(gocnhintangphat.com) – Bạn đọc: Xin ông cho biết vật tổ là gì và có khác với totem không? Trên “Kiến thức Ngày nay” Xuân Nhâm Thìn (2012), trong bài “Năm rồng nhắc chuyện Con Rồng cháu Tiên” (tr. 30-32 & 110), tác giả Nguyễn Công Thuần đã viết tại cước chú số 4: “Vật tổ của Trung Quốc là rồng, Hoa Kỳ là chim ưng, Anh là sư tử, Ấn Độ là voi, Pháp là gà trống, còn Việt Nam là phức thể “Con Rồng cháu Tiên”. Xin cho biết có đúng như thế không. Tô Thạnh & Đặng Thị Tuyết Ánh (6/1 Cách mạng Tháng Tám, quận 1, TP HCM)
Học giả An Chi: Vật tổ là một khái niệm mà ta dịch từ tiếng Pháp hoặc tiếng Anh totem, có khi cũng phiên âm thành tô tem, có khi để nguyên (totem); còn Tàu thì phiên âm sang tiếng Hán thành đồ đằng 圖騰 (âm Bắc Kinh là túténg). Xin chú ý rằng, vật tổ ở đây là một danh ngữ đặt theo cú pháp tiếng Việt, trong đó vật là danh từ trung tâm và tổ là thành phần bổ nghĩa; còn trong tiếng Hán thì vật tổ 物祖 có nghĩa là tổ của muôn loài, trong đó vật là định ngữ và tổ mới là trung tâm (bị định ngữ).
Đang xem: Hồi 273: Đồ Đằng là gì, thắc mắc trong khi dịch (phần ii)
Totem là một thuật ngữ mà tiếng Anh đã mượn từ một ngôn ngữ của người bản địa Châu Mỹ. “Từ điển tiếng Việt” của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia do Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy, Nguyễn Đức Dương biên soạn (Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2005) giảng totem là “động vật, cây cỏ, đồ vật hoặc hiện tượng tự nhiên mà tộc người nguyên thủy coi là biểu tượng thiêng liêng của bộ tộc mình và tin rằng những thứ đó có mối liên hệ siêu tự nhiên và có sự gần gũi máu thịt”. Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967) cũng giảng tô tem là: “Động vật hay thực vât người nguyên thuỷ sùng bái, coi là tổ tiên của thị tộc: Tô tem của người Việt nguyên thủy là con cá sấu”. Trang mạng http://vi.oldict.com đã dùng từ tô-tem một cách chính xác khi khẳng định rằng “Tô-tem của người Việt nguyên thủy là con cá sấu”. Còn tác giả Nguyễn Công Thuần thì đã nhầm lẫn nên mới đánh đồng biểu tượng (thông thường) với totem, tức vật tổ. Tất cả những thứ mà ông Thuần đưa ra, từ rồng (Tàu), chim ưng (Hoa Kỳ), sư tử (Anh), voi (Ấn Độ), gà trống (Pháp) cho đến cái phức thể “Con Rồng cháu Tiên” đều không phải là vật tổ.
Xem thêm: Software Testing Là Gì ? Một Tester Sẽ Làm Những Công Việc Gì?
Việc lấy con gà trống Gô-loa làm biểu tượng có bao hàm một sự chơi chữ ý nhị ở trong đó. Biểu tượng này cũng chỉ ra đời từ thời Trung đại rồi mới trở nên đắc dụng từ thời Phục Hưng, đặc biệt là vào thời cách mạng Pháp 1789. Còn vật tổ thì… có tuổi thọ cao hơn nhiều. Tổ tiên của người Pháp là người Gô-loa (Gaulois). Người Gô-loa, tiếng La Tinh gọi là Gallus. Danh từ riêng Gallus trong tiếng La Tinh lại có một từ đồng âm tuyệt đối là danh từ chung gallus, có nghĩa là gà trống. Thế là cái vỏ ngữ âm gallus của tiếng La Tinh vừa biểu hiện khái niệm “người Gô-loa” lại vừa biểu hiện khái niệm “gà trống”. Vậy cứ theo ngôn ngữ này, người ta có thể chơi chữ bằng hình thức calembour (song quan) mà hiểu rằng: Người Gô-loa (Gallus) = con gà trống (gallus).
Xem thêm: ” Vi Hành Là Gì ? Khái Niệm Về Hành Vi Hành Chính Vi Hành Tiếng Anh Là Gì
Đó là lý do tại sao người Pháp lại lấy con gà trống Gô-loa làm biểu tượng của dân tộc mình. Nếu ta biết rằng, tiếng Pháp hiện đại là do tiếng La Tinh thông tục (latin populaire) mà ra thì ta cũng sẽ không lấy làm lạ tại sao người Pháp lại căn cứ vào tiếng La Tinh để chọn biểu tượng cho quốc gia, dân tộc của mình như thế.
Còn “Con Rồng cháu Tiên” mà lại là vật tổ của Việt Nam ư? Thật là loạn ngôn mất rồi! Nếu quả thật có cái gì đó dính dáng đến khái niệm “vật tổ” trong cái thành ngữ bốn tiếng này thì đó chỉ là Rồng và Tiên mà thôi. Còn con Rồng cháu Tiên thì chính là chúng ta ngày nay đấy! Ông Nguyễn Công Thuần muốn biến tất cả chúng ta thành vật tổ thì chẳng phải là xấc xược lắm ru?