Định chế là tổng hoà giữa hệ thống tổ chức thiết chế xã hội với hệ thống các chế định điều tiết cá nhân và cộng đồng theo những dạng thức quan hệ tương ứng.

Đang xem: Định chế là gì, khái niệm Định chế Được hiểu như thế nào

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường nghe đến “định chế chính trị”, “định chế xã hội”, “định chế tài chính”,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ định chế là gì? và nhầm lẫn định chế và chế định là một.

Đề nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu ra hơn về thuật ngữ này cùng những nội dung liên quan về định chế, Luật Hoàng Phi xin gửi đến quý độc giả những thông tin dưới bài viết sau.

Định chế là gì?

Định chế là tổng hoà giữa hệ thống tổ chức thiết chế xã hội với hệ thống các chế định điều tiết cá nhân và cộng đồng theo những dạng thức quan hệ tương ứng. Trong một định chế sẽ có hai yếu tố hợp thành là tổ chức thiết chế xã hội và chế định.

– Tổ chức thiết chế xã hội là các tổ chức, cơ quan được xây dựng, thành lập, hoạt động trong xã hội theo quy định của pháp luật.

– Chế định là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các chủ thể trong định chế.

Như vậy, cần phân biệt tổ chức và chế định với định chế. Vì bản chất tổ chức và chế định là hai yếu tố cấu thành nên định chế. Nếu chỉ có hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh về một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống (hay chế định) mà không có sự xuất hiện của tổ chức hoạt động về lĩnh vực đó (hay tổ chức thiết chế xã hội) thì không thể hình thành nên một định chế trong xã hội. Và ngược lại, nếu có sự xuất hiện của tổ chức mà không có chế định điều chỉnh về hoạt động của tổ chức đó thì cũng không thể hình thành nên một định chế.

Các loại định chế?

Ngoài định nghĩa về định chế là gì? thì nhiều khách hàng còn quan tâm tới việc phân loại của định chế. Theo đó, có nhiều định chế cùng tồn tại trong xã hội hiện nay, gồm:

– Định chế chính trị là tổng hoà các phương thức quan hệ và các thiết chế xã hội – chính trị tương ứng, như các chính đảng, các tổ chức nhà nước và bộ máy nhà nước, các đoàn thể chính trị của quần chúng nhân dân… cùng với hệ thống các chế định tương ứng

– Định chế xã hội cộng đồng cư dân là hình thức tập hợp dân cư theo lãnh thổ cư trú, theo dòng họ và gia đình, như thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố; chi tộc, đại gia tộc… cùng với hệ thống các chế định xã hội tương ứng.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Worksheet Là Gì, Nghĩa Của Từ Worksheet, Nghĩa Của Từ Worksheet Trong Tiếng Việt

– Định chế xã hội phi chính phủ bao gồm tất cả các tổ chức không thuộc bộ máy hành chính nhà nước và không nhằm mục đích lợi nhuận, không theo đuổi mục tiêu chính trị, được lập ra một cách tự nguyện, hợp pháp và có tư cách pháp nhân theo luật định cùng với hệ thống các chế định xã hội tương ứng. Có ba dạng chủ yếu của định chế xã hội phi chính phủ: tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia; tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế; và tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ.

– Định chế xã hội tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm những tổ chức và thành viên được hình thành và hoạt động theo những chế định xã hội đặc biệt, phản ánh bản chất, chức năng xã hội của tôn giáo, tín ngưỡng.

– Định chế kinh tế bao gồm toàn bộ các tổ chức kinh tế được hình thành trong đời sống xã hội cùng với hệ thống các chế định xã hội tương ứng. 

*

Phân biệt định chế và chế định

Như khái niệm định chế đã nêu ở trên, có thể thấy định chế bao quát gồm cả chế định. Chế định là một yếu tố cấu thành nên định chế.

Ví dụ về định chế

Nhà nước vừa là một định chế chính trị, vừa đóng vai trò là trung tâm kết nối, điều tiết các định chế khác trong xã hội giúp xã hội tồn tại và hoạt động một cách bình thường.

Về phương diện chế định, định chế nhà nước bao gồm hệ thống các văn bản pháp lý như Hiến pháp, các bộ luật, các văn bản dưới luật, các pháp lệnh, nghị định có liên quan đến những vấn đề trọng đại của quốc gia dân tộc cũng như của từng địa phương.

Về phương diện tổ chức thiết chế, định chế nhà nước bao gồm các thể chế tương ứng như quốc hội, chính phủ, Toà án, viện kiểm sát, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân…

Cả hai phương diện này hợp thành một hệ thống cấu trúc xác định, cho phép nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vừa đóng vai trò là một bên quan hệ, vừa là yếu tố quyết định việc xác lập cơ chế quan hệ giữa nó với các định chế xã hội khác, cũng như chi phối sâu sắc mối quan hệ giữa các định chế xã hội khác nhau, nhất là về phương diện quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Xem thêm: Ppm, Tds, Ph Là Gì? Chỉ Số Ppm Là Gì ? Cách Sử Dụng Và Quy Đổi Của Ppm Mà Bạn Cần Biết

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến Định chế là gì?, các loại định chế, phân biệt định chế và chế định, ví dụ cụ thể về định chế. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý độc giả có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *