Không ít các “cậu ấm” dư thừa tiền bạc, muốn tìm đến các “đại ca” xin được gia nhập vào băng nhóm. Được xăm cho giống các “huynh đệ”, thái độ của họ cũng trở nên hống hách, tự cho rằng, về sau luôn có anh em trong “giới” bảo kê. Mỗi khi xảy ra những cuộc xung đột lớn nhỏ, các “cậu ấm” thường cầu cứu đến “đại ca” nhờ các “huynh đệ” đến hỗ trợ, nhưng họ quên rằng, mọi chuyện luôn phải trả giá.
Đang xem: Giang hồ thể hiện ' số má là gì, thẻ Đảng và số má giang hồ — tiếng việt
Dùng hình xăm, “dựa hơi “giới” “hù” người lành
T. Sài Gòn bật mí, ngoài các “đại ca” ra, trong “giới đi chơi” này, huynh đệ có được đồng nào là “xào” hết đồng đó bên những cuộc chè chén thâu đêm suốt sáng. Muốn chứng tỏ bản thân đối với băng nhóm khác, các đàn em chọn cách xăm mình để phô trương, không có tiền, các “huynh đệ” tự xăm cho nhau bằng tay.
“Nhiều “huynh đệ” lén lút tìm cách đốt chất cao su, hòa cùng kem đánh răng, tạo thành mực tự xăm mình. Hiện tại, dù có máy xăm hiện đại, đường nét xăm sắc bén đẹp hơn, nhưng “giới đi chơi” vẫn giữ nguyên hình xăm cũ.
“Hình xăm dù mờ nhạt, thậm chí trên các hình xăm còn có cả những vết sẹo bị đâm chém mới được coi là “dân số má”. Dân trong “giới” nhìn nét xăm là “hiểu” nhau”, T. Sài Gòn cho biết.
Hình xăm màu con cọp của một “đàn em” có điều kiện, muốn gia nhập “giới” để “dựa hơi” rồi chứng tỏ là dân có “số má”. Ảnh: Công Hà. |
T. Sài Gòn cho rằng, những tên đi xăm hình nghệ thuật bằng máy, với các mẫu hình hoa văn, hay xăm bao trùm gần hết cơ thể, thích phô trương trước mặt người dân lành, thì chẳng phải người trong “giới”.
“Các “huynh đệ” trước khi xăm mình đều được anh em trong nhóm xem qua và chọn giúp. Chủ yếu các hình, khi nhìn vào thấy đơn giản nhưng phải dữ dằn, không cầu kỳ hay màu mè. Cũng có một số “huynh” trong “giới” không cần xăm mình, nhưng cư xử nhau đúng “nghĩa” của “giới đi chơi”, T. Sài Gòn nói.
Ngoài số “giới đi chơi” tự xăm cho nhau, không ít các “cậu ấm” dư thừa tiền bạc, muốn tìm đến các “đại ca” xin được gia nhập vào băng nhóm. Được xăm cho giống các “huynh đệ”, thái độ của họ cũng trở nên hống hách, tự cho rằng, về sau luôn có anh em trong “giới” bảo kê. Mỗi khi xảy ra những cuộc xung đột lớn nhỏ, các “cậu ấm” thường cầu cứu đến “đại ca” nhờ các “huynh đệ” đến hỗ trợ, nhưng họ quên rằng, mọi chuyện luôn phải trả giá.
Xem thêm: Dù Cho Dù Tiếng Anh Là Gì – Topic: Mặc Dù, Dù Là, Dù Rằng, Cho Dù
“Những cậu ấm muốn chứng tỏ mình có tiền, dám bỏ ra hơn 7 triệu đồng để xăm nghệ thuật một hình thú dữ bằng máy xăm. Tuy nhiên, các “đại ca” lại nghĩ khác, khi thêm một “lính” đang có sức mạnh về tài chính, giúp sức cho cả băng nhóm thì tội gì từ chối. Nhiều cậu ấm bị lợi dụng vì “mê” gia nhập “giới” mà vẫn không hề biết. Cũng không ít cậu ấm “dựa hơi” có “đại ca” rồi đi gây rối người dân lành”, T. Sài Gòn thổ lộ.
Minh chứng cho lời nói trên, đó là trường hợp của vợ chồng chủ cửa hàng ĐTDĐ Nguyễn Huy Huân tại quận 3, TP.HCM. Anh Huân kể lại, hai vợ chồng đang bán điện thoại cho khách hàng, thấy có hai thanh niên vào cửa tiệm, nói cần trao đổi điện thoại rồi bù tiền. Cả hai thanh niên này đều ở trần, sau lưng xăm nguyên hình con cọp và đại bàng.
“Khách hàng tôi vào cửa hàng thấy vậy sợ nên đã sang mua điện thoại ở cửa hàng khác. Vợ tôi lo lắng, bất an nên đành phải chịu trao đổi theo giá lỗ vốn để cho họ sớm đi ra”, anh Huân cho hay.
Theo T. Campo (một “nhân vật” có “máu mặt” mà trong bài trước chúng tôi đã đề cập), “đại ca” có nhiều loại, từ xóm nhỏ miệt vườn, xóm lớn, khu vực các quận, huyện hay trong các thành phố.
Những “tay” có tiếng mà trong “giới đi chơi” ai cũng biết có thể kể đến: U. Lão, H. thuộc địa bàn Cống Bà Xếp (Quận 3); L. Râu, xóm nghĩa địa kênh Nhiêu Lộc (quận Tân Bình); T. chợ Ông Địa; K. khu Ông Tạ; T. Mèo khu Chăn nuôi…
Những hình xăm giang hồ thuộc lớp đàn em nghèo trong “giới đi chơi”. Ảnh: Công Hà. |
Mỗi khi các “giới đi chơi” lập thành băng nhóm, ai cũng muốn được phong lên làm “thủ lĩnh”. Nhưng nguy hiểm nhất là những băng nhóm trẻ tuổi suy nghĩ còn nông cạn nên dẫn đến hay hành động liều. Các “đại ca” trong “giới đi chơi” luôn biết tên tuổi nhau, hầu hết, ai cũng trải qua cảnh bị ngồi tù nên đều cố không để tái diễn.
“Anh biết rồi đó, người ta thường bảo “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại (tạm dịch: những ngày bị bắt trong tù, chờ qua hết ngày như ngàn thu) nên làm gì thì làm chúng tôi phải nhanh gọn và khéo léo để không “đụng” phải “chèo” (từ lóng dùng để gọi công an – PV)”, T. Campo chia sẻ.
Các băng nhóm vẫn âm thầm hoạt động vì các “đại ca” luôn “núp” trong bóng tối để điều khiển “âm binh” (nhóm “đàn em” mới gia nhập “giới” – PV).
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Mã Là Gì – Những Điều Cần Biết Về Mã Hóa
“Băng nhóm nào cũng sợ việc làm sai phạm, sợ đụng đến pháp luật, các “đại ca” luôn sợ lập lại cảnh vào tù. Nhưng vì lợi dụng một số “sơ hở” của lực lượng chức năng, các “đại ca” này vẫn khôn khéo hoạt động theo cách riêng”, T. Campo tiết lộ.
Muốn tránh xa vòng lao lý, tù tội, nhưng các băng nhóm giang hồ vẫn âm thầm hoạt động và họ đã dùng những “mưu mô” gì để “xưng hùng xưng bá”?. Mời đọc đón đọc kỳ tiếp.