Tội nghiệp mình vì bài này đã bị loại thẳng cánh cò bay ở báo trường, đăng ở đây làm kỉ niệm vậy.
Đang xem: Đạo mạo là gì, Đạo mạo nghĩa là gì
Nghe thì có vẻ vĩ mô. Lắm lúc tôi nghĩ rằng, nền văn hóa tư tưởng được coi là chính thống của chúng ta (thường được quyết định bởi người lớn) nếu có một cái gì xuyên suốt, thì có lẽ là chủ nghĩa chuộng đạo mạo, nghĩa là mọi người đều muốn tỏ ra rằng thích đạo đức, người lớn yêu cầu ở ta không phải là một thứ đạo đức tầm tầm mà là đạo đức ở cảnh giới cao nhất, mẫu mực nhất.
Hãy thử nhớ mà xem.
Năm ta 13 tuổi, ta học môn Sinh học. Cô giáo dạy ta về môn sức khỏe sinh sản. Một em bé ngoan có lẽ là không được đề cập đến tình dục vì tình dục là cái gì rất ghê, cô giáo dạy ta qua loa vì sợ “vẽ đường cho hươu chạy”. Ba năm sau, vẫn môn Sinh học, đến đoạn lí thuyết “chu kỳ kinh nguyệt”, vì cô giáo đạo mạo vẫn dậy qua loa nên ta vẫn chả hiểu gì cả nên ta mới mạnh dạn hỏi bạn gái ngồi cùng bàn rằng: “Ơ thế cứ đến ngày rằm và mùng một là các cậu bị đau bụng à?”. Bạn gái ngồi cạnh cũng đạo mạo nốt mà đỏ ửng mặt, cho ta ăn tát và gào vào mặt ta rằng: Đồ bỉ ổi!
Lớn hơn một chút. Khi ta đã 17 tuổi và học trung học, bác hàng xóm đạo mạo không quan tâm gì khác, sẽ vẫn công nhận ta là “con ngoan trò giỏi” cho đến khi bắt gặp ta đang lang thang sau trường với một em nữ sinh lớp 10 – có cái vẻ yêu đương linh tinh? Bác hàng xóm kể chuyện này với bác hàng xóm khác, mỗi người thêm một tình tiết, thế là cả xóm truyền nhau rằng ta “hỏng” rồi.
Năm 2013, Sapa có tuyết rơi, niềm ước mơ bấy lâu trở thành sự thật. Ta nhanh nhảu rủ bạn bè ta cùng làm bộ ảnh kỉ niệm, ta chỉnh Instagram, ta tung lên facebook. Cộng đồng mạng đạo mạo ngồi ở nhà đọc bài về những cánh đồng lúa, vườn rau của đồng bào ở Tây Bắc bị hư hại bởi tuyết rơi nhiều, cộng đồng mạng chửi bới ta tưng bừng, tố ta là vui vẻ trên nỗi đau khổ đau của đồng loại. Trong khi bản thân không có khả năng tạo ra tuyết hoặc làm tuyết ngừng rơi, ta đã chẳng làm gì ngoài chụp ảnh, mua một cái vòng kim loại, thuê một trang phục dân tộc, hoặc giống như những người khác là cho những em bé H’mông cái kẹo cái bánh, hoặc tiền, dù ít, dù nhiều v.v những điều chỉ giúp Sapa giàu lên qua ngành công nghiệp không khói.
Đấy đấy, suốt đã mấy năm nay nhất là từ khi có intermet, không khó để ta khai quật được rất nhiều người đạo mạo đạo đức (từ người lớn đến người trẻ), những người đạo đức đó giữ gìn đức hạnh và văn hóa dân tộc, họ không bao giờ nghiêng mình thỏa hiệp trước những cái kệch cỡm, vô đạo đức, mất dạy, xấu xa.
Xem thêm: Tuyển Head Of Transaction Banking Là Gì, The International Transaction Banking Convention
Và thử hình dung sau này, biết đâu ta trở thành một diễn viên nổi tiếng, một siêu sao sân cỏ, một đại sứ du lịch,… ta mua một cái siêu xe, một cái siêu nhà và nhiều cái siêu khác,… ta hẳn sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi dư luận đạo mạo chả quan tâm ta đã làm những gì mà lại đặt ra một loạt những thắc mắc rất to: “Tiền đấy sao không ủng hộ người nghèo cho có ích hơn? Mua gì mà xịn thế? Mặt khệnh thấy ghét. Khoe giàu à?”.
Ở đâu và mọi phương diện, ta đều thấy bóng dáng của văn hóa đạo mạo. Mà nhìn chung thì những thứ đạo mạo đó đã làm được gì?
Nền tư tưởng đạo mạo mọi người cùng hưởng ứng, vẽ nên tỉnh cảnh khó hiểu là ai cũng e ngại tình dục, xem tình dục là cái gì “ghê ghê”, là vùng cấm trên nhiều phương diện từ giáo dục cho đến nghệ thuật nhưng phía sau những cái đỏ mặt ngượng ngùng dường như ai cũng dành sự quan tâm lớn lao đến nỗi Việt Nam lọt Top về các nước tra cứu từ khóa liên quan đến Sex trên Google.
Nền tư tưởng đạo mạo đã không thể ngăn được tỉ lệ nạo phá thai của thanh thiếu niên Việt Nam tăng lên cũng cao hàng đầu thế giới, và cũng không ngăn được sự thật là từ lâu ai cũng hiểu các “thánh nữ” phim người lớn đến từ xứ xở mặt trời mọc trở thành gương mặt được biết đến rộng rãi hơn cả “anh” QiSheng – một biểu tượng thập niên 90 về hàng Tàu.
Nền tư tưởng đạo mạo định nghĩa mẫu mực về “con ngoan trò giỏi” là chỉ nên biết có học và học hay những cách nhìn nhận siêu khắt khe về một “công dân đức hạnh” đã không thể ngăn được giới trẻ lao ra bên ngoài, vượt rào trong các cuộc phiêu lưu tuổi mới lớn như việc làm một hít Shisha, trổ một hình xăm hay “lột đồ” chỉ mặc mỗi nội y để hưởng ứng trào lưu đang rất rầm rộ ở các tỉnh thành là quay clip “Anh không đòi quà”.
Nền tư tưởng đạo mạo phản xạ như theo bản năng được lập trình sẵn trước các cô gái ở trường Đại học Thăng Long, phê các bạn này phản cảm vì ăn mặc giống Victoria’s Secret show chỉ vì yếu tố biểu diễn trang phục “nội y” trong khi chỉ cần mở lòng ra và bỏ qua cái từ “nội y” đi, xem nó là trang phục biểu diễn nói chung thì ta thấy nó chẳng ngắn hay gợi cảm hơn trang phục của các nghệ sĩ múa hay xiếc truyền thống, nếu có gì khác biệt thì chỉ là nó đẹp và sáng tạo hơn – những cái đẹp và sáng tạo đến từ các bạn sinh viên – mà thôi.
Nền tư tưởng đạo mạo không sẵn sàng cho sự đắn đo vấn đề mức độ của vụ việc hay cân nhắc ngoại lệ mà dạy giới trẻ bằng những ý tưởng tuyệt đối đạo đức để phán xét mọi sự trên đời, như cách xử lí cứng nhắc với sự nổi loạn của những Bà Tưng hay khó hiểu nhất là với vụ “Hàng xóm” của Thành Phong chẳng hạn. Mà cứ xem là công cuộc “nội trị” ngăn cản nổi loạn của tư tưởng đạo mạo đã ok rồi đi, thì liệu có ngăn được giới trẻ “chảy” ra nước ngoài, tìm đến với Lady Gaga – ca sĩ nước ngoài còn nổi loạn đến mức chế ra cả nước hoa hương vị… tinh trùng?
Giới trẻ tiếp thu tất cả, và đó hẳn nhiên là minh chứng rõ ràng cho hiện thực rơi tự do trong văn hóa phương Tây, như là phản ứng tự nhiên trước một nền tư tưởng đạo mạo vẫn được xem là chính thống – của nước mình mà chẳng tí gì hiểu mình.