Chùm ngây là dược liệu sở hữu nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Đây là loại cây mọc hoang và cũng có thể được trồng làm dược liệu chữa bệnh. Cụ thể như thế nào hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

*

Tìm hiểu cây chùm ngây là gì?

Loại cây này còn có tên gọi khác là ba đậu dại, tên khoa học là Moringa oleifera. Loài thực vật này thuộc họ nhà Moringaceae, thân gỗ nhỏ. Chiều cao của cây tùy vào thời gian phát triển của nó, 1 tuổi có thể cao tới 5-6m, từ 3-4 tuổi trở lên cao từ 5-10m.

Đang xem: Chùm ngây là cây gì, hình Ảnh, tác dụng, cách sử dụng chùm cây chùm ngây chữa bệnh gì

Thân cây chùm ngây có màu trắng, xuất hiện các khe rãnh. Khi vỏ cây bị trầy xước, thân sẽ tiết ra chất nhầy màu trắng. Tuy nhiên, nếu để lâu trong không khí, chất dịch nhầy này sẽ chuyển từ màu trắng sang màu đen hoặc nâu đỏ. Lá cây dạng kép, màu xanh, mọc đối xứng nhau, dài từ 30-60cm. Hoa của nó có màu trắng, thường mọc thành từng cụm, nở rộ trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.

Cây chùm ngây có quả màu nâu, chiều dài quả là 30-50cm, đường kính từ 1.5-2.5cm. Bên trong quả chứa hạt, màu nâu, xung quanh có màng bọc bao phủ với chiều dài 1.5-2.5cm, đường kính 1-1.4cm.

Theo các tài liệu nghiên cứu cây thuốc Việt Nam của tác giả TS Võ Văn Chi cho biết, cây chùm ngây thường phân bố ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta, cây thường mọc ở các tỉnh miền Nam như Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Nam, Phan Thiết, Kiên Giang.

Cách trồng cây chùm ngây

Bước 1: Mua hạt giống

Chùm ngây là giống cây hiếm, vì thế nó thường không được bán tại các cửa hàng cây cảnh. Bạn có thể tìm mua ở các nhà bán lẻ trên mạng.

Bước 2: Giậm cành thay vì trồng đất từ hạt

Cây chùm ngây có thể phát triển khỏe mạnh bằng cách giâm cành xuống đất. Nếu bạn không thể tìm mua được hạt giống thì có thể trồng theo cách này.

Chọn những cành khỏe mạnh, dùng kìm cắt sao cho độ dài cành khoảng 90m.

Bước 3: Tỷ lệ đất trồng 85% đất, 10% cát, 5% phân ủ

Đất để trồng chùm ngây cần có độ thoát nước tốt để không bị ngập úng. Hỗn hợp đất trộn với cát và phân ủ theo tỷ lệ như trên là hỗn hợp giàu dưỡng chất và đạt được độ thoát nước tốt nhất cho bạn gieo hạt.

Bước 4: Trồng cây trong chậu

Ở nhiệt độ dưới 0 độ C, chùm ngây không thể sống sót. Vì thế, bạn nên trồng trong chậu để có thể di chuyển và đặt ở nơi có nhiệt độ thích hợp.

Nếu trồng bằng hạt, bạn hãy trồng xuống đất với độ sâu khoảng 2.5m. Còn nếu giâm cành thì cần cắm 1/3 chiều dài của cành xuống đất.

Bước 5: Tưới cây

Dùng bình tưới cho đất đẫm nước sao cho không bị úng. Nếu tưới quá nhiều cây sẽ không thoát nước tốt.

Cây chùm ngây có tác dụng gì?

*

Những tác dụng của loại cây này bạn có thể quan tâm

Rau chùm ngây có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu, trong 100g rau có chứa:

Hàm lượng protein gấp 9 lần sữa.Hàm lượng Vitamin A gấp 10 lần cà rốt.Hàm lượng kali gấp 15 lần chuốiHàm lượng canxi có trong 100g chùm ngây gấp 17 lần sữa.Hàm lượng Vitamin C gấp 12 lần cao.Hàm lượng Sắt gấp 25 lần rau bó xôi.

Không những thế, các hoạt chất có trong rau chùm ngây còn có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ác tính như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư da, ung thư gan,…

Lá chùm ngây

Người ta tìm thấy trong lá có chứa một số hoạt chất như phenolic và flavonoid (kaempferol, syringic acid, kaempferol 3–O––rhamnoside, gallic acid, rutin và quercetin 3–O– –glucoside). Bên cạnh đó, trong lá chùm ngây còn chứa hàm lượng lớn chất gôm và 2 alcaloid là moringa và moringinin.

Bảo vệ gan: Hàm lượng silymarin được tìm thấy trong lá chùm ngây có tác dụng cải thiện chức năng men gan, bảo vệ gan khỏi sự tác động do việc hấp thụ nhiều chất béo.Điều trị huyết áp cao: niazimicin và isothiocyanate có trong chùm cây có khả năng ngăn chặn tình trạng dày lên của động mạch. Từ đó giúp ổn định huyết áp.Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Nhờ hàm lượng các chất chống oxy hóa trong chùm ngây dồi dào, sử dụng loại rau này thường xuyên sẽ giúp loại bỏ cholesterol xấu trong màu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch: Nghiên cứu của nhà khoa học Yu Yang cùng cộng sự vào năm 2019 đã chứng minh rằng, lượng kẽm, chất chống oxy hóa và vitamin C trong lá chùm ngây có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó giúp ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh.

Xem thêm: Chứng Thư Số Là Gì Khi Sử Dụng Chứng Thư Số, Chữ Ký Số, Sự Khác Biệt Giữa Chứng Thư Số Và Chữ Ký Số

Quả chùm ngây

Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận: Loại quả này có tính lợi tiểu, giúp loại bỏ sỏi thận, ngăn ngừa sự hình thành sỏi trong thận.Trị táo bón: Theo nhiều nghiên cứu, trong quả chùm ngây có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan dồi dào. Nhờ đó, chúng có khả năng thúc đẩy sự co bóp của nhu động ruột, ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả.Bổ sung sắt, ngừa thiếu máu: Cứ 100mg bột quả khô giúp bổ sung cho cơ thể khoảng 28 mg sắt. Bởi vậy, sử dụng chùm ngây mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.Giúp giảm cân: isothiocyanate có trong quả sẽ giúp cơ thể ngăn chặn việc hấp thụ chất béo, từ đó hỗ trợ giảm cân, thừa cân hiệu quả.

Ngoài ra, Chè vằng cũng được biết đến là một trong những loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng của loại thảo dược này. 

Chùm ngây kỵ với gì?

Không sử dụng loại thảo dược này liên tục trong thời gian dài: Đây là dược liệu rất giàu vitamin C và canxi. Vì thế, nếu dùng liên tục trong thời gian dài sẽ không có lợi, gây thừa chất, nhất là đối với đối tượng trẻ nhỏ. Người bệnh chỉ nên dùng tối đa 3 lần mỗi tuần, mỗi lần không quá 20-30g.Không dùng chùm ngây vào buổi tối: Đối với người có tiền sử mất ngủ, tuyệt đối không nên dùng bởi sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.Không dùng cho phụ nữ mang thai: Trong chùm ngây có chứa alpha 1-sitosterol. Hoạt chất này khiến cho tử cung bị co giãn. Bởi vậy, phụ nữ có thai khi ăn rất dễ bị sảy thai.Không nên nấu quá kỹ: Để bảo toàn tối đa hàm lượng dinh dưỡng có trong chùm ngây, bạn nên nấu rau ở mức vừa phải, không nên nấu có chín. 

Cách sử dụng chùm ngây

Cây chùm ngây ngâm rượu

*

Các cách sử dụng chùm ngây mang lại hiệu quả tốt nhất

Cách ngâm rượu cây tươi:

Bước 1: Rửa sạch củ rễ.Bước 2: Xếp vào bình thủy tinh.Bước 3: Đổ rượu ngập bình theo tỷ lệ 1:8.Bước 4: Đậy nắp kín, ủ trong vòng 3-4 tháng là dùng được.

Cách ngâm rượu chùm ngây khô:

Bước 1: Rễ rửa sạch.Bước 2: Thái rễ thành miếng nhỏ rồi đem phơi khô.Bước 3: Cho chùm ngây khô vào chảo sao vàng khoảng 7-10 phút.Bước 4: Xếp vào bình rồi đổ rượu theo tỷ lệ 1:25.Bước 5: Đậy nắp kín, ủ trong vòng 3 tháng là có thể sử dụng được.

Rau chùm ngây nấu gì?

Nguyên liệu: 20g lá, 10g thịt bò, 20g gạo.

Thực hiện:

Bước 1: Vo sạch gạo rồi để cho ráo nước.Bước 2: Xay nhuyễn thịt bò, ướp cùng với bột nêm, dầu olive khoảng 5-10 phút cho ngấm.Bước 3: Cho 1 chút dầu olive lên chảo, xào sơ qua thịt bò.Bước 4: Lá chùm ngây xay nhuyễn.Bước 5: Nấu gạo với 200ml nước cho tới khi nhừ thành cháo rồi thêm thịt bò và rau đã xay nhuyễn vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Ngoài cách nấu chùm ngây với thịt bò, để thay đổi khẩu vị bạn có thể nấu nguyên liệu với thịt gà hoặc tôm. Cách chế biến cũng tương tự như trên.

Bột chùm ngây đắp mặt

Cách 1: 1 muỗng canh bột chùm ngây, 1-2 muỗng sữa chua, 1 muỗng mật ong.

Trộn tất cả các nguyên liệu trên để tạo thành hỗn hợp sền sệt.Rửa sạch mặt với nước ấm rồi đắp hỗn hợp trên lên mặt.Thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

Cách 2: 1 muỗng chùm ngây, 1 muỗng bột cam thảo, 2 muỗng sữa tươi không đường.

Trộn đều các nguyên liệu trên, cho vào ngăn mát tủ lạnh vài phút.Rửa sạch mặt rồi đắp lên mặt.Thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa mặt lại với nước ấm.

Hạt chùm ngây ăn sống được không?

Hạt của loại cây này có thể ăn sống được không là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia cho biết, hạt có tác dụng nổi trội với đường tiêu hóa, tuy nhiên để hấp thu tốt nhất những dưỡng chất của loại dược liệu này, bạn đọc nên rang hạt sơ qua rồi mới ăn.

Cốm chùm ngây dùng cho trẻ mấy tuổi?

Cốm là một chế phẩm phù hợp với trẻ nhỏ biếng ăn, suy nhược cơ thể, táo bón,… Theo nhà sản xuất cho biết, cốm của loại cây này phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ trên 5 tháng tuổi. 

Ăn rau chùm ngây nhiều có tốt không?

Được biết đến là dược liệu rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải cứ ăn nhiều là tốt. Người bệnh chỉ nên sử dụng rau làm nguyên liệu nấu ăn 1 lần trong tuần. Đặc biệt, với đối tượng trẻ nhỏ, bạn chỉ nên sử dụng 2-3 lần trong 1 tuần, mỗi lần khoảng 20g là đủ.

Mua chùm ngây ở đâu, giá bao tiền?

Hiện nay, trên thị trường loại cây này có giá dao động trong khoảng từ 150-200k/kg. Bạn đọc có thể tìm mua ở các hiệu thuốc đông y hoặc mua trực tiếp tại các vườn trồng dược liệu trên toàn quốc. Trước khi quyết định mua, độc giả cần tìm hiểu thật kỹ địa chỉ bán cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

Xem thêm: Spankee Là Gì, Nghĩa Của Từ Spank, Nghĩa Của Từ Spank

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh cây chùm ngây. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho độc giả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *