Đặc khu kinh tế là gì? Doanh nghiệp có những ưu đãi như thế nào khi đầu tư vào đặc khu kinh tế. Cụm từ đặc khu kinh tế đã được nghe ở khá nhiều nơi và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên thực tế còn có khá nhiều người chưa thực sự hiểu về đặc khu kinh tế cũng như những lợi ích khi doanh nghiệp đầu tư vào đặc khu kinh tế. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu những thông tin này thì hãy cùng gocnhintangphat.com tham khảo bài viết dưới đây nhé. 

*

Đặc khu kinh tế là gì?
Đặc khu kinh tế là gì?Đặc khu kinh tế đem đến những lợi ích và tác hại tiềm ẩn nào?Lợi ích của đặc khu kinh tếTác hại tiềm ẩn của đặc khu kinh tế

Đặc khu kinh tế là gì?

Đặc khu kinh tế tên tiếng anh là Special Economic Zones và được ký hiệu là SEZ tức là khu vực kinh tế được thành lập nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài bằng những biện pháp ưu đãi đặc biệt như giảm thuế, thời gian sử dụng đất lâu hơn… Mỗi một quốc gia lại có đặc khu kinh tế riêng. 

Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, đặc khu kinh tế là khu vực giới hạn về mặt địa lý, có quản lý hoặc điều hành và thường được đảm bảo về mặt địa lý. Khu vực đặc khu kinh tế thường nhận được những lợi ích dựa trên vị trí trong khu vực tùy theo quy định của mỗi quốc gia 

Tên gọi khác của đặc khu kinh tế

Mỗi một quốc gia lại có tên gọi đặc khu kinh tế khác nhau như:

– Khu thương mại tự do

– Khu kinh tế tự do

– Khu công nghiệp

– Khu chế xuất 

– Khu kinh tế mở

– Khu kinh tế đặc biệt

– Cảng tự do

– …

Tuy nhiên, dù với bất cứ tên gọi nào thì đặc khu kinh tế vẫn được áp dụng những biện pháp khuyến khích đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư. Cụ thể là:

– Tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể kinh doanh thuận lợi hơn như thực hiện các chính sách linh hoạt về lao động, giảm miễn thiếu hoặc đơn giản hóa các thủ tục 

– Tăng điều kiện sống của người làm việc trong đặc khu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng tiện ích hơn 

– Đặc khu kinh tế thường nằm trong vị trí chiến lược, giúp các doanh nghiệp có thể phát triển kinh tế tốt hơn như gần với cảng hàng không, gần cảng biển lớn.

Đang xem: Luật Đặc khu là gì, những Ưu Đãi khi Đầu tư vào Đặc khu kinh tế

– Và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác tùy vào từng vị trí. 

*

Đầu tư vào đặc khu kinh tế có nhiều lợi ích đi kèm

Đặc khu kinh tế đem đến những lợi ích và tác hại tiềm ẩn nào?

Lợi ích của đặc khu kinh tế

Hiện đại hóa, mở đường giao thông quốc tế 

Khi các đặc khu kinh tế được tập trung đầu tư và phát triển thì cơ sở hạ tầng và đường giao thông sẽ phát triển. Tại Việt Nam, nhà nước đầu tư hơn 1,5 triệu tỷ vào các dự án đường cao tốc, sân bay, cảng biển. Nhờ đó, ngành xây dựng phát triển hơn, GDP đầu vào cũng tăng thêm không ít trong một thời gian ngắn. 

Tạo nguồn thu thuế cho nhà nước

Theo như dự án quy hoạch 3 đặc khu kinh tế trong giai đoạn 2026 – 2030 những dự án khu đô thị, casino, bất động sản sẽ được tập trung đầu tư mạnh để mang đến nguồn thuế, phí cao. Trong đó Vân Đồn sẽ đóng góp khoảng 4 tỷ USD từ nguồn thu từ đất, thuế và phí, doanh nghiệp tạo ra giá trị khoảng 9.7 tỷ USD. Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong đóng góp 2,2 tỷ USD và doanh nghiệp tạo ra khoảng 10 tỷ USD. Trong khi Phú Quốc đóng góp khoảng 2.2 tỷ USD và doanh nghiệp tạo ra 19 tỷ USD. Trong gần 1 thập kỷ, các đặc khu kinh tế sẽ đóng góp khoảng 9,5 tỷ USD cho nhà nước, gấp nhiều lần so với các tập đoàn lớn như Samsung, tập đoàn dầu khí PVN. 

*

Đặc khu kinh tế đem đến khá nhiều lợi ích cho nhà nước

Tác hại tiềm ẩn của đặc khu kinh tế

Bên cạnh những lợi ích to lớn, đặc khu kinh tế còn đem đến khá nhiều tác hại tiềm ẩn. Cụ thể là:

Dễ xuất hiện tình trạng công ty ma

Hệ thống thuế của Việt Nam còn rất nhiều kẽ hở và chưa hoàn thiện như những nước phát triển trên thế giới nên tình trạng trốn thuế và xuất hiện nhiều công ty “ma” dẫn đến thất thu, ảnh hưởng tiêu cực đến thuế của nhà nước. 

Là gánh nặng của quốc gia 

Ngân sách quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các công ty nhà nước, trong khi khoản đầu từ 1,57 triệu tỷ USD là rất lớn. Khi đầu tư vào các dự án đặc khu kinh tế còn có thể phát sinh nhiều vấn đề dẫn đến đội vốn hơn nữa. Đây cũng là một gánh nặng rất lớn cho quốc gia nếu như dự án và nguồn thu không được như kỳ vọng, Hệ thống thuế chưa hoàn thiện, doanh nghiệp dễ dàng trốn thuế.

Không giữ cân bằng hệ sinh thái 

Song song với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì hệ sinh thái cũng cần được quan tâm. Việc chú trọng đầu tư vào các dịch vụ, du lịch cũng khiến ô nhiễm môi trường tăng lên đột biến. Đặc biệt là những khu du lịch có lượng du khách đến nghỉ dưỡng đông nhưng hệ thống xử lý rác thải không triệt để. 

Nhưng cũng đem đến khá nhiều rủi ro tiềm ẩn 

Đầu tư vào đặc khu kinh tế có những lợi ích nào?

Rõ ràng, lựa chọn đầu tư vào các đặc khu kinh tế đem đến khá nhiều lợi ích, hơn hẳn so với những khu công nghiệp thông thường. Nhà hoạch định chiến lược có thể dễ dàng đưa ra những nhận định khách quan như:

Chức năng: Doanh nghiệp đầu tư vào đặc khu kinh tế có thể thoải mái kinh doanh và sản xuất các sản phẩm theo ý thích, nhiều mặt hàng đa dạng. Tuy nhiên những khu kinh tế và công nghiệp chỉ được tập trung sản xuất và chế biến chuyên biệt.

Thời gian thuê đất: Theo quy định của nhà nước, thời gian thuê đất trong đặc khu kinh tế lên tới 99 năm trong khi khu kinh tế chỉ được thuê tối đa 50 năm. 

Thuế thu nhập cá nhân: Những người làm trong đặc khu kinh tế sẽ được miễn phí hoàn toàn thuế thu nhập cá nhân trong 5 năm đầu tiên và 50% trong những năm tiếp theo.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Công ty đầu tư vào đặc khu kinh tế chỉ cần đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm đầu tiên kinh doanh, trong khi những doanh nghiệp trong khu kinh tế phải nộp 20%.

Xem thêm: Dầu Tảo Là Gì ? Công Dụng Của Tảo Xoắn Spirulina Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Tổ chức chính quyền: Trong đặc khu kinh tế không có hội đồng Nhân dân và trưởng đặc khu là do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm. Nếu doanh nghiệp đầu tư xây dựng tại địa phương bình thường thì phải chịu sự quản lý của Khu kinh tế – Khu công nghiệp trực thuộc.

Sở hữu nhà với người nước ngoài: Đi kèm với việc đầu tư các doanh nghiệp nước ngoài là việc sở hữu nhà của người nước ngoài. Trong phạm vi của đặc khu kinh tế, người nước ngoài có thời gian lao động từ 3 tháng trở lên có thể tự do mua bán nhà, thời gian sử dụng nhà ở biệt thự vĩnh viễn và tối đa 99 năm đối với chung cư. Người nước ngoài sở hữu nhà trong khu công nghiệp chỉ áp dụng tối đa 50 năm. 

Casino: Người Việt có thể thoải mái tham gia vào Casino trong các đặc khu kinh tế, tuy nhiên trong khu công nghiệp thì chỉ được chơi trò chơi này với các điều kiện trong thời gian thí điểm 3 năm.

Đầu tư vào đặc khu kinh tế được rất nhiều ưu đãi từ nhà đất đến thuế 

Ngoài ra, đặc khu kinh tế được áp dụng Luật riêng biệt do Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt Nam xây dựng. Trong kỳ họp thứ 4 và thứ 5, dự thảo Luật đặc khu đã được Chính phủ trình Quốc hội tuy nhiên vẫn chưa được quyết định và yêu cầu lùi sang kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian nghiên cứu. 

Đặc khu kinh tế ở Việt Nam

Việt Nam có 3 đặc khu là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Đây cũng là 3 đặc khu dự kiến sẽ đem đến nguồn thu nhập lớn cho nước ta trong giai đoạn 2017 – 2030. 

Đặc khu kinh tế Phú Quốc được thành lập vào tháng 5/2013 theo Quyết định số 31/2013/QĐ-TTg và có hiệu lực bắt đầu từ tháng 7/2013. Khu du lịch Phú Quốc sẽ có 2 khu du lịch phức hợp, 3 khu đô thị lớn, 15 khu du lịch sinh thái và 5 sân golf. Dự kiến đến năm 2030, đặc khu kinh tế Phú Quốc sẽ trở thành đặc khu “giàu nhất” với hệ thống đầu tư hiện đại, sang trọng và là nguồn thu chính của nước ta. Đây cũng là dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn với hàng trăm dự án nghỉ dưỡng, bất động sản cao cấp.

Nước ta có 3 đặc khu kinh tế 

Đặc khu kinh tế Vân Đồn thành lập năm 2007 với 1 khu phi thuế quan và một khu thuế quan có tổng diện tích lên tới 2.200km2. Mục tiêu chính của đặc khu Vân Đồn là trở thành một trung tâm sinh thái biển đảo có chất lượng dịch vụ cao cấp, đầu mối giao thương quốc tế, trung tâm hàng không trọng điểm. 

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong được thành lập năm 2006 có diện tích là 1.500km2 và phần biển lên tới 800km2. Lợi thế của Bắc Vân Phong là cảng biển nước sâu Đầm Môn rộng, giao thông thuận lợi nên có thể phát triển kinh tế, du lịch dễ dàng. Bắc Vân Phong phấn đấu trở thành trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ và du lịch trong khu vực Nam Trung Bộ. 

Ngoài 3 đặc khu kinh tế trên, nước ta còn có nhiều khu kinh tế khác như khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chu Lai, Nghi Sơn… đã và đang được nhà nước đầu tư phát triển.

Xem thêm: Data Theft Là Gì ? (Từ Điển Anh (Identity Theft) Là Gì

Các đặc khu kinh tế trên thế giới

Thế giới có hơn 4.300 đặc khu kinh tế trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bạn cũng có thể tham khảo thêm những đặc khu kinh tế lớn trên thế giới như:

Anh: Đặc khu kinh tế London DocklandsTrung Quốc: Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Sán Đầu, Hạ Môn, Hải Nam, Chu HảiẤn Độ: Đặc khu kinh tế đặc biệt Visakhapatnam, Kandla, Cochin, Surat, Jaipur, SEEPZ, Indore, Madras, Noida, Mahindra City…Belarus: Đặc khu kinh tế tự do BrestBrazil: Đặc khu kinh tế Zona Franca de ManausChile: Đặc khu kinh tế IquiqueHàn Quốc: Khu kinh tế tự do Incheon, Hoàng Hải, Gwangyang, Daegu, Busan-JinhaeGeorgia: Đặc khu kinh tế Poti, Samegrelo regionBulgaria: Đặc khu kinh tế BurgasIran: Đặc khu kinh tế Kish, Aras, Arvand, Anzali, Chabahar, GhephimTiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất: Khu tự do Jebel Ali, làng tri thức Dubai, thành phố Internet Dubai, trung tâm tài chính quốc tế Dubai, thành phố y tế Dubai, Dubiotech, Khu sản xuất và truyền thông quốc tế, khu Outsource Dubai…Nhật Bản: Khu thương mại tự do đặc biệt OkinawaPhilippines: Khu kinh tế đặc biệt Clark, khu cảng tự do vịnh SubicTây Ban Nha: Đặc khu kinh tế Ibiza…

Có hơn 4300 đặc khu kinh tế trên thế giới 

Với những thông tin mà chúng mình vừa chia sẻ ở trên, hi vọng các bạn sẽ có hiểu biết cụ thể về đặc khu kinh tế cũng như những lợi ích khi đầu tư vào đặc khu kinh tế. Hãy theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích về kinh tế trên website của Kotra nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *