Ở một ngôi chùa xây dựng thời Lý trong bài văn bia của cụ Trương Hán Siêu có viết:

“Dân tộc ta từ xưa đã là dòng dõi con cháu Hùng Vương, tục lệ thờ trời trọng đất, kính cha ông, và tục lệ cầu Tiên

Ngày xưa các cụ đi tìm cao nhân để cho con cháu tầm sư học đạo, nên những người học đạo gọi là đạo sỹ. Phải trải qua tu luyện học hành, khổ luyện 9 năm mới có thể cứu dân độ thế và nhiều nữa mới có thể thành chân nhân thông thiên địa. Và mới gọi là Thần Tiên.Tiên đoán các việc sắp sảy ra cứu độ cho bách tính. Rất nhiều người cúng lễ hàng ngày nhưng vẫn không hiểu đạo Tiên là gì…. Mà chỉ lo xây….bỏ mất nghĩa, của chữ “khổ , chữ “không” Dựa vào đó để mà “không làm mà ăn, không dệt mà mặc”, kéo dân chúng vào con đường mê tín dị đoan làm cho mọi người cùng adua cứ ngơ ngơ mà chơi. Ngẩn ngẩn mà theo. Quên mất cái gốc như điều thiện đó là đạo đức. Hằng ngày “ăn cây táo rào cây sung”, làm lễ giỗ, tết khấn mời người ngoài trước sau mới mời đến trời đất và các cụ tổ tiên, thật là nực cười. Hằng ngày cầu nguyện nhưng chẳng biết đó là thần tiên.

Ví dụ:

Xem ngày giờ tốt xấu, Đổng Công chọn ngày là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Đang xem: Tiên mắc Đọa tiên là gì, một chút về tử huân thượng

Xem hướng cửa các cung tốt là của Lỗ Ban tiên sinh, của Đạo giáo Thần Tiên. Xin trấn trạch dấu ấn quan chức của Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương là của Đạo Giáo Thần Tiên. Học y thuật như Thần Nông Bản Thảo Kinh, Dược Vương, Hoa Đà, Hải Thượng Lãn Ông là của Đạo Giáo Thần Tiên. Tục lệ cưới xin xem tuổi tốt xấu là của Đạo Giáo Thần Tiên. Cầu giải hạn lễ sao cửu tinh đầu năm là của Đạo Giáo Thần Tiên. Cầu công danh, học hành của Văn Xương Đế Quân là của Đạo Giáo Thần Tiên. Cầu tiền của, thần tài văn, võ là của Đạo Giáo Thần Tiên. Cầu đất đai xin Hoàng Thiên Hậu Thổ là của Đạo Giáo Thần Tiên. Xin học kinh dịch quẻ của Thái Ất, Quỷ Cốc, Triệu Khang Tiết, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Bội Châu, Trần Triều,… là của Đạo Giáo Thần Tiên. Và nguồn gốc kinh dịch cũng là người dân Việt lập ra. Xin thần đất làm nhà tức Thổ Địa Công là của Đạo Giáo Thần Tiên. Xin cầu Thành Hoàng Long Đỗ, Thành Hoàng các làng xã cho dân yên nước thịnh nhiều đất đai tiền của là của Đạo Giáo Thần Tiên. Xin nối long mạch, hoàn âm phần mồ mả, xin Sơn Thần và Long Vương, Thất Tinh là của Đạo Giáo Thần Tiên. Xin Táo Vương Thổ Công thiên đình là của Đạo Giáo Thần Tiên. Cầu xin sinh con, xin Tống Tử Nương Nương, xin Liễu Hạnh Công Chúa là của Đạo Giáo Thần Tiên. Cầu tìm huyệt đất đặt âm phần, xin ngày giờ an táng, địa lý Tả Ao, Lưu Bá Ôn,… xin Thổ Địa, Thành Hoàng, 24 long, thần tọa huyệt truyền mộ kết phát, thất tinh bắc đẩu, thần hướng là của Đạo Giáo Thần Tiên. Cầu xin ngũ cốc thần, thần cây, thần đường, thủy quan, hà bá, thần mưa, thần gió, thần cửa, thần tĩnh là của Đạo Giáo Thần Tiên. Cầu xin nước chữa bệnh, nước trường sinh, nước long mạch, nước an thổ địa, nước an trấn mộ phần đều do Long Vương Cung cai quản là của Đạo Giáo Thần Tiên. Người chết xuống địa phủ nếu như bị trùng tang, trùng phục, trùng giây, trùng giờ, phải cầu xin Trần Triều An Trấn, Đông Nhạc Đại Đế, Phong Đo Đại Đế, Thập Điện Diêm Vương.

Và cầu xin phả độ gia tiên rằm tháng bảy cầu xin mở địa ngục xá tội vong nhân là do Trung Nguyên Địa Quan khai mở mà chỉ có Đạo Giáo Thần Tiên mới có thể làm được, còn các giáo phái khác cầu xin vạn dặm xa xôi mới có thể thấu. Ví dụ: – “Mục Càn Liên xin xuống địa phủ cứu mẹ”. – Bà Chúa Ba là con gái thứ ba của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Phạm luật trời bà bị đày giáng xuống trần gian tu tại Hương Tích Động. Khi giáng xuống đầu thai tại nhân gian, cha ở nhân gian làm nhiều tội ác, khi xuống địa ngục muôn vạn hình phạt.

Để cứu cha bà đã chặt cánh tay và móc mắt vượt nghìn gian khổ để cứu cha. Cảm động lòng trời Ngọc Hoàng cử Đẩu Mẫu Nguyên Quân xuống ban tặng nghìn mắt nghìn tay để phổ độ cứu chúng sinh và nhân gian gọi là Phật Tổ Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (hay gọi là Từ Hằng Chân Nhân, Quan Âm Đại Sỹ. Hoặc Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn mà cả hàng triệu người nhân gian trên thế giới ngưỡng mộ), là của Đạo Giáo Thần Tiên….. ……………..v…v. Tất cả như cúng mụ, cúng giỗ, làm tết, các ngày tết của nhân gian cổ truyền, việc cầu may, cầu nhân duyên do Nguyệt Lão Tinh Quân là của Đạo Giáo Thần Tiên. Và rất nhiều công việc hàng ngày ăn uống bếp núc, chữa bệnh, học hành, đều là của Đạo Giáo Thần Tiên.

Từ xưa đến nay thuật xem phong thủy hướng cửa, hướng nhà, chỗ ăn, chỗ nghỉ, chỗ ngồi làm việc, và bất cứ việc gì liên quan đến phong thủy. Ai đã từng cầu và nghiên cứu thuật phong thủy trấn trạch, cầu tài và gọi thuật phong thủy là bậc Thầy hộ mệnh trong thiên hạ của Đạo Giáo Thần Tiên

Ngay cả các bậc đế vương của nước Nam trước đây xây thành và lập kinh đô Thăng Long. Xây dựng đền đài, quán miếu, cầu an cho đất nước đều chọ đất xem hướng, tìm huyệt đất, long mạch tụ cầu cho đất nước nhiều nhân tài thông minh trí tuệ, dân muôn đời hưởng phúc, tránh nạn kiếp đó cũng là thuật của Đạo Giáo Thần Tiên. Đất nước ta cổ xưa là dòng dõi vua chúa là thiên tử con của trời, đều là cầu nguyện cho đất nước bình an dân giàu nước mạnh. Ngay cả Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng công bố trên thế giới rằng Việt Nam là đất nước con rồng cháu tiên. Và ông nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Từ xưa đến nay rất nhiều nhà tiên tri tiên đoán bảo hộ đất nước con người mà chỉ có Thần Tiên hoặc ai học phép tiên mới có thể tiên tri nên mới gọi là tiên tri. Vì vậy đất nước ta là của Đạo Giáo Thần Tiên. Những ai từ xưa đến nay đã cầu khấn xin những vị thần tiên trên thì đều là lễ thần tiên, nhiều người lễ không hiểu mà còn bài bác chửi lại thánh tiên. Lễ thần tiên khác, lễ các giáo phái khác không giống nhau, mà chỉ có thần tiên mới gọi là “chữ đạo“. Ví dụ khấn câu đầu tiên của Đạo Giáo Thần Tiên là: Việt Nam Quốc Hà Nội Tỉnh………Huyện……xã (Phường). Phố….thôn.Nhà Số….. Cầu xin gì thì khấn tiếp theo………..

Và bao giờ cũng khấn đất nước Việt Nam trước nơi mình đang sinh sống sau. “Không mượn nước khác, ăn cây táo rào cây táo. Ở Việt Nam bảo vệ Việt Nam”. Đó chính mới là trân trọng con người mình bố mẹ mình, dân tộc mình và đất nước mình.

Xem thêm:

Cầu tiên là một phương tiện liên lạc, tiếp xúc (thông công) giữa cõi người hữu hình với các đấng tiên thánh trong cõi vô hình

Người cầu tiên có thể do nhiều mục đích khác nhau: hoặc mượn thơ phú xướng họa để tiêu khiển thanh tao, hoặc xin thuốc chữa bệnh, hoặc hỏi việc tương lai hậu vận, hoặc hỏi thiên cơ quốc sự, hoặc để học hỏi trực tiếp đạo lý với thần tiên.

Thông thường các đấng thiêng liêng tùy duyên hóa độ, cũng vì từ bi, cho nên mượn những mục đích bình thường của thế nhân (thơ phú, xin thuốc…) để gây đức tin, rồi dẫn dắt đến chỗ học đạo thánh hiền.

Thời kỳ Việt Nam còn dưới ách thực dân Pháp, ở tỉnh Nghệ An có nhiều nơi cầu tiên, gọi là thiện đàn.

Ở miền Nam, đầu thế kỷ XX nhiều địa danh và các đàn tiên đã gắn liền với lịch sử khai đạo Đức như đàn ở Miễu Nổi (Bình Lợi, Gò Vấp), chùa Ngọc Hoàng (Đất Hộ, tức Đa Kao), đàn Minh Thiện (Thủ Dẫu Một), đàn Hiệp Minh (Cái Khế, Cần Thơ), đàn ở núi Thạch Động (Hà Tiên), đàn ở chùa Quan Âm (núi Dương Đông, Phú Quốc), đàn ở phố Hàng Dừa (đường Arras, Sài Gòn, nay là Cống Quỳnh).

Qua mười chín thế kỷ,đạo Lão hầu như dần dần vắng bóng ở Việt Nam. Cho đến đầu thế kỷ XX, khi đạo Đức ra đời, dường như có những mối liên hệ gần gũi với đạo Lão. Đạo Đức thờ Ngọc Hoàng Thượng đế (cũng là Đức Tiên ông), Diêu Trì Kim mẫu, Thái Thượng Lão quân, v.v… cũng là các đấng vốn được sùng bái, tôn thờ trong đạo Tiên Thánh cổ truyền.

Bản thân các đạo sỹ Đức vẫn coi mình là học trò Tiên, tu đạo Tiên. Phương tiện cơ bút là một điểm tương đồng khác giữa đạo Lão xưa và đạo Đức nay. Việc dạy giáo lý qua hình thức thơ phú trong Đức cũng cho thấy đường nét của văn hóa Lão-Trang. Như vậy, phải chăng sau mười chín thế kỷ, đạo Lão ở Việt Nam không hoàn toàn sửa lại mất?

Phải chăng đã có một sự hồi phục đạo Lão xưa trong một nền tôn giáo mới là Đạo Đức?

Trả lời thích đáng câu hỏi này cần có sự tiếp tục nghiên cứu trong một chuyên khảo khác về Đạo giáo Việt Nam, kể từ đầu thế kỷ XX trở đi.

Trích cuốn sách “Đạo Giáo tri thức cơ bản” của Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Cường do NXB Từ Điển Bách Khoa xuất bản.

Đạo giáo đúng như một nhà nghiên cứu người Pháp đã nhận định:

Khi anh hỏi một người Việt Nam vậy y có phải là tín đồ Phật giáo không, thì người đó có thể trả lời ngay: Vâng tôi là người theo đạo Phật, dường như đạo Phật là một nét đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Còn nếu như anh ta hỏi một người Việt Nam vậy y có phải là tín đồ Đạo Giáo không, thì người ấy chẳng hiểu gì hết; song nếu anh đặt một câu hỏi khác, hỏi y có biết Ngọc Hoàng , có biết Nam Tào, Bắc Đẩu, có biết 12 thiên tướng không thì y sẽ ngay lập tức trả lời cho anh rằng: biết chứ! Người Việt Nam theo Đạo giáo mà không biết rằng đó là Đạo Giáo.

Xem thêm: Measure, Method, Solution, Technique Là Gì Trong Tiếng Anh? Nghĩa Của Từ Technique

CHÚ THÍCH

<1> Phần lớn nội dung Chương III đã in trong Văn hóa & đời sống, chủ đề Hồn bướm mơ tiên, tháng 12-1991. <2> Thời Xuân thu (770-403 tcn): từ đời Chu Bình vương tới cuối đời Chu Uy Liệt vương. Thời Chiến quốc (403-221 tcn): từ đời Chu Ân vương đến khi Tần diệt Tề và thống nhất Trung Quốc. (Nguyễn Hiến Lê, Khổng tử. Hà Nội: Nxb Văn hóa, 1992, tr. 25.) <3> Trương Đạo Lăng, tự Phụ Hán, sinh ở Thiên Mục sinh, Triết Giang, khoảng năm 34 hay 35, triều Quang Vũ đế; được tôn là Trương Thiên sư. <4> Theo Đặng Đức Siêu, Cơ sở ngữ văn Hán Nôm. Tập I. Nxb Giáo dục, 1984, tr. 125, thì Đạo tạng được kết tập đời Đường Huyền tông, trong những năm Khai Nguyên (713-741), gồm hơn 3.700 quyển (tức là Chính Đạo tạng). Đời Minh Thần tông, trong những năm Vạn Lịch (1573-1619), kết tập thêm Tục Đạo tạng. Tổng cộng hai lần được 5.485 quyển, số đầu sách là 1.476 bộ. Theo Liu Ts’un-yan, “The compilation and historical value of the Tao-tsang,” in trong Essays on the sources for Chinese history. Chủ biên: Donald Leslie, Colin Mackerras, Wang Gungwu. Canberra Australian National University Press, 1973, tr. 104, lúc đầu Đạo tạng có 5.305 quyển, đựng trong 480 hộp, kết tập đầu đời Minh , hoàn tất năm 1445. Năm 1607 kết tập phần bổ sung gồm 180 quyển, gọi là Tục Đạo tạng.

<5> Đặng Đức Siêu, Cơ sở ngữ văn Hán Nôm. Tập I. 1984, tr. 125. <6> Đại tạng kinh, số 52, Sử truyện, bộ IV, Hoằng minh tập, quyển I, viết: “Thị thời Linh đế băng hậu, thiên hạ nhiễu loạn, độc Giao Châu sái an. Bắc phương dị nhân hàm lai tại yên, đa vi thần tiên tịch cốc, trường sinh chi thuật.” Dẫn theo Nguyễn Đăng Thục, “Lý hoặc luận”. Tư tưởng, số 2. Năm thứ tư. Sài Gòn: Viện đại học Vạn Hạnh, tháng 4-1971, tr. 114. <7> Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư. Tập I. Tạ Quang Phát dịch. Sài Gòn: Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, 1974, tr. 246. <8> Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư. Tập I, 1974, tr. 244. <9> Nguyễn Tự, Tân biên truyền kỳ mạn lục. Quyển I, Bùi Xuân Trang dịch. Sài Gòn: Bộ Quốc gia Giáo dục, 1962, tr. 113. <10> Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam cổ văn học sử. Hà Nội: Nxb Hàn Thuyên, 1942, tr. 419. <11> Phạm Văn Sinh, Việt sử tân biên. Quyển V. Sài Gòn, 1963, tr. 459-460. <12> Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam cổ văn học sử. 1942, tr. 420. <13> Hoàng Xuân Hãn, La Sinh Phu tử. Paris: Nxb Minh tân, 1952, tr. 93-95. <14> Thơ văn Lý–Trần. Tập II. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội, 1978, 423. <15> Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu. Sài Gòn: Trung tâm Học liệu, 1968, tr. 297. <16> Thơ văn Ngô Thời Nhậm. Tập I. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội, 1978: tr. 33. <17> Lịch sử Việt Nam. Tập I. Nxb Khoa học Xã hội, 1971, tr. 127. <18> Lê Quý Đôn toàn tập. Tập II: Kiến văn tiểu lục.

Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội, 1977, tr. 387. <19> Tuyển tập văn bia Hà Nội. Tập I. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội 1978, tr. 53. <20> Phạm Văn Diêu, Văn học Việt Nam. Quyển I. Sài Gòn: Nxb Tân Việt, 1960, tr. 331. <21> Hoàng Trọng Miên, Việt Nam văn học toàn thư.

Quyển Thượng. Sài Gòn: Nxb Tiếng phương đông, 1973, tr. 417. <22> Tuyển tập văn bia Hà Nội. Tập II. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội 1978, tr. 68. <23> Hoàng Trọng Miên, Việt Nam văn học toàn thư. Quyển Thượng. 1973, tr. 436-440. <24> Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam cổ văn học sử. 1942, tr. 193-201.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *