Nó được viết với cấu trúc câu điều kiện loại 1, nhưng lại thể hiện một điều không thể xảy ra? Bạn đã dành một thời gian khakhá trong thời gian biểu học tiếng Anh của mình để nghiên cứu nội dung này mà vẫn cảm thấy bối rối? Bài viết này Step Up giúp bạn có một cái nhìn đầy đủ về câu điều kiện trong tiếng Anh. 

1. Câu điều kiện là gì?

Trong tiếng Anh câu điều kiện dùng để diễn đạt, giải thích về một sự việc nào đó có thể xảy ra khi điều kiện nói đến xảy ra. Hầu hết các câu điều kiện đều chứa “if”. Một câu điều kiện có hai mệnh đề.

Đang xem: Khái niệm về Điều kiện là gì, Điều kiện Để Đăng ký học chương trình cao Đẳng

Mệnh đề chính hay gọi là mệnh đề kết quả.Mệnh đề chứa “if” là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện, nó nêu lên điều kiện để mệnh đề chính thành sự thật.

Thông thường mệnh đề chính sẽ đứng trước mệnh đề phụ đứng sau. Tuy nhiên chúng ta có thể đảo mệnh đề phụ lên trước câu và thêm dấu phẩy vào sau mệnh đề phụ để ngăn cách giữa mệnh đề phụ và mệnh đề chính.

Ví dụ:

If the weather is nice, I will go to Cat Ba tomorrow. (Nếu thời tiết đẹp, tôi sẽ đi Cát Bà vào ngày mai.)If I were you, I would buy that laptop. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua chiếc máy tính đó.)I would have got better marks if I had learned hard. (Tôi sẽ đạt điểm cao hơn nếu tôi đã học hành chăm chỉ.)
TÌM HIỂU NGAY

2. Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh

Tương ứng với các thời điểm điều kiện xảy ra, câu điều kiện cũng được phân loại thành các dạng dựa vào các mốc thời gian đó. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cấu trúc và cách dùng của mỗi loại câu điều kiện ngay sau nhé!

Câu điều kiện loại 0 (zero conditional)

Câu điều kiện loại 0 được sử dụng để diễn giải thích tình huống những tình huống được coi là chân lý, thường là những sự thật trong cuộc sống, ví dụ như khoa học.

Mệnh đề phụ

Mệnh đề chính

If + S+ V

(Hiện tại đơn)

S + V

(Hiện tại đơn)

Ví dụ:

If you freeze water, it becomes a solid.

(Nếu bạn đóng bằng nước, nó sẽ thành thể cứng.)

Plants die if they don’t get enough water.

(Thực vật sẽ chết nếu nó không có đủ nước.)

If public transport is efficient, people stop using their cars.

(Nếu giao thông công cộng mà hiệu quả, mọi người sẽ không dùng xe riêng nữa.)

Ngoài ra câu điều kiện loại 0 còn được sử dụng để đưa ra những lời chỉ dẫn, lời đề nghị.

Ví dụ:

If Bill phones, tell him to meet me at the cinema.

(Nếu Bill gọi, bảo anh ấy gặp tôi ở rạp chiếu phim.)

Ask Pete if you’re not sure what to do.

(Hãy hỏi Pete nếu bạn không rõ phải làm gì.)

If you want to come, call me before 5:00.

(Nếu bạn muốn tới, hãy gọi tôi trước 5 giờ.)

Trong câu điều kiện loại 0, chúng ta có thể thay thế “if” bằng “when” mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu nói:

If you heat ice, it melts.

(Nếu bạn làm nóng đá, nó tan chảy)

Ice melts if you heat it.

(Đá tan chảy nếu bạn làm nóng nó.)

When you heat ice, it melts.

(Khi bạn làm nóng đá, nó tan chảy.)

Ice melts when you heat it.

(Đá tan chảy khi bạn làm nóng nó.)

Câu điều kiện loại 1

*
*

Câu điều kiện hỗn hợp

Câu điều kiện hỗn hợp diễn tả những sự việc trái ngược với sự thật đã xảy ra trong quá khứ và giả định kết quả nếu những điều này thực sự đã xảy ra. Những kết quả này sẽ trái với sự thật ở hiện tại.

Mệnh đề phụ

Mệnh đề chính

If + S + had + V-PII

(Quá khứ hoàn thành)

S + would + V

Ví dụ: 

If I had studied I would have my driving license. (but I didn’t study and now I don’t have my license)

(Nếu tôi học thì giờ tôi đã có bằng lái xe rồi – nhưng tôi đã không học và hiện tại tôi không có bằng lái xe.)

I could be a millionaire now if I had taken that job. (but I didn’t take the job and I’m not a millionaire)

(Tôi đã có thể đang là một triệu phú nếu tôi nhận công việc đó – nhưng tôi đã không nhận và bây giờ tôi không phải triệu phú.)

If you had spent all your money, you wouldn’t buy this jacket. (but you didn’t spend all your money and now you can buy this jacket)

(Nếu tôi tiêu hết tiền thì tôi đã không mua cái áo khoác này – nhưng tôi không tiêu hết tiền và giờ tôi có thể mua chiếc áo khoác.)

3. Một số lưu ý về cách dùng câu điều kiện

Cũng giống như động từ có động từ thường và động từ bất quy tắc, các cấu trúc câu đầu điều kiện cũng có những trường hợp đặc biệt cần lưu ý.

1. Trong câu điều kiện có mệnh đề phụ ở dạng phủ định, chúng ta có thể dùng “unless” thay cho “if not…”

Ví dụ:

I will buy you a new laptop if you don’t let me down.

(Tôi sẽ mua cho cậu một cái máy tính xách tay mới nếu cậu không làm tôi thất vọng.)

=> I will buy you a laptop unless you let me down.

Xem thêm: Cho Đến Nay Tiếng Anh Là Gì, Từ Đó Đến Nay In English With Contextual Examples

(Tôi sẽ mua cho cậu một cái máy tính xách tay mới trừ khi bạn làm tôi thất vọng.)

I will go to Cao Bang tomorrow if it doesn’t rain. 

(Tôi sẽ đi Cao Bằng vào ngày mai nếu mà trời không mưa.)

=> I will go to Cao Bang tomorrow unless it rains.

(Tôi sẽ đi Cao Bằng vào ngày mai trừ khi trời mưa.)

Mary can’t let you in if you don’t give her the password.

(Mary không thể để bạn vào trong nếu như bạn không đưa cho cô ấy mật khẩu.)

=> Mary can’t let you in unless you give her the password.

(Mary không thể để bạn vào trong trừ khi bạn đưa cho cô ấy mật khẩu.)

2. Trong câu điều kiện loại I, chúng ta có thể sử dụng thì tương lai đơn trong mệnh đề phụ nếu mệnh đề phụ diễn ra sau khi mệnh đề trình diễn ra.

Ví dụ: 

If aspirin will ease my headache, I will take a couple tonight.

(Nếu aspirin có thể giảm bớt cơn đau đầu của tôi, tôi sẽ uống hai viên tối nay.)

If you will take me to the park at 9 a.m, I will wake you up at 8 a.m.

(Nếu bạn có thể đưa tôi tới công viên lúc 9 giờ sáng, tôi sẽ đánh thức bạn dậy lúc 8 giờ sáng.)

If I will have English lesson this afternoon, I will book a grab to school now.

(Nếu tôi có ca học tiếng Anh vào chiều nay, tôi sẽ đặt một chuyến grab tới trường ngay bây giờ.)

3. Trong câu điều kiện loại 2, chúng ta sử dụng “were” thay cho “was”

Ví dụ: 

If I were you, I would never do that to her. 

(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không bao giờ làm vậy với cô ấy.)

If I were you, I would take part in this competition. 

(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ tham gia cuộc thi này.)

If I were you, I would believe in her.

(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ tin cô ấy.)

Cách dùng này trang trọng và phổ biến hơn.

4. Cách dùng của câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3 thường được sử dụng trong cấu trúc câu wish và cấu trúc câu would rather để thể hiện sự tiếc nuối hoặc ý trách móc ai đó đã hoặc không làm gì:

Ví dụ:

If I had reviewed for the exam, I would not have got mark D!

(Nếu tôi ôn tập cho kỳ thi, tôi đã không bị điểm D!)

=> I wish I had reviewed for the exam.

(Ước gì tôi đã ôn tập cho kỳ thi.)

=> I would rather I had reviewed for the exam.

(Giá như tôi đã ôn tập cho kỳ thi.)

If I had gone to that party, I could have met her.

Xem thêm: Dịch Nghĩa Của Từ Turnkey Là Gì, Dự Án Trao Tay Là Gì

(Nếu tôi tới bữa tiệc đó, tôi đã có thể gặp cô ấy.)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *