Dù được sử dụng khá phổ biến hiện nay nhưng khái niệm về đường nâu còn khá mơ hồ với nhiều người. Nếu bạn chưa biết đường nâu là gì thì cùng gocnhintangphat.com giải đáp nhé!

Gọi tên “đường”- chúng ta sẽ liên tưởng ngay đếnmột gia vị có vị ngọt. Nếu hỏi đường cát trắng – đường cát vàng – đường phèn, nhiều bạn sẽ trả lời biết ngay. Thế nhưng với câu hỏi đường nâu là gì, chắc hẳn có bạn sẽ bí…

*

Bạn biết đường nâu là gì?

► Đường nâu là gì?

Đường nâu là loại đường sucrose sản xuất bằng phương pháp nhuộm với mật đường (rỉ đường) tạo ra từ quá trình làm đường trắng theo tỷ lệ 8 – 10%. Màu của đường nâu đậm hay nhạt phụ thuộc vào lượng mật cho vào khi sản xuất. Ở Việt Nam, đường nâu hầu như được sản xuất bằng phương pháp thủ công.

Đang xem: Đường nâu là gì, công dụng của Đường nâu

► Đường nâu có phải là đường vàng?

Vì màu sắc tương tự nhau nên nhiều bạn thường nhầm lẫn đường nâu chính là đường vàng. Trên thực tế thì đó là hai loại đường hoàn toàn khác nhau.

Nếu như đường nâu sử dụng rỉ đường dư thừa từ quá trình sản xuất đường trắng để nhuộm màu thì đường vàng dùng trực tiếp mật mía để tạo màu. Xét về thành phần, đường vàng có hàm lượng dinh dưỡngcao hơn đường nâu.

► Có mấy loại đường nâu?

Dựa vào công đoạn cuối của quá trình sản xuất, đường nâu được chia thành 2 loại chính:

– Đường nâu tự nhiên: ở công đoạn cuối của quá trình làm đường, người ta sẽ giữ lại một phần rỉ đường

– Đường nâu thương mại: nhuộm rỉ đường lên đường trắng để tạo màu nâu

► Thành phần dinh dưỡng từđường nâu

– Hàm lượng calo thấp: chỉ 377 calo/ 100g đường nâu

– Carbohydrate: 4g/ mỗi muỗng canh đường nâu (tương đương 1% hàm lượng cơ thể cần hàng ngày)

– Có lượng khoáng chất: sắt, kali, magie, canxi (mỗi ngày dùng 1 muỗng canh mật đường có thể cung cấp 10% giá trị dinh dưỡng cho cơ thể)

► Công dụng của đường nâu

*

Là một loại gia vị ngọt nên đường nâu thường được dùng để tẩm ướp các món ăn, đặc biệt là thịt kho, gà nướng, dẻ sườn nướng… giúp tạo màu sắc hấp dẫn và bắt mắt.

Xem thêm:

*

Đường nâu được sử dụng trong nhiều công thức làm bánh: bánh rán, bánh bò, bánh quy ngọt… tăng thêm màu vàng óng ánh, độ ẩm và vị ngọt cho bánh.

*

Làm một số món ăn tráng miệng: bánh flan trân châu đường nâu, tàu hủ trân châu đường nâu, chè trôi nước đường nâu, đào ngâm đường nâu…

*

Tạo màu và vị ngọt thơm cho nhiều loại đồ uống: sữa tươi đường nâu, trà sữa trân châu đường nâu…

*

Vì hàm lượng calo thấp nên đường nâu hay được sử dụng để chế biến các món ăn, thức uống dành cho người ăn kiêng, muốn giảm cân

*

Trong đường nâu có nhiều khoáng chất như kali, sắt, canxi, magie nên ngoài ra còn có nhiều công dụng làm đẹp cho chị em như: tẩy tế bào chết, làm mềm da, làm trắng da, chống lão hóa, cân bằng độ dầu, trị mụn, trị nám da… khi kết hợp với các nguyên phụ liệu khác hay giúp làm giảm cơn đau bụng ở phụ nữ trong thời kỳ hành kinh.

Xem thêm: Vs. Là Gì ? Xét Nghiệm Vs Là Gì Và Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Này

*

Đặc biệt, đường nâu còn được sử dụng trong điều chế nước enzyme từ vỏ trái cây tươi thành nước tẩy đa năng dùng để rửa chén, lau sàn, xịt côn trùng…

Xem chi tiết cách làm nước enzyme

► Đường nâu mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hiện nay, bạn có thể tìm mua đường nâu tại hầu hết các khu chợ, quầy tạp hóa lớn, siêu thị hoặc cửa hàng nguyên vật liệu làm bánh. Mức giá bán đường nâu trên thị trường cũng khá đa dạng, từ 25.000 – 70.000 đồng/kg, tùy thuộc vào chất lượng đường và thương hiệu nhà sản xuất.

► Hướng dẫn cách tự làm đường nâu

Nếu muốn thử tự làm đường nâu thì bạn có thể tiến hành các bước gocnhintangphat.com chia sẻ sau đây:

– Chuẩn bị nguyên liệu: đường cát, mật rỉ đường

– Trộn đều đường cát và mật rỉ đường theo tỷ lệ 16 muỗng canh đường : 1 muỗng canh mật rỉ đường

– Dùng máy đánh trứng hoặc cho vào máy xay sinh tố trộn đều hỗn hợp

– Dàn đều hỗn hợp đường ra khay nướng và cho vào lò vi sóng sấy trong 30 phút

– Để nguội và cho đường nâu vào hủ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo sử dụng dần

Với những gìMs. Smile chia sẻ trên đây, chắc bạn đã không còn băn khoăn đường nâu là gì và biết thêmnhiều công dụng hữu ích của loại đường này. Nếu còn thắc mắc về loại nguyên liệu nào, bạn hãy phản hồi dưới bài viết này nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *