Người Việt gọi cánh đàn ông có chung bố mẹ vợ là “anh em cọc chèo” hay “anh em đồng hao”.
Có người giải thích “đồng hao” là tên một loại rau dại (như tần ô, cải cúc) mọc rất nông, quơ nhẹ một cái là bật rễ. Còn “cọc chèo” là chiếc cột ở mạn thuyền để buộc mái chèo. Thường đã là mối buộc thì phải chắc chắn, nhưng mối buộc ở cọc chèo lại rất lỏng lẻo, cốt để cho mái chèo còn khua khuắng (mái chèo ở đây là các bà vợ). Một vài miền quê còn có cách gọi nữa là “anh em đứng nắng”. Cách gọi này có cả một… quá trình lịch sử. Đứng nắng không đơn giản là ra ngoài sân nắng mà đứng. Thành ngữ Việt có câu “dâu là con, rể là khách”, hàm ý cho rằng con dâu được cưới về lo việc nhà chồng, đến lúc chết vẫn là ma nhà chồng, vì thế được coi là con. Còn rể thì có to bằng ông trời cũng chỉ là khách, là “người ngoài”, mọi cư xử của nhạc phụ nhạc mẫu chỉ là xã giao, ngọt nhạt. Tuy nhiên, rể bị coi là người ngoài nhưng thực ra lại không phải là người ngoài, nhiều công to việc lớn của gia đình nhà vợ vẫn phải do mấy ông rể chung tay góp sức làm, nhiều khi còn bị “đì” toàn việc nặng. Ai bảo chúng mày lấy con ông, công ông sinh con gái ra, nuôi nó lớn lên chửa nhờ vả được gì thì nhà mày mang đến mấy lá trầu, vài quả cau cùng vài lời đường mật rồi rước nó về “hành ngày hành đêm”. Ông xót ruột lắm chứ, nên bây giờ trong nhà có việc gì nặng là ông cứ “khách” mà gọi.
Đang xem: Anh em Đồng hao là gì, anh em hay chị em Đồng hao nghĩa là gì
Mấy chàng rể bị gia đình nhà vợ đối xử “bất công” thì bực bội, nhưng cãi không được nên chỉ biết than thở với nhau, ra điều “chúng tôi là những thằng vất vả đây”, việc nặng thường phải đứng mũi chịu sào như đứng giữa trời nắng, còn con thật của bố mẹ vợ thì toàn được ở chỗ có bóng râm mát… Mãi rồi từ “anh em đứng nắng” được người ta hiểu là anh em cọc chèo hoặc đồng hao. Liên minh này cũng không phải loại vừa, bị “hành” mà không né tránh được thì phải về bày mưu “hành” lại con gái ông bà…
Nhưng tại sao lại có câu “đánh nhau vỡ đầu là anh em rể”? Đây là vấn đề rất phức tạp, tế nhị. Ví dụ nhà kia có 3 anh em cọc chèo, mỗi người một trình độ, một nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế và tuổi tác cũng khác nhau. Một anh là cán bộ nhà nước, một anh chỉ là dân cày và một anh là tài xế; có khi anh này đóng góp, giúp đỡ nhà vợ nhiều hơn, còn anh kia toàn tìm bóng râm “tránh nắng”; có anh “mồm miệng đỡ chân tay” được cha mẹ vợ rất cưng, trong khi anh khác “vai u thịt bắp” lăn lưng ra hầu nhà vợ thì vẫn bị “ghét” do tính tình cộc cằn, vụng về nên ấm ức vì bị đối xử không công bằng. Đó là chưa kể giữa anh em cọc chèo còn cành cao cành thấp, tỵ nạnh, coi thường lẫn nhau hoặc không hợp nhau về thành phần, tính cách, không biết bao dung chia sẻ… Có khi chỉ từ vài mâu thuẫn nhỏ, mấy câu cạnh khóe, khích bác trong bữa rượu, hay chuyện vụn vặt kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy” cũng dẫn đến anh em xung đột, sứt mẻ. Đã thế, nếu bố mẹ vợ còn ngấm ngầm cổ vũ, khuyến khích anh này, chê bai công kích anh kia thì trong đám cỗ mấy chàng rể có “choảng” nhau vỡ đầu cũng là chuyện dễ hiểu.
Xem thêm: Thuốc Tân Dược Là Gì ? Liều Dùng Và Cách Sử Dụng Thuốc Đúng Cách
Thế nhưng trong thực tế cũng có không ít anh em cọc chèo xây dựng được mối quan hệ hòa thuận, êm đẹp, chí ít cũng coi nhau là bạn bè. Có gì đâu mà phải “đứng nắng”. Là con rể, chỉ cần anh nào cũng thể hiện được 2 chữ “hiếu thảo” một cách cụ thể, chân thành là được gia đình nhà vợ hết sức coi trọng. Để lấy được lòng cha mẹ vợ kể cũng không khó, ví dụ kinh tế kha khá thì sắm cho ông bà cái ti vi, cho thằng em vợ mượn vài chục triệu làm ăn (nói là mượn vậy thôi chứ có thì cho luôn). Không giàu thì dăm bữa nửa tháng chở vợ con về thăm ngoại, quà cáp đều đều là ông bà nhạc vui ra mặt. Nếu anh em có ai ghen tỵ hay khích bác này nọ thì mình phải có lập trường, không giao động, bằng cách nhún nhường, bỏ ngoài tai hết, chớ để bụng mà sinh chuyện.
Xem thêm: ” Swish Là Gì ? Nghĩa Của Từ Swish Trong Tiếng Việt Nghĩa Của Từ Swish Trong Tiếng Việt
Còn ngộ nhỡ giữa anh em cọc chèo có xích mích thì nhờ vợ hòa giải là tốt nhất, bằng cách lấy cớ tổ chức sinh nhật hay “khao” gì đó để mời anh chị em đến dự. Đây là dịp tốt để mọi người sum họp, giải tỏa những ấm ức bất hòa và thông cảm lẫn nhau. Nhìn cảnh gia đình đoàn kết như vậy thì ai muốn căng thẳng làm gì? Rất tiếc, vì “cái tôi” quá lớn mà nhiều người đã bỏ lỡ dịp để anh chị em cùng ngồi lại hàn gắn tình cảm. Nếu làm được điều này thì chắc chắn trong ấm ngoài êm, khỏi ai phải “đứng nắng”.