Đơn vị đo lường là đại lượng được chọn làm chuẩn dùng thống nhất trong cả nước theo quy định của pháp luật để xác định vật chất về mặt lượng (trọng lượng, khối lượng, kích thước… ).Đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam được xây dựng phù hợp với Hệ đơn vị đo lường quốc tế (SI) đã được Đại hội cân đo quốc tế lần thứ XI họp tại Pari năm 1960 thông qua và tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung tại các đại hội sau đó.
Đang xem: Đơn vị là gì, Đơn vị Đo lường là gì
1. Khái niệm về đơn vị đo lường
Đơn vị đo lường là đại lượng được chọn làm chuẩn dùng thống nhất trong cả nước theo quy định của pháp luật để xác định vật chất về mặt lượng (trọng lượng, khối lượng, kích thước… ).
Đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam được xây dựng phù hợp với Hệ đơn vị đo lường quốc tế (SI) đã được Đại hội cân đo quốc tế lần thứ XI họp tại Pari năm 1960 thông qua và tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung tại các đại hội sau đó.
Hệ đơn vị đo lường quốc tế gồm bảy đơn vị cơ bản và các đơn vị dẫn xuất được suy ra từ các đơn vị cơ bản này. Bảy đơn vị cơ bản của hệ đơn vị đo lường quốc tế là: 1) Mét, kí hiệu là m, đơn: vị đo chiều dài; 2) Kilôgam, kí hiệu là kg, đơn vị đo trọng lượng; 3) Giây, kí hiệu là s, đơn vị đo thời gian; 4) Ampe, kí hiệu là A, đơn vị đo cường độ dòng điện; 5) Kenvin, kí hiệu là K, đơn vị đo nhiệt độ; 6) Candela, kí hiệu là cd, đơn vị đo cường độ sáng; 7) Mol, kí hiệu mol, là đơn vị đo lượng chất.
Đơn vị đo lường hợp pháp được quy định tại Nghị định số 65/2001/NĐ-CP ngày 28.9.2001 của Chính mweeses phủ ban hành Hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp À RẺ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hệ thống chuẩn đo lường của từng lĩnh vực đo gồm chuẩn quốc gia và các chuẩn có độ chính xác thấp hơn là chuẩn chính và chuẩn công tác: 1) Chuẩn quốc gia là chuẩn đo lường theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh Đo lường; 2) Chuẩn chính là chuẩn đo lường có độ chính xác cao nhất ở một địa phương hoặc một tổ chức để xác định giá trị các chuẩn còn lại thuộc lĩnh vực đó. Chuẩn chính được định kì liên kết trực tiếp với chuẩn quốc gia hoặc gián tiếp qua chuẩn khác có độ chính xác cao hơn; 3) Chuẩn công tác là chuẩn đo lường được dùng để kiểm định hoặc hiệu chuẩn phương tiện đo. Chuẩn công tác được định kì liên kết trực tiếp với chuẩn chính hoặc gián tiếp qua chuẩn khác có độ chính xác cao hơn.
2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về chuẩn đơn vị đo lường.
Quy định của pháp luật Việt Nam về chuẩn đo lường được Chủ nhiệm Ủy ban khoa học nhà nước ban hành vào ngày 01 tháng 7 năm 1991 (Quyết định số 381/QĐ). Các quy định chung về quản lý chuẩn đo lường, cụ thể như sau:
1- Quy định chung:
1.1. Hệ thống chuẩn đơn vị đo lường (gọi tắt là chuẩn đo lường hoặc chuẩn ) là cơ sở kỹ thuật để đảm bảo tính thống nhất và độ chính xác cần thiết của các phép đo trong cả nước.
Chuẩn là phương tiện đo ( hoặc bộ phương tiện đo) để thể hiện và duy trì các đơn vị đo lường nhằm mục đích truyền đơn vị đến các chuẩn hoặc các phương tiện đo có độ chính xác thấp hơn.
1.2. Tuỳ theo độ chính xác, chuẩn được phân cấp thành chuẩn đầu, chuẩn thứ và chuẩn công tác.
Chuẩn đầu: Chuẩn có các đặc trưng đo lường ở trình độ cao nhất trong một lĩnh vực đo nhất định theo quy định quốc tế.
Chuẩn thứ: Chuẩn có giá trị xác định theo kết quả so sánh với chuẩn đầu.
Chuẩn công tác: Chuẩn có giá trị xác định từ chuẩn thứ hoặc chuẩn công tác có độ chính xác cao hơn. Tuỳ theo độ chính xác, chuẩn công tác được phân thành chuẩn công tác hạng I, hạng II, hạng III… số lượng hạng của chuẩn công tác được quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực đo nhất định.
1.3. Về mặt quản lý, chuẩn được phân cấp thành chuẩn quốc gia (hoặc chuẩn đo lường cao nhất) và chuẩn chính.
Chuẩn quốc gia là chuẩn đạt độ chính xác của chuẩn đầu hoặc chuẩn thứ theo quy định quốc tế và được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt. Trường hợp chưa có chuẩn đạt độ chính xác của chuẩn đầu hoặc chuẩn thứ, Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm cho Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước phê duyệt chuẩn đo lường cao nhất (gọi tắt là chuẩn cao nhất) thay cho chuẩn quốc gia ở lĩnh vực đó. Chuẩn quốc gia hoặc chuẩn cao nhất là cơ sở để xác định tất cả các chuẩn khác còn lại của một lĩnh vực đo trong nước.
Chuẩn chính là chuẩn có độ chính xác cao nhất của một ngành, một cơ sở.
Xem thêm: Wefit Là Gì ? Cùng Timo Tìm Hiểu Về Ứng Dụng Tập Luyện 4 Wefit Việt Nam
1.4. Cơ sở để phân cấp và dẫn xuất chuẩn là sơ đồ kiểm định chung của từng lĩnh vực đo được quy định trong các tiêu chuẩn việt Nam (TCVN) hoặc trong các văn bản pháp chế tương ứng của Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng.
1.5. Trung tâm đo lường thuộc Tổng cục TC-ĐL-CL là cơ quan quản lý chuẩn của cả nước; chịu trách nhiệm quản lý hệ thống chuẩn quốc gia và chuẩn đo lường cao nhất; tổ chức và hướng dẫn việc nghiên cứu, xây dựng, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn.
2. Phê duyệt chuẩn quốc gia (hoặc chuẩn đo lường cao nhất)
Thủ tục đăng ký và nộp hồ sơ xin phê duyệt quy định như sau:
– Trường hợp chuẩn được bảo quản, sử dụng tại Trung tâm Đo lường, việc phê duyệt được thực hiện theo kế hoạch công tác của Tổng cục TC – ĐL – CL.
– Trung tâm TC-ĐL-CL khu vực và các cơ sở có nhu cầu phê duyệt chuẩn quốc gia (hoặc chuẩn đo lường cao nhất) phải gửi đăng ký và hồ sơ xin phê duyệt cho Tổng cục TC-ĐL-CL (thông qua Trung tâm Đo lường). Đăng ký xin phê duyệt mẫu ở phụ lục 1.
1) Tài liệu về yêu cầu kỹ thuật và đo lường của chuẩn;
2) Quy định về bảo quản, sử dụng chuẩn;
3) Biên bản thử nghiệm, nghệm thu chuẩn (nếu là chuẩn nghiên cứu, chế tạo trong nước);
4) Giấy chứng nhận kiểm dịch chuẩn;
5) Bản thuyết minh về cơ sở kinh tế và kỹ thuật của chuẩn.
2.3. Đối với các cơ sở không thuộc cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường việc phê chuẩn quốc gia (hoặc chuẩn đo lường cao nhất) được tiến hành đồng thời với việc xem xét để uỷ quyền kiểm định Nhà nước cho cơ sở ở lĩnh vực đo đó. Ngoài bản đăng ký và hồ sơ xin phê duyệt chuẩn, cơ sở phải gửi kèm theo hồ xin uỷ quyền kiểm định Nhà nước theo quy định do Tổng cục TC-ĐL-CL ban hành.
2.4. Quyết định thành lập Hội đồng thẩm xét quốc gia, quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia và quyết định phê duyệt chuẩn đo lường cao nhất theo mẫu ở phụ lục 2,3,4 của Quy định này.
2.5. Trung tâm đo lường chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc bảo quản, sử dụng hệ thống chuẩn quốc gia và chuẩn đo lường cao nhất đã được phê duyệt. Khi trình độ kỹ thuật và đo lường của chuẩn, hoặc khi các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc bảo quản, duy trì và dẫn xuất chuẩn của cơ sở không còn đáp ứng được yêu cầu, Tổng cục TC-ĐL-CL đề nghị Uỷ ban Khoa học Nhà nước thu hồi quyết định phê duyệt chuẩn cao nhất hoặc để Uỷ ban Khoa học Nhà nước đề nghị Hội đồng Bộ trưởng thu hồi quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia.
3- Kiểm định và chứng nhận chuẩn
3.1. Chuẩn để kiểm định phương tiện đo thuộc cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường, thuộc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và chuẩn chính của các ngành, cơ sở cần phải được kiểm định Nhà nước và cấp giấy chứng nhận theo Điều 13 Pháp lệnh đo lường.
3.2. Cơ sở sử dụng chuẩn chịu trách nhiệm đăng ký kiểm định chuẩn đúng thời hạn. Việc đăng ký này thực hiện theo “Quy định về việc đăng ký kiểm định Nhà nước phương tiện đo ” do Tổng cục TC-ĐL-CL ban hành.
4- Bảo quản và sử dụng chuẩn:
4.1. Mỗi chuẩn quốc gia, chuẩn đo lường cao nhất, chuẩn dùng để kiểm định chuẩn hoặc phương tiện đo khác của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường, của cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và mỗi chuẩn chính của cơ sở phải có hồ sơ của chuẩn. Hồ sơ của chuẩn bao gồm:
1) Văn bản xác nhận giá trị pháp lý và giá trị đo lường của chuẩn: quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia (hoặc chuẩn đo lường cao nhất), giấy chứng nhận kiểm định, các báo cáo kết quả so sánh chuẩn trong và ngoài nước;
2) Phiếu lý lịch của chuẩn theo mẫu ở phụ lục 5;
3) Các tài liệu quy định việc bảo quản, sử dụng chuẩn và các tại liệu kỹ thuật khác theo nội dung hướng dẫn ở phụ lục 6;
4) Phiếu theo dõi việc sử dụng chuẩn theo mẫu ở phụ lục 7;
5) Phiếu theo dõi việc kiểm tra chuẩn theo mẫu ở phụ lục 8;
4.2. Mỗi chuẩn quốc gia hoặc chuẩn đo lường cao nhất đã được phê duyệt phải do một chuyên gia đủ trình độ chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sử dụng và duy trì tình trạng kỹ thuật của chuẩn. Chuyên gia này được ưu tiên trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn về đo lường ở trong và ngoài nước, và trong việc đưa chuẩn đi kiểm định ở nước ngoài.
4.3. Khi dẫn xuất chuẩn hoặc dùng để kiểm định phương tiện đo công tác phải theo đúng thứ tự phân cấp chuẩn quy định trong các TCVN về sơ đồ kiểm định và quy trình kiểm định hiện hành hoặc trong các văn bản pháp quy khác do Tổng cục TC-ĐL-CL ban hành.
4.4. Việc bảo quản và sử dụng chuẩn phải theo đúng các quy định trong hồ sơ của chuẩn. Người đứng đầu cơ sở sử dụng chuẩn chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường cấp trên về việc bảo quản và sử dụng các chuẩn này.
5- Nghiên cứu, chế tạo và nhập khẩu chuẩn.
5.1. Việc quản lý nghiên cứu, chế tạo chuẩn thực hiện theo Điều 25 Pháp lệnh đo lường và theo Quy chế về việc duyệt mẫu và cho phép sản xuất phương tiện đo do Tổng cục TC-ĐL-CL ban hành.
Xem thêm: Chỉ Số Eps Là Gì – Ý Nghĩa Và Cách Tính Eps
5.2. Việc quản lý nhập khẩu phương tiện đo dùng làm chuẩn thực hiện theo Điều 27 Pháp lệnh đo lường và theo quy chế về quản lý nhập khẩu phương tiện đo do Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng ban hành.