Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh – Bác sĩ Hồi sức cấp cứu – Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế gocnhintangphat.com Hạ Long
Đông máu là quá trình bảo vệ cơ thể khỏi việc chảy máu nhiều khi bị thương. Bác sĩ sẽ biết được nguy cơ bạn bị chảy máu nhiều hoặc các nguy cơ khác như đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi xét nghiệm đông máu. Vậy đông máu là gì và khi nào cần làm xét nghiệm đông máu? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc trên.
Đang xem: Đng là gì, Động cơ (tâm lý học)
Đông máu đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu, là quá trình phức tạp tạo ra các cục máu đông.
Ngay sau khi xảy ra chấn thương làm tổn hại đến nội mạc mạch máu, phản ứng đông máu được kích hoạt. Quá trình cầm máu ban đầu diễn ra khi tiểu cầu tạo nút chặn cầm máu tại vết thương. Các yếu tố đông máu trong huyết tương đáp ứng chuỗi phản ứng để tạo các sợi huyết đóng vai trò củng cố nút chặn tiểu cầu, đây chính là quá trình cầm máu thứ phát.
Máu được cầm bởi chỗ bị tổn thương được che phủ bởi cục máu đông có chứa tiểu cầu và sợi huyết, khi thành mạch máu bị tổn thương. Tình trạng rối loạn máu đông có thể gây nên hiện tượng huyết tắc hoặc tăng nguy cơ chảy máu.
Xem thêm: Triglixerit Là Gì Khi Lượng Triglyceride Trong Máu Tăng Cao?
Thực hiện xét nghiệm đông máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán, đánh giá được khả năng đông máu của cơ thể bạn như thế nào và quá trình này sẽ diễn ra trong thời gian bao lâu.
Bạn sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm đông máu trong một số trường hợp dưới đây:
Bạn bị chảy máu không cầm được hoặc trên cơ thể xuất hiện những vết bầm bất thường;Xét nghiệm để kiểm tra xem liều lượng Warfarin bạn dùng đã phù hợp hay chưa;Quá trình đông máu không thể thiếu sự tham gia của vitamin K, vì thế thực hiện xét nghiệm đông máu để kiểm tra bạn có bị thiếu vitamin K hay không;Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm đông máu, liệu bạn có đủ tiêu chuẩn để thực hiện phẫu thuật hay không;Kiểm tra cơ thể có tạo ra quá nhiều máu đông hay không;Chẩn đoán chính xác các tình trạng rối loạn đông máu, mức độ rối loạn đông máu cũng như tiến triển rối loạn đông máu mà người bệnh mắc phải giúp bác sĩ xác định được hướng điều trị chính xác cho từng đối tượng;Xét nghiệm đông máu đóng vai trò rất quan trọng trong các chẩn đoán bất thường về đông máu. Nếu chỉ căn cứ vào những biểu hiện hay triệu chứng bằng mắt thường thì không thể có kết luận chính xác về tình trạng rối loạn đông máu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hướng điều trị bệnh cũng như kết quả điều trị của bệnh nhân.
Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đông máu:
Một số loại protein nhạy cảm với nhiệt độ, nồng độ các mẫu xét nghiệm sẽ giảm nếu giữ ở nhiệt độ phòng;Phụ nữ đang mang thai hoặc có sử dụng thuốc tránh thai khiến cho nồng độ các yếu tố đông máu tăng, đặc biệt là yếu tố chống hemophilia A (VIII) và yếu tố chống hemophilia B (IX);Khi bị căng thẳng hoặc bị viêm nhiễm, các yếu tố đông máu có thể sẽ tăng dẫn tới kết quả xét nghiệm bị sai lệch.
Xem thêm: Thuật Ngữ Ifrs: Underlying Asset Là Gì ? Underlying Asset Là Gì
Để theo dõi và chẩn đoán chính xác tình trạng đông máu cần phải thực hiện xét nghiệm đông máu. Đồng thời kết quả xét nghiệm đông máu giúp bác sĩ có hướng điều trị phù hợp, chính xác cho từng bệnh nhân cũng như tình trạng bất thường trong quá trình đông máu mà bạn có thể gặp phải, điều này không thể đưa ra phán đoán bằng các dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh.