Xác định định ngữ trong những câu sau:– Chị tôi có mái tóc đen.- Chị tôi có mái tóc đen mượt mà.- Quyển sách mẹ tặng rất hay.

Đang xem: Định ngữ là gì, ngữ pháp Định ngữ trong tiếng hàn

Xác định bổ ngữ trong những câu sau:– Cuốn sách rất vui nhộn.- Gió đông bắc thổi mạnh.Xác định trạng ngữ trong những câu sau:– Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại.- Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà.- Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về.- Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.- Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm, vì muốn mẹ đỡ vất vả.

*

Để làm được, trước hết cần hiểu khái niệm về Định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ.Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt. Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm Chủ – Vị.

Xem thêm: Cổng Thunderbolt Là Gì ?Sự Thật Về Chuẩn Kết Nối Tốc Độ Cực Cao Trên Macbook

Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, v.v.. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.Vậy nên đáp án của bài tập này như sau (những từ được bôi đậm là từ cần tìm):Định ngữ:– Chị tôi có mái tóc đen. (Đen là định ngữ, đen là từ làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”).- Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (Đen mượt mà là định ngữ, đen mượt mà là ngữ làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”).- Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ tặng là định ngữ, mẹ – tặng là cụm Chủ ngữ – Vị ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ “Quyển sách”).Bổ ngữ:– Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ “vui nhộn”, rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ).- Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ “thổi”, thổi mạnh được gọi là Cụm động từ).

Xem thêm: Android Tv Box Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết, Android Tivi Box Là Gì

Trạng ngữ:Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại. (Thỉnh thoảng là Trạng ngữ chỉ thời gian. “Tôi – lại về thăm Ngoại” là một cụm chủ – vị, được từ Thỉnh thoảng bổ nghĩa, làm rõ việc tôi về thăm Ngoại là không thường xuyên, do đó Thỉnh thoảng là trạng ngữ. Còn khi phân loại trạng ngữ thì Thỉnh thoảng là từ chỉ về thời gian nên Thỉnh thoảng trong câu trên là trạng ngữ chỉ thời gian).- Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà. (Với giọng nói từ tốn là trạng ngữ chỉ cách thức).- Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về. (Trước cổng trường là trạng ngữ chỉ địa điểm).- Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt. (Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ là trạng ngữ chỉ mục đích).- Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm, vì muốn mẹ đỡ vất vả. (Vì muốn mẹ đỡ vất vả là trạng ngữ chỉ nguyên nhân).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *