng thu được và luôn cảnh giác với các bằng chứng có mâu thuẫn hoặcđặt ra nghi vấn về độ tin cậy của các tài liệu hoặc giải trình của Ban Giám đốcđơn vị.

Mục đích của công việcsoát xét thông tin tài chính giữa niên độ

07. Mục đích của công việc soát xét thông tin tài chínhgiữa niên độ là giúp cho kiểm toán viên đưa ra kết luận, căn cứ trên kết quả củacông việc soát xét, xem kiểm toán viên có nhận thấy vấn đề gì khiến kiểm toánviên cho rằng thông tin tài chính giữa niên độ không được lập và trình bày,trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáotài chính được áp dụng. Kiểm toán viên tiến hành các cuộc phỏng vấn, đồng thờithực hiện các thủ tục phân tích và các thủ tục soát xét khác để làm giảm đến mộtmức độ có giới hạn về rủi ro đưa ra kết luận không thích hợp khi thông tin tàichính giữa niên độ còn chứa đựng sai sót trọng yếu.

08. Mục đích của một cuộc soát xét thông tin tài chính giữa niên độ có sựkhác biệt đáng kể so với một cuộc kiểm toán được thực hiện theo các chuẩn mựckiểm toán Việt Nam (VSA). Công việc soát xét thông tin tài chính giữa niên độkhông cung cấp căn cứ để đưa ra ý kiến xem liệu thông tin tài chính có phản ánhtrung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lậpvà trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.

09. Khác với một cuộc kiểm toán, một cuộc soát xét không được thiết kế nhằm đạtđược sự đảm bảo hợp lý rằng thông tin tài chính giữa niên độ không còn sai sóttrọng yếu. Một cuộc soát xét bao gồm thực hiện các cuộc phỏng vấn, chủ yếu làphỏng vấn những người chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính kế toán, và áp dụngthủ tục phân tích và các thủ tục soát xét khác. Một cuộc soát xét có thể chophép kiểm toán viên biết được các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến thông tin tàichính giữa niên độ, nhưng không cung cấp toàn bộ bằng chứng như yêu cầu đối vớimột cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.

Thỏa thuận về các điềukhoản của hợp đồng soát xét

10. Doanh nghiệp kiểmtoán và khách hàng phải thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng soát xét.

11. Các điều khoản của hợp đồng soát xét đã thỏa thuận thường được ghi rõtrong một hợp đồng soát xét (hoặc Thư thỏa thuận soát xét). Hợp đồng giúp tránhnhững hiểu nhầm về nội dung của dịch vụ, cụ thể là về mục đích, phạm vi soátxét, trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị, trách nhiệm của kiểm toán viên vàdoanh nghiệp kiểm toán, mức độ đảm bảo đạt được cũng như nội dung và hình thứccủa báo cáo đưa ra. Hợp đồng soát xét này phải bao gồm các nội dung:

(1)Mục đích của công việc soát xét thông tin tài chính giữa niên độ;

(2)Phạm vi soát xét;

(3)Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị đối với thông tin tài chính giữa niênđộ;

(4)Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị trong việc thiết lập và duy trì kiểmsoát nội bộ hiệu quả liên quan đến việc lập và trình bày các thông tin tàichính giữa niên độ;

(6)Chấp thuận của Ban Giám đốc đơn vị trong việc cung cấp các giải trình bằngvăn bản cho kiểm toán viên để xác nhận chính thức các giải trình bằng lời trongquá trình soát xét, cũng như các giải trình ngầm định trong tài liệu và thôngtin của đơn vị đã cung cấp cho kiểm toán viên;

(7)Nội dung và hình thức dự kiến của báo cáo sẽ được phát hành, bao gồm cả đốitượng nhận báo cáo;

(8)Chấp thuận của Ban Giám đốc đơn vị rằng, trường hợp có bất kỳ tài liệunào có chứa đựng thông tin tài chính giữa niên độ và thể hiện rằng thông tintài chính giữa niên độ đó đã được kiểm toán viên của đơn vị soát xét thì tài liệuđó phải đính kèm báo cáo soát xét;

(9) Hợp đồng dịch vụ soát xét thông tin tàichính giữa niên độ không nhằm cung cấp sự đảm bảo rằng kiểm toán viên và doanhnghiệp kiểm toán (bên cung cấp dịch vụ/Bên B) sẽ có thể nhận biết được toàn bộcác vấn đề trọng yếu chỉ có thể xác định được bằng một cuộc kiểm toán. Ngoàira, công việc soát xét của Bên B không thể được xem là căn cứ nhằm phát hiệncác gian lận, nhầm lẫn hay các hành vi vi phạm pháp luật.

Mẫuhợp đồng soát xét (Thư thỏa thuận soát xét) hướng dẫn tại Phụ lục 01 Chuẩn mựcnày. Các điều khoản của hợp đồng soát xét thông tin tài chính giữa niên độ cũngcó thể được kết hợp với các điều khoản của hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chínhnăm.

Thủ tục soát xét thôngtin tài chính giữa niên độ

Hiểu biết về đơn vị vàmôi trường của đơn vị, bao gồm kiểm soát nội bộ

12. Kiểm toán viên phảitìm hiểu đầy đủ về đơn vị và môi trường của đơn vị, bao gồm kiểm soát nội bộliên quan đến việc lập và trình bày thông tin tài chính năm và thông tin tàichính giữa niên độ để lập kế hoạch và thực hiện hợp đồng soát xét nhằm:

a)Xác định các dạngsai sót trọng yếu có thể xảy ra và xem xét khả năng xảy ra các sai sót đó;

b)Lựa chọn các thủ tục phỏng vấn, phân tích và thủ tục soát xét khác để bảođảm cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở để báo cáo xem liệu kiểm toán viên có nhậnthấy vấn đề gì khiến kiểm toán viên cho rằng thông tin tài chính giữa niên độkhông được lập và trình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổvề lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.

13. Theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 – Xác định và đánhgiá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán vàmôi trường của đơn vị, kiểm toán viên đã kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vịtrong một hay nhiều kỳ kế toán năm sẽ có sự hiểu biết về đơn vị và môi trường củađơn vị, bao gồm kiểm soát nội bộ liên quan đến việc lập và trình bày thông tintài chính năm, với mức hiểu biết đủ để thực hiện công việc kiểm toán. Khi lập kếhoạch soát xét thông tin tài chính giữa niên độ, kiểm toán viên cần cập nhật nhữnghiểu biết này. Kiểm toán viên cũng phải có hiểu biết đầy đủ về kiểm soát nội bộliên quan đến việc lập và trình bày thông tin tài chính giữa niên độ vì kiểmsoát nội bộ này có thể khác với kiểm soát nội bộ liên quan đến báo cáo tàichính năm.

14. Kiểm toán viên sử dụng sự hiểu biết về đơn vị và môi trường của đơn vị,bao gồm kiểm soát nội bộ, để xác định các nội dung phỏng vấn sẽ thực hiện, cácthủ tục phân tích và thủ tục soát xét khác sẽ áp dụng, cũng như xác định các sựkiện, giao dịch hoặc cơ sở dẫn liệu cụ thể mà nội dung phỏng vấn cần quan tâmhoặc các thủ tục phân tích, thủ tục soát xét có thể được áp dụng.

15. Các thủ tục do kiểm toán viên thực hiện để cập nhật hiểu biết về đơn vịvà môi trường của đơn vị, bao gồm kiểm soát nội bộ, thường bao gồm:

(1)Xem xét các tài liệu cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán năm trước vàcác cuộc soát xét giữa niên độ của năm hiện tại đã thực hiện trước đó và giữaniên độ tương ứng của năm trước, để từ đó kiểm toán viên có thể xác định đượccác vấn đề có thể ảnh hưởng đến thông tin tài chính giữa niên độ của kỳ hiện tại;

(2)Xem xét các rủi ro đáng kể, bao gồm rủi ro do Ban Giám đốc đơn vị khốngchế kiểm soát, đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính năm trước;

(3)Xem xét các thông tin tài chính năm trước và các thông tin tài chính giữaniên độ tương ứng của năm trước;

(4)Xem xét tính trọng yếu trên cơ sở khuôn khổ về lập và trình bày báo cáotài chính được áp dụng liên quan đến thông tin tài chính giữa niên độ để hỗ trợviệc xác định nội dung và phạm vi của các thủ tục sẽ thực hiện, cũng như đánhgiá ảnh hưởng của các sai sót;

(5)Xem xét bản chất của các sai sót trọng yếu đã điều chỉnh và các sai sótkhông trọng yếu đã phát hiện được nhưng không điều chỉnh trong báo cáo tàichính của năm trước;

(6)Xem xét các vấn đề trọng yếu về kế toán và báo cáo tài chính trong nămtrước hoặc các kỳ kế toán giữa niên độ trước mà có thể tiếp tục là vấn đề trọngyếu trong kỳ này, như các khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ;

(7)Xem xét kết quả của các thủ tục kiểm toán đã thực hiện cho mục đích kiểmtoán báo cáo tài chính năm hiện tại (nếu có);

(8)Xem xét kết quả kiểm toán nội bộ và các công việc do Ban Giám đốc đơn vịđã thực hiện sau kiểm toán nội bộ;

(9)Phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị về kết quả đánh giá của Ban Giám đốc đối vớirủi ro thông tin tài chính giữa niên độ có thể có sai sót trọng yếu do gian lận;

(10) Phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị về ảnhhưởng của các thay đổi trong hoạt động kinh doanh của đơn vị;

(11)Phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị về các thay đổi đáng kể trong kiểm soát nộibộ và ảnh hưởng (nếu có) của các thay đổi đó đối với việc lập và trình bàythông tin tài chính giữa niên độ;

(12) Phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị vềquy trình lập và trình bày thông tin tài chính giữa niên độ và độ tin cậy của sổ,tài liệu kế toán được sử dụng để lập và trình bày thông tin tài chính giữa niênđộ.

16. Kiểm toán viên cần xác định nội dung của các thủ tục soát xét (nếu có) sẽđược thực hiện đối với các đơn vị thành viên và thông báo cho các kiểm toánviên khác tham gia vào cuộc soát xét. Các yếu tố sẽ được xem xét bao gồm mức trọngyếu và rủi ro có sai sót của thông tin tài chính giữa niên độ của các đơn vịthành viên và sự hiểu biết của kiểm toán viên về mức độ kiểm soát tập trung hayphân tán của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày các thôngtin tài chính đó.

17. Để lập kế hoạch vàthực hiện một cuộc soát xét thông tin tài chính giữa niên độ, kiểm toán viên mớiđược chỉ định và chưa thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm theo chuẩn mựckiểm toán Việt Nam phải tìm hiểu về đơn vị và môi trường của đơn vị, bao gồm kiểmsoát nội bộ liên quan đến việc lập và trình bày cả thông tin tài chính năm vàthông tin tài chính giữa niên độ.

18. Sự hiểu biết này giúp cho kiểm toán viên xác định trọngtâm các nội dung phỏng vấn sẽ thực hiện, các thủ tục phân tích và thủ tục soátxét khác sẽ áp dụng khi thực hiện soát xét thông tin tài chính giữa niên độtheo Chuẩn mực này. Trong quá trình tìm hiểu đó, kiểm toán viên thường phải tiếnhành phỏng vấn kiểm toán viên tiền nhiệm và xem xét các tài liệu cần thiết liênquan đến cuộc kiểm toán năm trước và các cuộc soát xét giữa niên độ của năm hiệntại đã thực hiện trước đó do kiểm toán viên tiền nhiệm tiến hành. Khi thực hiệncác công việc này, kiểm toán viên cần xem xét bản chất của các sai sót đã điềuchỉnh, và các sai sót không điều chỉnh mà kiểm toán viên tiền nhiệm đã tổng hợp,các rủi ro đáng kể, bao gồm rủi ro Ban Giám đốc đơn vị khống chế kiểm soát, vàcác vấn đề trọng yếu về kế toán và báo cáo tài chính có thể tiếp tục là vấn đềtrọng yếu, như các khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ.

Thủ tục phỏng vấn, thủ tụcphân tích và các thủ tục soát xét khác

19. Kiểm toán viên phảithực hiện các cuộc phỏng vấn, chủ yếu là phỏng vấn những người chịu trách nhiệmvề các vấn đề tài chính kế toán, và thực hiện thủ tục phân tích và các thủ tụcsoát xét khác để giúp cho kiểm toán viên đưa ra kết luận, căn cứ trên các thủ tụcđã thực hiện, xem kiểm toán viên có nhận thấy vấn đề gì khiến kiểm toán viêncho rằng thông tin tài chính giữa niên độ không được lập và trình bày, trên cáckhía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tàichính được áp dụng.

20. Thông thường, công việc soát xét không đòi hỏi phải thực hiện các thủ tụckiểm tra, quan sát hoặc xác nhận đối với sổ, tài liệu kế toán. Thủ tục để thựchiện một cuộc soát xét thông tin tài chính giữa niên độ thường được giới hạn ởviệc phỏng vấn, chủ yếu là phỏng vấn những người chịu trách nhiệm về các vấn đềtài chính kế toán, và áp dụng thủ tục phân tích và các thủ tục soát xét khác,mà không bao gồm thủ tục chứng thực các thông tin về các vấn đề kế toán trọng yếuliên quan đến thông tin tài chính giữa niên độ. Sự hiểu biết của kiểm toán viênvề đơn vị và môi trường của đơn vị, bao gồm kiểm soát nội bộ, các kết quả đánhgiá rủi ro liên quan đến cuộc kiểm toán trước và xét đoán của kiểm toán viên vềmức trọng yếu liên quan đến thông tin tài chính giữa niên độ sẽ ảnh hưởng đến nộidung và phạm vi các cuộc phỏng vấn, các thủ tục phân tích và các thủ tục soátxét khác sẽ thực hiện.

21. Kiểm toán viên thường thực hiện các thủ tục sau:

(1)Xem xét biên bản các cuộc họp cổ đông, họp Ban quảntrị, Ban Giám đốc đơn vị và các ban liên quan khác để xác định các vấn đề có thểảnh hưởng đến thông tin tài chính giữa niên độ, và phỏng vấn về các vấn đề đãđược xử lý tại các cuộc họp không có biên bản có thể ảnh hưởng đến thông tintài chính giữa niên độ;

(2) Xem xét ảnhhưởng (nếu có) của các vấn đề làm phát sinh ý kiến không phải là ý kiến chấp nhậntoàn phần trong báo cáo kiểm toán hoặc kết luận không phải là kết luận chấp nhậntoàn phần trong báo cáo soát xét, các điều chỉnh kế toán hoặc các sai sót chưađiều chỉnh trong các cuộc kiểm toán hoặc các cuộc soát xét trước;

(3)Trao đổi, nếu cần, với các kiểm toán viên khác đang thực hiện công việcsoát xét thông tin tài chính giữa niên độ của các đơn vị thành viên quan trọng;

(4)Phỏng vấn các thành viên Ban Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm về tàichính, kế toán, và các đối tượng liên quan khác về nội dung sau:

(i)Thông tin tài chính giữa niên độ có được lập và trình bày phù hợp vớikhuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không;

(ii) Có thay đổi nào về chính sách kếtoán hoặc thay đổi về việc áp dụng chính sách đó hay không;

(iii) Có giao dịch mới nào đòi hỏi phảiáp dụng một chính sách kế toán mới hay không;

(iv) Thông tin tài chính giữa niên độcó chứa đựng sai sót đã phát hiện nhưng chưa được điều chỉnh hay không;

(v)Các tình huống bất thường hoặc phức tạp có thể đã ảnh hưởng đến thông tintài chính giữa niên độ, như hợp nhất kinh doanh hay thanh lý một bộ phận kinhdoanh;

(vi) Các giả định quan trọng liên quanđến việc đo lường hoặc thuyết minh giá trị hợp lý và ý định cũng như khả năng củaBan Giám đốc đơn vị trong việc thực hiện các hành động cụ thể thay mặt cho đơnvị liên quan đến việc đo lường hoặc thuyếtminh giá trị hợp lý đó;

(vii) Các giao dịch với bên liên quanđã được hạch toán và thuyết minh phù hợp trong thông tin tài chính giữa niên độhay chưa;

(viii)Các thay đổi đáng kể trong cáccam kết và nghĩa vụ hợp đồng;

(ix) Các thay đổi đáng kể trong nợ tiềmtàng bao gồm các vụ kiện tụng hoặc khiếu nại;

(x)Tình hình tuân thủ các thỏa thuận nợ;

(xi) Các vấn đề gây nghi vấn trong quátrình thực hiện các thủ tục soát xét;

(xii) Các giao dịch quan trọng phátsinh trong những ngày liền kề trước hoặc sau ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niênđộ;

(xiii)Thông tin về bất kỳ gian lận haynghi ngờ gian lận nào ảnh hưởng đến đơn vị có liên quan đến:

a.Ban Giám đốc đơn vị;

b.Các nhân viên có vai trò quan trọng trong kiểmsoát nội bộ; hoặc

c.Các đối tượng khác có thể có gian lận ảnh hưởngtrọng yếu đến thông tin tài chính giữa niên độ.

(xiv) Thông tin vềcác cáo buộc gian lận hay nghi ngờ gian lận, ảnh hưởng đến thông tin tài chínhgiữa niên độ của đơn vị do các nhân viên, cựu nhân viên, chuyên gia phân tích,cơ quan quản lý hoặc các đối tượng khác cung cấp;

(xv) Thông tin về các vụ vi phạm phápluật và các quy định đã xảy ra hoặc có thể xảy ra có thể ảnh hưởng trọng yếu đếnthông tin tài chính giữa niên độ.

(5)Thực hiện thủ tục phân tích đối với thông tin tài chính giữa niên độ nhằmxác định các quan hệ và các khoản mục riêng lẻ có dấu hiệu bất thường và có thểphản ánh sai sót trọng yếu trong thông tin tài chính giữa niên độ. Thủ tục phântích có thể bao gồm phân tích tỷ lệ và phân tích dựa trên kỹ thuật thống kê nhưphân tích xu hướng hoặc phân tích hồi quy, có thể được thực hiện bằng phươngpháp thủ công hoặc các kỹ thuật được máy tính trợ giúp. Phụ lục 02 Chuẩn mực nàyhướng dẫn các ví dụ về các thủ tục phân tích mà kiểm toán viên có thể xem xétkhi thực hiện soát xét thông tin tài chính giữa niên độ;

(6)Xem xét thông tin tài chính giữa niên độ, xem liệu có vấn đề gì khiến kiểmtoán viên cho rằng thông tin tài chính giữa niên độ không được lập và trìnhbày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bàybáo cáo tài chính được áp dụng hay không. 

22. Kiểm toán viên có thể thực hiện nhiều thủ tục soátxét trước hoặc cùng thời gian đơn vị lập thông tin tài chính giữa niên độ. Ví dụ,kiểm toán viên có thể cập nhật hiểu biết về đơn vị và môi trường của đơn vị,bao gồm kiểm soát nội bộ, và xem xét các biên bản liên quan trước khi kết thúckỳ kế toán giữa niên độ. Việc thực hiện một số thủ tục soát xét trước khi kếtthúc kỳ kế toán giữa niên độ cho phép phát hiện và xem xét sớm các vấn đề trọngyếu về kế toán ảnh hưởng đến thông tin tài chính giữa niên độ.

23. Vì kiểm toán viên thực hiện việc soát xét thông tin tài chính giữa niên độcũng được chỉ định thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm của đơn vị nên đểthuận tiện và hiệu quả, kiểm toán viên có thể quyết định thực hiện một số thủ tụckiểm toán đồng thời với thủ tục soát xét thông tin tài chính giữa niên độ. Ví dụ,các thông tin thu thập được từ việc xem xét các biên bản họp Ban Giám đốc đơn vịliên quan đến việc soát xét thông tin tài chính giữa niên độ cũng có thể được sửdụng cho cuộc kiểm toán năm. Tại thời điểm thực hiện soát xét thông tin tàichính giữa niên độ, kiểm toán viên cũng có thể quyết định thực hiện các thủ tụckiểm toán để phục vụ mục đích kiểm toán báo cáo tài chính năm, ví dụ thực hiệncác thủ tục kiểm toán đối với các giao dịch quan trọng hoặc giao dịch bất thườngphát sinh trong kỳ, như hợp nhất kinh doanh, tái cơ cấu hoặc các giao dịch quantrọng liên quan đến doanh thu.

24. Một cuộc soát xét thông tin tài chính giữa niên độ thường không đòi hỏiphải chứng thực các phỏng vấn tìm hiểu thông tin về các vụ kiện tụng và khiếu nại.Do đó, thông thường không cần thiết phải gửi thư tham vấn đến luật sư của đơn vị.Tuy nhiên, việc liên hệ trực tiếp với luật sư để trao đổi về các vụ kiện tụnghoặc khiếu nại là cần thiết nếu kiểm toán viên nhận thấy có vấn đề nghi vấn vềviệc thông tin tài chính giữa niên độ không được lập và trình bày, trên cáckhía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tàichính được áp dụng, và kiểm toán viên tin rằng luật sư của đơn vị có thể có cácthông tin phù hợp đối với vấn đề đó.

25. Kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng chứng minh thông tin tài chính giữaniên độ là phù hợp hoặc đúng với sổ, tài liệu kế toán liên quan. Kiểm toán viêncó thể thu thập bằng chứng chứng minh thông tin tài chính giữa niên độ phù hợpvà đúng với sổ, tài liệu kế toán liên quan bằng cách kiểm tra đối chiếu thôngtin tài chính giữa niên độ với:

(a)Các sổ kế toán, như sổ Cái, sổ chi tiết hoặc bảng số liệu hợp nhất có thểđối chiếu khớp với sổ kế toán;

(b) Các số liệu liên quan trong sổ, tài liệu khác của đơn vị khi cầnthiết.

26. Kiểm toán viên phảiphỏng vấn để tìm hiểu xem Ban Giám đốc đơn vị đã xác định được tất cả các sự kiệntính đến ngày lập báo cáo soát xét cần phải điều chỉnh hoặc thuyết minh trongthông tin tài chính giữa niên độ hay chưa. Kiểm toán viên không phải thực hiện các thủ tụckhác để xác định các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo soát xét.

27. Kiểm toán viên phải phỏng vấn để tìm hiểu xem BanGiám đốc đơn vị có thay đổi đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của đơn vịhay không. Nếu từ kết quả của việc phỏng vấn này hoặc các thủ tục soát xét kháckiểm toán viên nhận thấy các sự kiện hoặc các điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờđáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, thì kiểm toán viên cần:

(a)Phỏng vấn BanGiám đốc đơn vị về các kế hoạch hành động trong tương lai dựa trên đánh giá củahọ về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, tính khả thi của các kế hoạchnày, và xem Ban Giám đốc đơn vị có tin tưởng rằng kết quả thực hiện các kế hoạchnày sẽ cải thiện tình hình hay không;

(b)Xem xét tính đầyđủ của thuyết minh về các vấn đề nêu trên trong thông tin tài chính giữa niên độ.

28. Các sự kiện hoặc các điều kiện có thể dẫn đến nghingờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị có thể đã tồn tại tạingày lập báo cáo tài chính năm hoặc có thể được phát hiện sau các cuộc phỏng vấnvới Ban Giám đốc đơn vị hoặc trong quá trình thực hiện các thủ tục soát xétkhác. Khi kiểm toán viên phát hiện các sự kiện hoặc các điều kiện đó, kiểm toánviên phải phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị về các kế hoạch hành động trong tươnglai của Ban Giám đốc đơn vị, như các kế hoạch thanh lý tài sản, vay tiền hoặctái cơ cấu nợ, giảm hoặc trì hoãn các khoản chi tiêu, hoặc tăng vốn. Kiểm toánviên cũng phải phỏng vấn về tính khả thi của các kế hoạch của Ban Giám đốc đơnvị và xem Ban Giám đốc đơn vị có tin tưởng rằng kết quả thực hiện các kế hoạchnày sẽ cải thiện tình hình hay không. Tuy nhiên, thông thường kiểm toán viênkhông cần phải chứng thực tính khả thi của các kế hoạch cũng như chứng thực liệukết quả thực hiện các kế hoạch này có cải thiện tình hình hay không.

29. Khi kiểm toán viênnhận thấy một vấn đề để cho kiểm toán viên đặt ra nghi vấn xem có nên thực hiệnmột điều chỉnh trọng yếu để thông tin tài chính giữa niên độ được lập và trìnhbày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bàybáo cáo tài chính được áp dụng, thì kiểm toán viên phải phỏng vấn thêm hoặc thựchiện các thủ tục khác để có thể đưa ra kết luận trong báo cáo soát xét. Ví dụ, nếu các thủ tục soát xétkhiến cho kiểm toán viên đặt ra nghi vấn về việc liệu một giao dịch bán hàngquan trọng đã được ghi nhận có phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báocáo tài chính được áp dụng hay không, thì kiểm toán viên phải thực hiện các thủtục bổ sung đủ để loại bỏ các nghi vấn đó, như trao đổi về các điều khoản củagiao dịch với người phụ trách kinh doanh và kế toán, hoặc xem xét hợp đồng bánhàng.

Đánh giá các sai sót

30. Kiểm toán viên phảiđánh giá xem liệu các sai sót chưa được điều chỉnh, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại,mà kiểm toán viên phát hiện được có trọng yếu đối với thông tin tài chính giữaniên độ hay không.

Xem thêm: Giới Thiệu Về Phần Mềm Dịch Thuật Trados Là Gì, Những Lợi Ích Phần Mềm Dịch Thuật Trados Mang Lại

31. Khác với hợp đồng kiểm toán, hợp đồng soát xét thôngtin tài chính giữa niên độ không được thiết kế nhằm đạt được sự đảm bảo hợp lýrằng thông tin tài chính giữa niên độ không còn sai sót trọng yếu. Tuy nhiên,các sai sót mà kiểm toán viên phát hiện, bao gồm cả việc thuyết minh chưa đầy đủ,phải được đánh giá riêng lẻ và tổng hợp để xác định xem có cần thực hiện một điềuchỉnh trọng yếu đối với thông tin tài chính giữa niên độ để cho thông tin tàichính này được lập và trình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp vớikhuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.

32. Kiểm toán viên phải thực hiện xét đoán chuyên môn khi đánh giá tính trọngyếu của các sai sót chưa được điều chỉnh. Kiểm toán viên phải xem xét các vấn đềnhư bản chất, nguyên nhân và giá trị của sai sót, cho dù là sai sót của năm trướchay của kỳ kế toán giữa niên độ của năm hiện tại và ảnh hưởng tiềm tàng của cácsai sót đó đối với các kỳ kế toán giữa niên độ hay các kỳ kế toán năm trongtương lai.

33. Kiểm toán viên có thể đưa ra một giá trị mà các sai sót dưới mức đó khôngcần tổng hợp lại, vì kiểm toán viên cho rằng tổng cộng giá trị của các sai sótđó không có ảnh hưởng trọng yếu đối với thông tin tài chính giữa niên độ. Khiđó, kiểm toán viên phải xem xét tính trọng yếu trên thực tế cả về định lượng vàđịnh tính vì các sai sót có giá trị tương đối nhỏ cũng vẫn có thể ảnh hưởng trọngyếu đối với thông tin tài chính giữa niên độ.

Giải trình của Ban Giámđốc

34. Kiểm toán viên phảithu thập giải trình bằng văn bản của Ban Giám đốc đơn vị về việc:

(a)Ban Giám đốcđơn vị chịu trách nhiệm về thiết kế và thực hiện kiểm soát nội bộ để ngăn ngừavà phát hiện gian lận và nhầm lẫn;

(b)Thông tin tàichính giữa niên độ được lập và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trìnhbày báo cáo tài chính được áp dụng;

(c)Ban Giám đốcđơn vị tin tưởng rằng ảnh hưởng của các sai sót chưa điều chỉnh do kiểm toánviên tổng hợp lại trong quá trình soát xét là không trọng yếu, khi xét riêng lẻhay tổng hợp lại, đối với tổng thể thông tin tài chính giữa niên độ. Bản tóm tắtcác sai sót chưa được điều chỉnh đó được đưa vào hoặc đính kèm theo bản giảitrình này;

(d)Ban Giám đốcđơn vị đã thông báo với kiểm toán viên tất cả các sự kiện quan trọng liên quanđến gian lận hoặc nghi ngờ gian lận có thể ảnh hưởng đến đơn vị mà Ban Giám đốcđơn vị biết;

(e)Ban Giám đốcđơn vị đã thông báo với kiểm toán viên kết quả đánh giá của Ban Giám đốc đơn vịvề rủi ro thông tin tài chính giữa niên độ có thể có sai sót trọng yếu do gianlận;

(f)Ban Giám đốcđơn vị đã thông báo với kiểm toán viên về tất cả các trường hợp vi phạm pháp luậtvà các quy định có liên quan mà Ban Giám đốc đơn vị biết là đã xảy ra hoặc cóthể xảy ra mà ảnh hưởng của các vi phạm đó cần được xem xét khi lập thông tintài chính giữa niên độ;

(g)Ban Giám đốc đơnvị đã thông báo với kiểm toán viên tất cả các sự kiện quan trọng phát sinh saungày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ cho đến ngày lập báo cáo soát xét có thểcần phải điều chỉnh hoặc thuyết minh trong thông tin tài chính giữa niên độ.

35. Kiểm toán viên cần thu thập thêm các giải trình thích hợp liên quan đếncác vấn đề mang tính đặc thù của ngành nghề hoặc hoạt động kinh doanh của đơn vị.Ví dụ mẫu thư giải trình của Ban Giám đốc đơn vị được trình bày tại Phụ lục 03Chuẩn mực này.

Trách nhiệm của kiểmtoán viên đối với thông tin đính kèm thôngtin tài chính giữa niên độ đã được soát xét

36. Kiểm toán viên phải xem xét các thông tin khác đính kèmthông tin tài chính giữa niên độ để xem xét liệu có thông tin nào trong đó thiếunhất quán một cách trọng yếu với thông tin tài chính giữa niên độ hay không. Nếu phát hiện một điểm thiếu nhấtquán trọng yếu, kiểm toán viên phải xem xét liệu phải sửa đổi thông tin tàichính giữa niên độ hay phải sửa đổi thông tin khác đính kèm. Trường hợp phải sửađổi thông tin tài chính giữa niên độ nhưng Ban Giám đốc đơn vị từ chối thực hiệnviệc sửa đổi đó, thì kiểm toán viên phải xem xét các ảnh hưởng đối với báo cáosoát xét. Trường hợp phải sửa đổi thông tin khác đính kèm nhưng Ban Giám đốcđơn vị từ chối thực hiện việc sửa đổi, thì kiểm toán viên phải cân nhắc việcđưa thêm vào báo cáo soát xét một đoạn mô tả điểm thiếu nhất quán trọng yếu đó,hoặc thực hiện các giải pháp khác, như ngừng phát hành báo cáo soát xét hoặcrút khỏi hợp đồng soát xét. Ví dụ, Ban Giám đốc đơn vị có thể trình bày chỉtiêu lợi nhuận tích cực hơn, nổi bật hơn so với thông tin tài chính giữa niên độmà không giải thích rõ ràng, hoặc sai lệch không giải thích được với thông tintài chính giữa niên độ.

37.Nếu nhận thấy vấn đề khiến kiểm toán viên cho rằng trên thựctế các thông tin khác có chứa đựng sai sót trọng yếu, thì kiểm toán viên phảithảo luận vấn đề đó với Ban Giám đốc đơn vị. Trong khi xem xét các thông tin khác nhằm pháthiện các điểm thiếu nhất quán trọng yếu, kiểm toán viên có thể nhận thấy vấn đềrõ ràng có sai sót trọng yếu (các thông tin không liên quan đến thông tin tàichính giữa niên độ bị phản ánh hoặc trình bày sai). Khi thảo luận vấn đề đó vớiBan Giám đốc đơn vị, kiểm toán viên phải xem xét tính hợp lệ của các thông tinkhác đó và phản hồi của Ban Giám đốc đơn vị đối với các câu hỏi của kiểm toánviên, xem có tồn tại sự khác biệt về xét đoán hoặc ý kiến hay không và xem cónên yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị tham khảo ý kiến tư vấn của bên thứ ba có nănglực phù hợp để xử lý sai sót đó hay không. Nếu cần phải điều chỉnh một sai sóttrọng yếu và Ban Giám đốc đơn vị từ chối thực hiện điều đó, kiểm toán viên phảicân nhắc việc thực hiện các biện pháp khác phù hợp, như thông báo với Ban quảntrị đơn vị và tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật.

Trao đổi thông tin

38. Khi soát xét thông tin tài chính giữa niên độ nếu nhận thấyvấn đề khiến kiểm toán viên cho rằng cần phải điều chỉnh trọng yếu thông tintài chính giữa niên độ để cho thông tin tài chính giữa niên độ này được lập vàtrình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trìnhbày báo cáo tài chính được áp dụng, thì kiểm toán viên phải thông báo vấn đềnày ngay khi có thể với cấp quản lý phù hợp.

39. Theo xét đoán của kiểm toán viên, khi Ban Giám đốc đơn vịkhông có phản hồi thích hợp trong thời gian hợp lý, kiểm toán viên phải thôngbáo bằng lời hoặcvăn bản cho Ban quản trị đơn vị ngay khi có thể. Quyết định của kiểmtoán viên về việc thông báo bằng lời hay bằng văn bản chịu ảnh hưởng bởi các yếutố như bản chất, tính nhạy cảm và tầm quan trọng của vấn đề cần thông báo cũngnhư thời điểm thông báo. Nếu thông tin được thông báo bằng lời, kiểm toán viênphải ghi lại việc thông báo đó.

40. Theo xét đoán của kiểm toán viên, khi Ban quản trị đơn vịkhông có phản hồi thích hợp trong thời gian hợp lý, kiểm toán viên phải xemxét:

(a)Liệu có phảiđưa ra kết luận không phải là kết luận chấp nhận toàn phần hay không; hoặc

(b)Khả năng rút khỏihợp đồng soát xét;

(c)Khả năng rút khỏihợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm.

41.Khi soát xét thôngtin tài chính giữa niên độ, nếu nhận thấy vấn đề khiến kiểm toán viên cho rằngcó gian lận hoặc đơn vị được soát xét có vi phạm pháp luật và các quy định cóliên quan, kiểm toán viên phải thông báo vấn đề này ngay khi có thể với cấp quảnlý phù hợp. Việcxác định cấp quản lý nào là phù hợp phụ thuộc vào khả năng có sự thông đồnghoặc tham gia của thành viên cấp quản lý đối với gian lận. Kiểm toán viên cũngphải xem xét sự cần thiết phải báo cáo các vấn đề đó với Ban quản trị và xemxét ảnh hưởng đối với cuộc soát xét.

42. Kiểm toán viên phảithông báo với Ban quản trị đơn vị các vấn đề mà họ quan tâm phát sinh từ cuộcsoát xét thông tin tài chính giữa niên độ. Nếu sau khi thực hiện soát xét thông tin tài chínhgiữa niên độ, kiểm toán viên biết được các vấn đề mà theo ý kiến của kiểm toánviên là quan trọng và liên quan đến việc Ban quản trị đơn vị giám sát quy trìnhlập, trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải thôngbáo các vấn đề này với Ban quản trị đơn vị.

Báo cáo nội dung, phạm vi và kết quả soát xét thông tin tài chính giữaniên độ

43.Kiểmtoán viên phải phát hành báo cáo soát xét bằng văn bản, gồm:

(a) Số hiệu và tiêu đề thích hợp;

(b) Người nhậnbáo cáo soát xét, tùy theo yêu cầu của hợp đồng soát xét;

(c) Xác địnhthông tin tài chính giữa niên độ đã được soát xét, bao gồm tên của từng báo cáotrong bộ báo cáo tài chính đầy đủ hoặc tóm lược, ngày lập báo cáo và kỳ báo cáoliên quan của thông tin tài chính giữa niên độ;

(d) Nếuthông tin tài chính giữa niên độ bao gồm một bộ báo cáo tài chính đầy đủ cho mụcđích chung được lập và trình bày theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tàichính được thiết kế để đạt được sự trình bày hợp lý, thì báo cáo soát xét phảitrình bày rõ rằng Ban Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm về việc lập và trình bàytrung thực và hợp lý thông tin tài chính giữa niên độ phù hợp với khuôn khổ vềlập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;

(e) Trong cáctrường hợp khác, báo cáo soát xét phải trình bày rõ rằng Ban Giám đốc đơn vị chịutrách nhiệm về việc lập và trình bày thông tin tài chính giữa niên độ phù hợp vớikhuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;

(f) Một đoạntrình bày về việc kiểm toán viên chịu trách nhiệm đưa ra kết luận về thông tintài chính giữa niên độ dựa trên kết quả soát xét;

(g) Một đoạntrình bày về công việc soát xét thông tin tài chính giữa niên độ được thực hiệntheo Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét số 2410 – Soát xét thôngtin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện, vàcông việc soát xét này bao gồm thực hiện phỏng vấn, chủ yếu là phỏng vấn nhữngngười chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính, kế toán, và thực hiện các thủ tụcphân tích và thủ tục soát xét khác;

(h) Một đoạntrình bày về phạm vi của cuộc soát xét sẽ hẹp hơn đáng kể so với phạm vi cuộckiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán ViệtNam nên không thể cho phép kiểm toán viên đạt được sự đảm bảo rằng kiểm toánviên sẽ biết được toàn bộ các vấn đề trọng yếu có thể được phát hiện như trongmột cuộc kiểm toán và do đó kiểm toán viên không đưa ra ý kiến kiểm toán;

(i) Nếu thôngtin tài chính giữa niên độ bao gồm một bộ báo cáo tài chính đầy đủ cho mục đíchchung được lập và trình bày theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tàichính được thiết kế để đạt được sự trình bày hợp lý, thì báo cáo soát xét sẽbao gồm kết luận về việc liệu kiểm toán viên có nhận thấy vấn đề gì khiến kiểmtoán viên cho rằng thông tin tài chính giữa niên độ không phản ánh trung thựcvà hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trìnhbày báo cáo tài chính được áp dụng hay không (nếu khuôn khổ về lập và trình bàybáo cáo tài chính được áp dụng được đề cập đến trong kết luận của kiểm toánviên không phải là các chuẩn mực kế toánViệt Nam, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định có liên quan đếnviệc lập và trình bày báo cáo tài chính của Việt Nam hoặc chuẩn mực lập vàtrình bày báo cáo tài chính quốc tế do Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế banhành hay các chuẩn mực kế toán công quốc tế do Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Công Quốctế ban hành, kết luận của kiểm toán viên phải chỉ rõ nước ban hành ra khuôn khổvề lập và trình bày báo cáo tài chính đó);

(j) Trongcác trường hợp khác, kết luận về việc liệu kiểm toán viên có nhận thấy vấn đềgì khiến kiểm toán viên cho rằng thông tin tài chính giữa niên độ không được lậpvà trình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập vàtrình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không (nếu khuôn khổ về lập vàtrình bày báo cáo tài chính được áp dụng được đề cập đến trong kết luận của kiểmtoán viên không phải là các chuẩn mực kếtoán Việt Nam, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định có liênquan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính của Việt Nam hoặc chuẩn mựclập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế do Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tếban hành hay các chuẩn mực kế toán công quốc tế do Uỷ ban Chuẩn mực Kế toánCông Quốc tế ban hành, kết luận của kiểm toán viên phải chỉ rõ nước ban hành rakhuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính đó);

(k) Ngày lập báocáo;

(l) Tên và địachỉ doanh nghiệp kiểm toán;

(m) Chữ ký, họ và tên kiểm toán viên vàđóng dấu: Thực hiện theo quy định vàhướng dẫn về chữ ký, họ và tên của kiểm toán viên và đóng dấu tại đoạn 86(l) vàA132 của Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét số 2400 – Dịch vụ soátxét báo cáo tài chính quá khứ.

Các mẫu báo cáo soát xétđược hướng dẫn tại Phụ lục 04 Chuẩn mực này.

44.Pháp luật và các quy định có liên quan có thể cho phépdoanh nghiệp kiểm toán sửa đổi ngôn từ ở phần kết luận của kiểm toán viên trongbáo cáo soát xét khác với quy định tại đoạn 43(i) hoặc 43(j) nhưng trách nhiệmcủa kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểmtoán vẫn phải tuân thủ theo quy định của Chuẩn mực này.

Không tuân thủkhuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng

45.Kiểm toán viên phải đưa ra kết luận không phải làkết luận chấp nhận toàn phần (ngoại trừ hoặc trái ngược) khi kiểm toán viên nhậnthấy có vấn đề khiến kiểm toán viên cho rằng phải điều chỉnh trọng yếu thôngtin tài chính giữa niên độ để thông tin tài chính giữa niên độ được lập vàtrình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trìnhbày báo cáo tài chính được áp dụng.

46. Nếukiểm toán viên nhận thấy có các vấn đề khiến kiểm toán viên cho rằng thông tintài chính giữa niên độ chịu hoặc có thể chịu ảnh hưởng trọng yếu bởi một trườnghợp không tuân thủ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng,và Ban Giám đốc đơn vị không điều chỉnh thông tin tài chính giữa niên độ, thìkiểm toán viên sẽ phải sửa đổi báo cáo soát xét. Nội dung sửa đổi mô tả tính chấtcủa việc không tuân thủ và, nếu có thể, nêu các ảnh hưởng đối với thông tin tàichính giữa niên độ. Nếu thông tin mà kiểm toán viên cho là cần thiết phải thuyếtminh đầy đủ không được bao hàm trong thông tin tài chính giữa niên độ thì kiểmtoán viên phải sửa đổi báo cáo soát xét và, nếu có thể, đưa thông tin cần thiếtđó vào báo cáo soát xét. Việc sửa đổi báo cáo soát xét thông thường được thựchiện bằng cách bổ sung một đoạn giải thích cho báo cáo soát xét, và đưa ra kếtluận ngoại trừ. Các mẫu báo cáo soát xét cho kết luận ngoại trừ được trình bàytại Phụ lục 05 Chuẩn mực này.

47. Khiảnh hưởng của việc không tuân thủ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tàichính được áp dụng có tính trọng yếu và lan tỏa đối với thông tin tài chính giữaniên độ tới mức kiểm toán viên kết luận rằng kết luận ngoại trừ là không đủ đểthể hiện bản chất sai sót trọng yếu hoặc không đầy đủ của thông tin tài chínhgiữa niên độ, kiểm toán viên phải đưa ra kết luận trái ngược. Mẫu báo cáo soátxét cho kết luận trái ngược được hướng dẫn tại Phụ lục 07 Chuẩn mực này.

Giới hạn về phạm vi

48. Giớihạn về phạm vi thường cản trở kiểm toán viên hoàn thành công việc soát xét.

49. Khi kiểm toán viên không thể hoàn thành đượccông việc soát xét, kiểm toán viên phải thông báo bằng văn bản cho cấp quản lýphù hợp và Ban quản trị đơn vị về lý do không thể hoàn thành được công việcsoát xét và xem xét xem liệu có thích hợp để phát hành báo cáo soát xét haykhông.

Giới hạn về phạm vi do Ban Giám đốc đơn vị áp đặt

50.Kiểm toán viên không chấp nhận hợp đồng soát xét thôngtin tài chính giữa niên độ nếu sự hiểu biết sơ bộ của kiểm toán viên về cáctình huống của hợp đồng soát xét cho thấy rằng kiểm toán viên sẽ không thể hoànthành được công việc soát xét do có giới hạn về phạm vi soát xét của kiểm toánviên do Ban Giám đốc đơn vị áp đặt.

51.Nếu Ban Giám đốc đơn vị áp đặt giới hạn về phạm vi soátxét sau khi chấp nhận hợp đồng soát xét, thì kiểm toán viên đề nghị bỏ giới hạnđó. Trường hợp Ban Giám đốc đơn vị từ chối, kiểm toán viên sẽ không thể hoànthành công việc soát xét và đưa ra kết luận. Khi đó kiểm toán viên thông báo bằngvăn bản cho cấp quản lý phù hợp và Ban quản trị đơn vị lý do không thể hoànthành công việc soát xét. Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên nhận thấy vấn đề khiếnkiểm toán viên cho rằng cần thiết phải điều chỉnh trọng yếu thông tin tài chínhgiữa niên độ để thông tin tài chính giữa niên độ được lập và trình bày, trêncác khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tàichính được áp dụng, thì kiểm toán viên phải trình bày các vấn đề đó theo quy địnhtại các đoạn 38 – 40 Chuẩn mực này.

52. Kiểmtoán viên cũng phải xem xét xem liệu các quy định pháp luật có yêu cầu kiểmtoán viên phải phát hành báo cáo soát xét hay không và nếu có kiểm toán viên sẽtừ chối đưa ra kết luận và nêu trong báo cáo soát xét lý do không thể hoànthành công việc soát xét. Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên nhận thấy có vấn đề khiếnkiểm toán viên cho rằng cần thiết phải điều chỉnh trọng yếu thông tin tài chínhgiữa niên độ để thông tin tài chính giữa niên độ được lập và trình bày, trêncác khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tàichính được áp dụng, thì kiểm toán viên cũng phải trình bày các vấn đề đó trongbáo cáo soát xét.

Các giới hạnkhác về phạm vi

53. Ngoàigiới hạn về phạm vi do Ban Giám đốc đơn vị áp đặt, giới hạn về phạm vi còn cóthể phát sinh do các tình huống khác. Trường hợp như vậy, kiểm toán viên thườngkhông thể hoàn thành công việc soát xét và đưa ra kết luận theo hướng dẫn tạiđoạn 51 – 52 Chuẩn mực này. Tuy nhiên, có thể xảy ra một số ít trường hợp khiphạm vi công việc của kiểm toán viên bị giới hạn ở một hoặc một số vấn đề cụ thể,mà theo xét đoán của kiểm toán viên vấn đề đó mặc dù mang tính trọng yếu nhưngkhông lan tỏa đối với thông tin tài chính giữa niên độ. Trường hợp đó, kiểmtoán viên phải đưa ra kết luận ngoại trừ và nêu rõ rằng, ngoại trừ vấn đề đượctrình bày trong đoạn giải thích của báo cáo soát xét thì công việc soát xét đãđược thực hiện phù hợp với Chuẩn mực này. Các mẫu báo cáo soát xét cho kết luậnngoại trừ được trình bày tại Phụ lục 06 Chuẩn mực này.

54. Kiểmtoán viên có thể đã đưa ra ý kiến ngoại trừ trong cuộc kiểm toán báo cáo tàichính năm trước liền kề do có giới hạn về phạm vi kiểm toán. Kiểm toán viên phảixem xét xem liệu giới hạn về phạm vi đó có còn tồn tại hay không và nếu còn thìcó ảnh hưởng như thế nào tới báo cáo soát xét.

Hoạt động liêntục và yếu tố không chắc chắn trọng yếu

55. Trongmột số trường hợp, đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” có thể được bổ sung vào báo cáosoát xét để lưu ý tới một vấn đề đã được đưa vào và trình bày kỹ hơn trong phầnthuyết minh thông tin tài chính giữa niên độ mà không ảnh hưởng tới kết luận củakiểm toán viên. Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” này được đặt sau đoạn kết luận vànêu rõ rằng kết luận không bị ảnh hưởng bởi vấn đề đã nêu.

56. Nếu nội dung thuyết minh đã được trình bàyđầy đủ trong thông tin tài chính giữa niên độ, kiểm toán viên phải bổ sung đoạn“Vấn đề cần nhấn mạnh” vào báo cáo soát xét để lưu ý tới yếu tố không chắc chắntrọng yếu liên quan đến một sự kiện hoặc điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đángkể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị.

57. Kiểmtoán viên có thể đã đưa vào báo cáo kiểm toán hoặc báo cáo soát xét kỳ trước đoạn“Vấn đề cần nhấn mạnh” để lưu ý tới yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quanđến một sự kiện hoặc điều kiện đó có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả nănghoạt động liên tục của đơn vị. Nếu yếu tố không chắc chắn trọng yếu vẫn tồn tạivà nội dung thuyết minh được trình bày đầy đủ trong thông tin tài chính giữaniên độ, kiểm toán viên phải bổ sung đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” về yếu tốkhông chắc chắn trọng yếu vẫn tiếp tục tồn tại đó vào báo cáo soát xét về thôngtin tài chính giữa niên độ kỳ hiện tại.

58.Nếu sau khi phỏngvấn hoặc thực hiện các thủ tục soát xét khác, kiểm toán viên phát hiện thấy cóyếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến một sự kiện hoặc điều kiện có thểdẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, và nội dungthuyết minh được trình bày đầy đủ về điều này trong thông tin tài chính giữaniên độ, thì kiểm toán viên phải bổ sung đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” vào báocáo soát xét.

59. Nếu yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đếnnghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị không được thuyếtminh đầy đủ trong thông tin tài chính giữa niên độ, kiểm toán viên phải đưa rakết luận ngoại trừ hoặc trái ngược, tùy theo từng trường hợp. Báo cáo soát xétcần trình bày rõ yếu tố không chắc chắn trọng yếu đó.

Xem thêm: Từ Đồng Nghĩa Là Những Gì Cho Willpower Là Gì, Nghĩa Của Từ Willpower

60. Kiểm toán viên phải xem xét bổ sung đoạn “Vấnđề cần nhấn mạnh” về yếu tố không chắc chắn trọng yếu mà kiểm toán viên phát hiệnđược vào báo cáo soát xét. Yếu tố không chắc chắn trọng yếu đó không liên quanđến khả năng hoạt động liên tục, nhưng kết quả của nó phụ thuộc vào các sự kiệntrong tương lai và có thể ảnh hưởng tới thông tin tài chính giữa niên độ.

Các yếu tố cầnxem xét khác

61. Cácđiều khoản của hợp đồng soát xét bao gồm sự ch

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *