Khi sếp khen nhân viên “khá lắm”, tôi tự hỏi liệu có phải đó chỉ là lời động viên cho vui.
Đang xem: Đãi bôi là gì, nghĩa của từ Đãi bôi trong tiếng việt
Và phải chăng, những lời khen đó cũng chỉ là đãi bôi giống trong bài viết “mạng xã hội là nơi người ta sống đãi bôi với nhau”. Tôi không tin như vậy và có vài ý nhỏ, phản biện lại quan điểm trên.
Tôi cho rằng, không phải mọi lời nói trên mạng xã hội đều là đãi bôi. Vì sao? Vì một bộ phận cư dân mạng không tìm ra lý do để họ phải nói ra những lời dối trá, đãi bôi với người khác. Đăng một tấm hình, bạn bè trên Facebook, Zalo…vào bình luận, khen. Khen thì đã sao? Ai cấm? Anh không phải là họ, sao biết lời khen đó là đãi bôi?
Tôi thấy gu thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau. Trong mắt anh có lẽ là đẹp, hoặc chấp nhận được, nhưng trong mắt người khác, có khi lại rất thường, hoặc cũng “xấu mù”. Nghĩa là, có thứ anh chấp nhận được nhưng trong mắt người khác thì họ không chấp nhận được.
Trường hợp nữa là, giả sử họ đúng là “xấu mù”, nhưng ít ra, tại thời điểm đó, họ đẹp hơn chính họ của trước kia. Vậy, khen một câu có gì sai không? Hay cứ phải “Ôi, em đẹp lên đấy nhưng chưa bằng chị/ Ôi, chị trẻ ra đấy nhưng không bằng em/ Ôi, chú giàu thật nhưng anh giàu hơn?”…
Xem thêm: # Sát Lực Là Gì Đang Xảy Ra Với Chỉ Số Sát Lực Trong Liên Minh?
Sếp tôi rất giỏi. Khi nhân viên của sếp làm tốt công việc của họ, sếp khen “cậu khá lắm”. Tôi từng hỏi có phải sếp đang chỉ “động viên cho anh em vui” chứ sao nhân viên giỏi bằng sếp. Sếp bảo: cô hãy tìm ra một lý do xứng đáng nhất để trả lời câu hỏi “tại sao tôi phải làm như thế?”.
Bạn biết điều đó là thế nào không? Sếp tôi khen “khá lắm”, tức là khá khi cậu ta ở vị trí nhân viên, cậu ta có tiến bộ, có cố gắng so với chính cậu ta trước đó và với những người cùng vị trí như thế. Chứ không phải sếp tôi khen “đãi bôi, rằng anh ta rõ ràng không bằng sếp nhưng lại khen cứ như hơn cả sếp đâu anh nhé. Dĩ nhiên, sự so sánh phải cùng lớp, cùng loại.
Con cá này bơi giỏi khi nó được so sánh với con cá khác, chứ không phải so sánh với con khỉ. Nói vậy cho dễ hiểu. Khi ai đó đăng tâm trạng vui/ buồn/ khoe nhà, xe mới… Người ta vào chia sẻ thì sao lại là đãi bôi? Cũng phải thừa nhận là rất nhiều người có tính tò mò, hỏi chỉ mục đích là biết để biết, nhưng cũng có người thì vào động viên /chia sẻ thật lòng thật ý.
Xem thêm: Quyền Bầu Cử Là Gì? Quyền Ứng Cử Là Gì ? Ứng Cử Là Gì
Và như tôi nói bên trên, họ không tìm ra lý do để hậm hực. Họ cũng chỉ biết khen, chúc mừng thôi. Không ai gánh thay được vấn đề của người khác. Nhưng ít ra, có chia sẻ nghĩa là còn quan tâm và nhớ đến nhau. Đã là xã hội thì có cái tốt, cái chưa tốt. Trên mạng là nơi người ta kết nối, giao lưu, cái gì hay thì đưa ra, cái gì dở thì bớt lại. Đó là lý do hình đại diện trên mạng xã hội bao giờ cũng được ưu tiên hình đẹp nhất. Những gì thể hiện ra trên mạng chính là một phần của cuộc sống. Và như vậy, có nghĩa là phần còn lại sẽ ở trong hiện thực.
Ai khen thật hay không thì người được khen họ tự biết, vì họ biết bản thân họ thật sự thế nào. Cũng có người ngộ nhận nhưng không phải là tất cả. Họ đăng ảnh đâu phải vì được khen? Họ đăng vì họ thích chụp ảnh và lưu giữ những khoảng khắc của họ. Trước kia thì họ rửa ảnh, cho vào album giấy rồi cất trong tủ, ai đến chơi họ lấy ra khoe với mọi người. Bây giờ hiện đại hơn thì họ lưu giữ trong máy tính, điện thoại… có internet thì họ lưu trong email, đưa lên mạng xã hội.