uyennd72:Trích dẫn từ: caigi trong Tháng Hai 11, 2009, 02:01:59 PMĐồng ý với quan điểm của Uyênnd72 những nghĩa của “đầu nậu” bạn đang giải thích nó chỉ phù hợp với thời các chúa Nguyễn, trong buổi đầu khai phá vùng Đàng Trong, đã đặt ra các đơn vị hành chính mới như phường, nậu, man. Phường, nậu, man là các đơn vị nhỏ hơn thôn. Nậu lại là tập hợp một nhóm người cùng nghề như nậu nguồn (khai thác lâm sản), nậu rớ (đánh cá bằng rớ), nậu rỗi (buôn cá), nậu nại (làm muối) và vì vậy đầu nậu là người đứng đầu một nhóm người cùng nghề. Còn thời nay thì: đầu nậu là kẻ đứng đầu một nhóm người, kẻ cầm đầu với ý nghĩa không tốt. Thương chi cho uổng tấm tìnhNẩu về xứ nẩu bỏ mình bơ vơ!Uyennd72 đang nói về hiện tại đóVì nếu cáigì biết là miền nam không có “phường nậu, man'''''''''''''''' như cái gì đã nói. Nó là nơi chứa dân tạp cư, nên từ Đầu nậu chỉ phổ biến từ TP. Hồ Chí Minh đổ về tới Cà Mau. Nơi người Hoa sinh sống nhiều nhất (Đặc biệt là vùng Sóc Trăng), và sự vay mượn và giao thoa văn hóa cũng từ đó mà ra.Còn nghĩa xấu là do người ta nghĩ rằng những đầu nậu đó tích trử , đầu cơ hàng hóa để lủng đoạn thị trường, giống như cơn sốt giá gạo toàn khu miền nam vào tháng 7 năm 2008 vưa qua. Còn từ “Nẩu” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba của vùng miền nam trung bộ”nẩu” đồng nghĩa với, ông (bà)ấy, nó, cũng như âm đọc trại đi của người miền nam “ổng ,bả, chả.”không biết cáigi đưa 2 câu ca dao này lên để hàm ý về cái gì.
caigi:Trích dẫn từ: uyennd72 trong Tháng Hai 11, 2009, 02:14:26 PMUyennd72 đang nói về hiện tại đóVì nếu cáigì biết là miền nam không có “phường nậu, man'''''''''''''''' như cái gì đã nói. Nó là nơi chứa dân tạp cư, nên từ Đầu nậu chỉ phổ biến từ TP. Hồ Chí Minh đổ về tới Cà Mau. Nơi người Hoa sinh sống nhiều nhất (Đặc biệt là vùng Sóc Trăng), và sự vay mượn và giao thoa văn hóa cũng từ đó mà ra.Còn nghĩa xấu là do người ta nghĩ rằng những đầu nậu đó tích trử , đầu cơ hàng hóa để lủng đoạn thị trường, giống như cơn sốt giá gạo toàn khu miền nam vào tháng 7 năm 2008 vưa qua. Còn từ “Nẩu” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba của vùng miền trung nam bộ”nẩu” đồng nghĩa với, ông (bà)ấy, nó, cũng như âm đọc trại đi của người miền nam “ổng ,bả, chả.”không biết cáigi đưa 2 câu ca dao này lên để hàm ý về cái gì.Vẫn đồng ý với Uyennd72Nhưng chúng ta đang bàn về “nậu” trong “đầu nậu” còn nẩu thì Hepaplanta đã giải thích rõ rồi.Trong cuốn Đại Nam Quốc Âm tự vị-1896 giải thích nậu là bọn, lũ và đầu nậu là kẻ đứng đầu một bọn làm nghề.
Đang xem: Nghĩa của từ Đầu nậu là gì, nghĩa của từ Đầu nậu, cho hỏi một chút
Xem thêm: Zigbee Là Gì – Nhà Thông Minh Zigbee
Gustave Hue (Từ điển Việt-Hoa-Pháp, 1937) thì giải thích nậu là nhóm, tốp và dẫn: một giáp chia làm hai nậu. Từ đó ta có thể suy ra nậu có 2 nguồn gốc: từ chỉ đơn vị nghề nghiệp và đơn vị hành chính. ok ;D
uyennd72:Trích dẫn từ: caigi trong Tháng Hai 11, 2009, 02:23:18 PMVẫn đồng ý với Uyennd72Nhưng chúng ta đang bàn về “nậu” trong “đầu nậu” còn nẩu thì Hepaplanta đã giải thích rõ rồi.Trong cuốn Đại Nam Quốc Âm tự vị-1896 giải thích nậu là bọn, lũ và đầu nậu là kẻ đứng đầu một bọn làm nghề. Gustave Hue (Từ điển Việt-Hoa-Pháp, 1937) thì giải thích nậu là nhóm, tốp và dẫn: một giáp chia làm hai nậu. Từ đó ta có thể suy ra nậu có 2 nguồn gốc: từ chỉ đơn vị nghề nghiệp và đơn vị hành chính. ok ;DCái gì rất “cứng” về mặt kiến thức và học thuật, nhưng đây thì không thể suy luận như vậy được, bởi từ “đầu nậu” nó được “khai sinh” từ những người “khách trú”,trong bước đường ''tha phương cầu thực”, và nó cũng không liên quan gì đến nghề nghiệp và đơn vị hành chính. Đó là thực tế 😉
caigi:Trích dẫn từ: uyennd72 trong Tháng Hai 11, 2009, 02:32:24 PMCái gì rất “cứng” về mặt kiến thức và học thuật, nhưng đây thì không thể suy luận như vậy được, bởi từ “đầu nậu” nó được “khai sinh” từ những người “khách trú”,trong bước đường ''''tha phương cầu thực”, và nó cũng không liên quan gì đến nghề nghiệp và đơn vị hành chính. Đó là thực tế ;)Vẫn đồng ý với quan điểm của Uyennd72 thế nhưng:Tiếng Việt của chúng ta có một lịch sử vô cùng lâu đời, có thể đã bắt đầu hình thành nên một ngôn ngữ Việt tộc ngay từ thời các vua Hùng dựng nước….và thứ ngôn ngữ đó đã được ông cha ta giữ gìn và phát triển sau này trong suốt chiều dài của lịch sử đất nước từ các vua Hùng dựng nước cho đến thời Bắc thuộc Trung Hoa. Với một vốn liếng ban đầu như vậy, tiếng Việt đã đủ bản lĩnh để tiếp xúc với tiếng Hán (chủ yếu là với các phương ngữ miền Nam Trung Hoa), và không để cho tiếng Hán đồng hoá, ngược lại đã tiếp thu và đồng hoá vào tiếng nói của mình hàng loạt các yếu tố Hán ngữ thời bấy giờ, cái thời mà “đầu nậu” được “khai sinh” từ những người “khách trú”,trong bước đường ''''tha phương cầu thực” ấy :-*
Hepaplanta:Hỏi: Xin giải thích chữ “nậu” trong “đầu nậu” và “nậu” trong “nậu nguồn” (Ai về nhắn với nậu nguồn, mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên).Lê Thức (phường 3, thành phố Tuy Hòa)KHÁNH TƯỜNG: Huỳnh Tịnh Của (Đại Nam Quốc Âm tự vị-1896) giải thích nậu là bọn, lũ và đầu nậu là kẻ đứng đầu một bọn làm nghề. Gustave Hue (Từ điển Việt-Hoa-Pháp, 1937) thì giải thích nậu là nhóm, tốp và dẫn: một giáp chia làm hai nậu. Từ đó ta có thể suy ra nậu có 2 nguồn gốc: từ chỉ đơn vị nghề nghiệp và đơn vị hành chính.Dưới thời các chúa Nguyễn, trong buổi đầu khai phá vùng Đàng Trong, đã đặt ra các đơn vị hành chính mới như phường, nậu, man. Phường, nậu, man là các đơn vị nhỏ hơn thôn. Nậu lại là tập hợp một nhóm người cùng nghề như nậu nguồn (khai thác lâm sản), nậu rớ (đánh cá bằng rớ), nậu rỗi (buôn cá), nậu nại (làm muối) và vì vậy đầu nậu là người đứng đầu một nhóm người cùng nghề.Khi xóm làng đã thiết lập vững chắc các đơn vị như nậu, man không còn tồn tại và chữ nậu chỉ còn có nghĩa là bọn họ, người ta; đầu nậu là kẻ đứng đầu một nhóm người, kẻ cầm đầu với ý nghĩa không tốt. Vùng Nghĩa Bình, Phú Khánh lại có cách gọi tắt bọn ấy, nhóm ấy… là nẩu (nậu ấy) như trong câu hát:Thương chi cho uổng tấm tìnhNẩu về xứ nẩu bỏ mình bơ vơ!