Phim truyền hình Việt trong thời gần đây lời thoại nhiều mà hời hợt, không ý nghĩa, diễn viên diễn đạt ngôn ngữ, lời thoại như thuộc lòng, nói cho xong câu, không thể hiện cảm xúc nhân vật, đặc biệt đài từ của diễn viên thì quá dở, làm mất hứng thú xem phim.
Đang xem: Đài từ là gì, 6 kỹ năng cần có của một
Phim truyền hình Việt trong thời gần đây lời thoại nhiều mà hời hợt, không ý nghĩa, diễn viên diễn đạt ngôn ngữ, lời thoại như thuộc lòng, nói cho xong câu, không thể hiện cảm xúc nhân vật, đặc biệt đài từ của diễn viên thì quá dở, làm mất hứng thú xem phim.
Phim truyền hình (TH) Việt lên sóng VTV giờ vàng đã trở thành “món” không thể thiếu mỗi buổi tối trong các gia đình, nhưng càng xem nhiều càng thấy lộ rõ nhược điểm chung dễ nhận nhất mà không cần phải có “chuyên môn” hay nghiệp vụ về phim cũng nhận ra, là đài từ của diễn viên rất kém. Phim lồng tiếng thì chục phim như nhau đến thuộc giọng, phim thu âm trực tiếp thì phải nghe thoại như nhai cơm nguội vừa nhạt, vừa khô, rời rạc..
Lồng tiếng hay thu trực tiếp đều “lộ” giọng dở
Kiểu làm phim TH Việt truyền thống lâu nay là lồng tiếng, vì công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu hay không đồng bộ, chưa có phim trường riêng… Nhưng không có nhiều nhóm lồng tiếng để người làm phim lựa chọn, loanh quanh chỉ có dăm ba nhóm, thậm chí 1 diễn viên lồng tiếng đảm trách 3-4 vai trong một phim, dù có “hóa trang” giọng thì vẫn lộ ra chất giọng “không lẫn vào đâu được”, đôi khi thấy phản cảm khi chỉ một âm sắc quá quen thuộc nhập giọng nhiều loại vai, nhiều tính cách khác nhau.
Việc mặc định trong đài từ không biến đổi hay đổi mới trong mô hình giọng, áp đặt theo công thức người già tầm 60 trở lên là giọng phải rề rà, chậm rãi, nhả từng chữ hay “nhai” chữ đến sốt ruột, người trẻ năng động thì chắc chắn phải là giọng nói như súng liên thanh, liên tu bất tận… Không kể việc lồng tiếng mà giọng của miền này áp cho nhân vật ở miền khác, điển hình nhất và gần nhất là phim đang phát sóng trên VTV3 “Zippo, mùtạt và em”, phần đầu phim bối cảnh ở Đà Nẵng, Hội An, mà các nhân vật cả chính – phụ và đến sinh viên trong trường đại học đều giọng Bắc, không hề thấy giọng Quảng Nam hay Đà Nẵng.
Khoảng 2 năm trở lại đây, phim TH Việt lên sóng VTV giờ vàng đã có sự biến chuyển trong công nghệ làm phim, nhiều phim sử dụng thu âm trực tiếp đã tạo nên hiệu ứng hấp dẫn hơn với khán giả vì ít phải nghe diễn viên lồng tiếng chục phim như một. Nhưng cũng chính vì thu âm trực tiếp nên không thể giấu được nhược điểm lớn của diễn viên là đài từ đa phần rất dở, làm giảm chất lượng phim rất nhiều, kém hấp dẫn.
Một phần dở là diễn viên TH Việt hầu hết đều “chân thật” tuyệt đối khi sử dụng giọng thật của mình trong phim, trừ một số diễn viên có học bài bản ở ĐH Sân khấu Điện ảnh đài từ tốt, biết “hóa trang” giọng phù hợp nhân vật, nhưng cũng có khi bị sân khấu hóa, âm giọng hay thoại cứ như trong một vở kịch chứ không phải phim TH. Còn phần lớn các diễn viên đều có đài từ kém, rất nhiều diễn viên thoại nội dung nhạt nhẽo và vô hồn. Như trong phim “Ngọn nến trong đêm” 2, các diễn viên cứ như đọc thuộc lòng lời thoại, ngay cả 2 diễn viên chính, người thì như nói đớt, nuốt chữ, người thì vui buồn giận hờn gì cũng cứ một giọng đều đều tẻ nhạt, thiếu khí sắc. Hay trong phim đang phát sóng trên VTV1 “Đồng tiền quỷ ám”, nhân vật nữ chính – Trưởng công an huyện, diễn xuất tình huống với giọng thoại cứ như “hai phương trời cách biệt”, cảnh thì gay cấn hình sự, mà thoại thì hụt hơi rời rạc, nhạt thếch, như đang trả bài. Diễn viên phụ lại càng tệ hại, thoại như trả bài từng tiếng một, ngắc ngứ, tiếng to tiếng nhỏ không mạch lạc….
Xem thêm: Việt Kiều Là Gì ? Việt Kiều Là Gì Archives
Còn một trở ngại nữa là việc VTV gần đây đưa nhiều phim có bối cảnh miền Nam, phim toàn diễn viên Nam khiến khán giả Bắc cảm thấy khó khăn khi nghe thoại, gần như không theo dõi họ đang nói gì, vì diễn viên đài từ kém, không tròn vành rõ chữ, hoặc thoại lấy được, điển hình các phim gần đây như “Nguyệt thực”, “Đồng tiền quỷ ám”… Ngược lại, khán giả Nam lại khá vất vả khi nghe thoại giọng Bắc, nhất là các đoạn thoại dài như các phim “Zippo, mù tạt và em”, “Lựa chọn cuối cùng”…
Vì đâu nên nỗi đài từ dở?
Nguyên nhân gián tiếp và lỗi trước tiên là nhà biên kịch, kể cả phim mang bối cảnh Bắc hay Nam thì lời thoại đều mang màu sắc của kịch bản sân khấu, nên dù là phim, nhưng khi xem cảm giác như kịch nâng cấp quay ngoại cảnh, không thật. Các phim chính luận hay có môtip một hay nhiều nhóm, hoặc hai nhân vật ngồi với nhau, không quán nước thì là phòng họp để triết lý, bàn cãi lý luận rất sách vở cao siêu, thậm chí nhân vật là xã hội đen cũng triết lý với nhau như triết gia, có cảm giác tác giả kịch bản muốn khoe chữ với khán giả, hoặc trám chỗ trống vì không biết cho nhân vật làm gì.
Về phía diễn viên, với lồng tiếng thì đại đa số có kinh nghiệm, được đào tạo chính quy, bài bản, giọng chuẩn, âm vực tốt… Nhưng khi lồng quá nhiều nhân vật, quá nhiều phim thì cũng không thể “biến hóa” giọng của mình cho chục vai khác nhau, chưa kể do cảm xúc của diễn viên hiện trường với diễn viên phòng thu chênh nhau, nên nhiều khi lồng tiếng làm phim kém hay vì như một món ăn hoài, ngán.
Với phim thu tiếng trực tiếp, đài từ diễn viên kém ai cũng thấy nguyên nhân chính từ các diễn viên tay ngang. Ca sĩ, người mẫu, hoa hậu, MC… đổ xô đi đóng phim – trào lưu này không khiến cho chất lượng phim TH Việt tốt hơn.
Ở VN, không chỉ phim TH mà ngay cả phim điện ảnh, diễn viên được tuyển phần lớn gần như không qua đào tạo chính quy, chỉ được bồi dưỡng như “vỡ lòng” về diễn xuất, đài từ (nếu thu âm trực tiếp), diễn xuất nội tâm còn chưa ổn nói gì đến chuyện có khả năng diễn xuất lời thoại đạt, có cảm xúc. Đài từ – chất giọng tưởng như chỉ là tiểu tiết, nhưng lại có thể phá hỏng một bộ phim, bởi diễn xuất tốt mấy mà đài từ kém, xem như hồn cốt bộ phim mất một nửa, và chính các diễn viên này phá hỏng cảm xúc của phim.
Ngoài ra, phim trường đúng chuẩn hiện nay có thể xem như chưa có cái nào, không tính đến máy móc phương tiện, đội ngũ chuyên viên kỹ thuật cũng thiếu… Trong cái sự thiếu đủ thứ đó, do nhu cầu sản xuất phim thật nhanh để không trống sóng, nên vẫn là sản xuất phim theo kiểu “ăn xổi”.
Xem thêm: Toll Fee Là Gì – Phân Biệt Các Từ Chỉ Chi Phí: Fee
Bao giờ diễn viên phim VN nói chung, cả điện ảnh và TH, mới điều khiển được đài từ của mình một cách linh hoạt ngữ âm, ngữ điệu tạo thành giai điệu tự nhiên của nghệ thuật biểu diễn, tận dụng được hết hiệu quả trong diễn xuất đài từ cho vai diễn của mình? Vì không được đào tạo bài bản, nên dù có sắc, diễn xuất tốt mà đài từ dở thì xem như vai diễn thất bại, kéo theo phim không thành công.