Trong phần này, bạn sẽ thấy những lời khuyên kinh doanh cơ bản trong các lĩnh vực quản lý kinh doanh như:
1. Đăng ký công việc kinh doanh 2. Bảo đảm tài chính cho công việc kinh doanh của bạn3. Quản lý an toàn sức khoẻ và lao động tại nơi làm việc4. Thực hiện nghĩa vụ thuế5. Tuyển dụng nhân công6. Tiếp thị và bán hàng7. Quản lý chất lượng (trong phần Khởi sự)
Những thông tin được cung cấp ở trong này là thông tin chung, có thể không áp dụng cho một vài trường hợp cụ thể, và không thể sử dụng thay thế cho những dịch vụ pháp luật hoặc chuyên nghiệp.
Đang xem: Điểm là gì, khái niệm Đặc Điểm mới nhất? mối quan hệ giữa Điểm và Đường thẳng
Điểm hoà vốn là một trong những khái niệm quan trọng và cơ bản trong công việc kinh doanh. Điểm hoà vốn được định nghĩa là doanh số bán hàng cần thiết để lợi nhuận bằng 0, hoặc “điểm bằng nhau”. Nói cách khác, điểm hoà vốn là khi doanh thu bằng với chi phí.
Điểm hoà vốn được tính sử dụng công thức sau đây:
BEP = TFC / (SUP – VCUP)
trong đó,
BEP: điểm hoà vốn (số lượng sản phẩm)TFC: tổng chi phí cố địnhVCUP: chi phí biến đổi bình quânSUP: lợi nhuận của mỗi sản phẩm
Chi phí cố định bao gồm tất cả những chi phí không biến đổi khi sản phẩm hoặc sản lượng thay đổi, ví dụ tiền thuê nhà, lương, và tiền điện thoại. Những chi phí này sẽ không thay đổi cho dù bạn sản xuất được sản phẩm.
Chi phí biến đổi bao gồm tất cả những chi phí sẽ biến đổi dựa trên lượng sản phẩm sản xuất được, ví dụ nguyên vật liệu. Số lượng sản phẩm tăng, sẽ sử dụng thêm nhiều nguyên vật liệu.
Xem thêm: Webquest Là Gì – Ứng Dụng Webquest Trong Dạy Học
Kết quả của công thức này sẽ cho bạn biết bạn cần đạt được doanh thu bao nhiêu để đạt được điểm cân bằng. Doanh thu lớn hơn con số này có nghĩa là đã đem lại lợi nhuận cho công ty. Nếu bạn lấy số này chia cho giá bán của một sản phẩm, bạn có thể biết được cần phải bán được bao nhiêu sản phẩm để đạt được điểm cân bằng.
Phân tích điểm hoà vốn cần phải được thực hiện đối với tất cả các nguồn doanh thu. Ví dụ, nếu công ty bạn nhiều loại sản phẩm khác nhau, cần phải tính điểm hoà vốn cho từng loại sản phẩm. Điều này cho phép những người quản lý xác định được sản phẩm nào bán được và sản phẩm nào cần phải cải thiện.
Nếu việc bán một sản phẩm nào đó không tốt – không đạt được điểm cân bằng – cần phải hành động. Điều này có thể bao gồm nâng giá, giảm chi phí, hoặc có thể không sản xuất sản phẩm đó nữa. Ngoài ra, nếu một sản phẩm nào đó bán được, có thể tập trung vào để tăng thêm lợi nhuận.