Đến tuổi dậy thì ở nữ giới bắt đầu xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Nắm được chu kỳ kinh nguyệt của bản thân sẽ giúp chúng ta theo dõi và kiểm soát được tình trạng sức khỏe cơ thể. Nhiều người vẫn tự hỏi rằng chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay bên dưới.
Đang xem: Đến tháng là gì, và không nên làm gì Đau bụng kinh do Đâu
1. Giúp các bạn hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt
chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lí diễn ra liên tục ở cơ thể nữ giới được điều hành bởi hệ hormone sinh dục và rất cần đối với sự sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng giữa giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Nói cách khác, kinh nguyệt diễn ra từ tuổi dậy thì cho đến cuối tuổi sinh sản. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của 1 quá trình phát triển tự nhiên theo chu kỳ ở nữ giới.
Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lí
Hàng tháng kinh nguyệt vẫn xuất hiện chứng tỏ bạn không có thai. Trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ trưởng thành về mặt giới sẽ phóng ra 1 hoặc 2 trứng. Trước khi thực hiện phóng noãn, nội mạc bao phủ toàn bộ tử cung và xây dựng theo dạng đồng bộ hóa. Sau khi phóng noãn, nội mạc lại thay đổi nhằm chuẩn bị cho quá trình thụ tinh và hình thành thai kỳ.
Nếu không diễn ra sự thụ tinh và hình thành thai kỳ tử cung sẽ hủy bỏ lớp nội mạc và tiếp tục chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới sẽ diễn ra trong khoảng 3 tới 5 ngày, ở mức 2 đến 7 ngày vẫn được coi là bình thường. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau 28 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chu kỳ lặp lại sau 35 ngày.
2. Cách tính thời gian lặp lại giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày?
Việc biết được thời gian lặp lại chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày sẽ giúp chúng ta có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cơ thể tốt hơn và đặc biệt việc tránh thai sẽ hiệu quả hơn nếu không có ý định mang thai.
Cách tính thời gian lặp lại giữa chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì quay lại được tính thế nào? Theo lời khuyên của một số chuyên gia thì chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên của chu kì này đến ngày đầu tiên của chu kì tiếp theo. Sau đây là cách tính chu kỳ kinh nguyệt dành cho các chị em:
Bước 1: đánh dấu ngày bắt đầu khi kinh nguyệt xuất hiện để theo dõi sát sao chu kì của bản thân.
Bước 2: theo dõi liên tục đến ngày bắt đầu của chu kì tiếp theo và đánh dấu tiếp tục.
Bước 3: qua 2 bước trên bạn đã có được ngày đầu tiên giữa 2 chu kỳ. Từ đó dễ dàng tính được thời gian lặp lại giữa các chu kỳ là bao lâu.
Bước 4: theo dõi không ngừng trong khoảng 6 tháng, bạn sẽ có được kết quả trung bình và biết được chu kì tiếp theo rơi vào ngày nào.
Ví dụ minh họa:
Kết luận, thời gian giữa 2 kỳ kinh nguyệt người này là 28 ngày.
3. Dấu hiệu của một kỳ kinh nguyệt bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt ổn định thường quay lại trong khoảng 28 – 30 ngày. Một vài trường hợp có thể ít hơn khoảng 21 ngày hoặc nhiều hơn từ 30 – 35 ngày.
Một chu kì sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày hoặc từ 2 – 7 ngày. Ngoài ra có những người có độ dài chu kì từ 7 – 10 ngày với lượng máu rất ít cũng không vấn đề gì nghiêm trọng.
Xem thêm: Nước Hoa Tester Là Gì ? Cần Học Gì Để Trở Thành Tester Chuyên Nghiệp
Những thay đổi nhỏ giữa chu kỳ cũng không có gì nghiêm trọng. Ví dụ nếu khoảng cách giữa 2 chu kì trước của bạn là 28 ngày nhưng sau lại là 30 ngày cũng là bình thường không đáng lo ngại. Nguyên nhân do những căng thẳng hoặc bệnh tật có thể làm thay đổi chu kỳ kinh hoặc lỡ 1 chu kì. Nếu thời gian giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn 40 ngày mà không mang thai cần đến gặp ngay bác sĩ.
Những dấu hiệu bình thường của chu kỳ kinh nguyệt gồm có: thèm ăn, dễ thay đổi tâm trạng, hay cáu gắt, khó chịu, đau bụng, đau lưng, nổi mụn,… Các dấu hiệu có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Đau bụng là triệu chứng xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt
4. Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là thì cần đi thăm khám?
Kinh nguyệt diễn ra ở mỗi người có tính chất không giống nhau. Có thể bạn có chu kì khoảng 3 ngày nhưng mẹ hoặc chị em gái của bạn có chu kì khoảng 7 ngày. Nếu phát hiện những thay đổi bất thường bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Do thiếu hiểu biết và chủ quan, nhiều người nghĩ rằng những thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt xảy ra do thời tiết, ăn uống không hợp lý,… Từ đó tạo điều kiện cho những mầm bệnh gây hại phát triển trong cơ thể và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn 7 ngày
Rong huyết là hiện tượng ra máu dài hơn 7 ngày nhưng không mang tính chu kì. Nếu rong kinh diễn ra hơn 15 ngày sẽ chuyển thành rong huyết gọi là rong kinh – rong huyết. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Thế nên, khi cơ thể vừa xuất hiện những triệu chứng này cần đến gặp ngay bác sĩ.
Cường kinh là hiện tượng máu kinh nguyệt ra nhiều và diễn ra dài ngày khiến sức khỏe chúng ta bị giảm sút mạnh do mất khá nhiều máu.
Thiếu kinh là hiện tượng lượng kinh nguyệt ra ít và chỉ trong thời gian ngắn khoảng 1 – 2 ngày.
Kinh nguyệt không đều và màu sắc thay đổi.
5. Lượng máu kinh nguyệt ra bao nhiêu là bình thường?
Chúng ta vẫn thường thấy trong chu kỳ kinh nữ ra nhiều máu nhưng thực tế lượng máu cơ thể thải ra khoảng 2 thìa máu trong suốt chu kỳ. Nếu nhiều hơn khoảng 4 – 6 thìa cũng không quá nghiêm trọng. Nếu phải thay băng vệ sinh lúc ban đêm hoặc tiết ra 1 cục máu đông quá lớn ( kích cỡ khoảng 1 quả bóng golf hay lớn hơn) thì là bất thường.
Nếu cục máu đông nhỏ tiết ra vào ngày bắt đầu hoặc ngày thứ 2 của chu kỳ cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Thông thường, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh sẽ tiết ra lượng máu khá nhiều nhưng không đến mức phải thay vệ sinh 2 giờ 1 lần. Nếu thấy mình cần phải thay băng vệ sinh liên tục trong khoảng 2 – 3 giờ cần phải đi khám bác sĩ.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Vampire Là Gì ? Nghĩa Của Từ Vampire Trong Tiếng Việt
Việc tính được chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày rất cần thiết đối với nữ giới. Nắm bắt được việc chu kỳ kinh của mình có bình thường không sẽ giúp các bạn nữ bảo vệ thật tốt cho sức khỏe của mình và phòng tránh thai hiệu quả nếu có nhu cầu.