Chủ thể là gì? Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì? Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo BLDS năm 2015? Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự? Nguyên tắc xác định năng lực pháp luật của các chủ thể nước ngoài?

Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Năng lực pháp luật của từng chủ thể pháp luật này cũng đều được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định một cách chi tiết.

Đang xem: Chủ thể pháp luật là gì, chủ thể của pháp luật là gì

1. Chủ thể là gì?

Chủ thể là cá nhân, tổ chức đang tồn tại hữu hình ở thế giới vật chất

2. Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?

Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật.

Điều 1 Bộ luật Dân sự về Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự đã quy định chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác “. Như vậy, theo quy định này chủ thể quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác.

*
*

Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật dân sự trực tuyến qua điện thoại: 1900.6568  

3. Các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

3.1. Cá nhân

Đây là chủ thể chủ yếu tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và tham gia thường xuyên bao gồm: công dân Việt Nam, người nước ngoài , người không có quốc tịch sống ở Việt Nam được quy định tại Chương III Bộ luật Dân sự. Để có tư cách chủ thể thì cá nhân phải có các điều kiện đầy đủ năng lực pháp luật dân sự (Điều 14) “ 1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”. và năng lực hành vi dân sự (Điều 17) “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có được khi đạt độ tuổi nhất định:

– Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định tại Điều 19 người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi đủ 18 tuổi trở lên nhưng không bị mắc bệnh tâm thần, bệnh khác (Điều 22) hoặc người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác (Điều 23).

– Năng lực hành vi một phần: Điều 20 quy định Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác, trường hợp có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

-Không có năng lực hành vi dân sự : là người chưa đủ 6 tuổi theo quy định Điều 21

– Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định Điều 22 và Điều 23

3.2. Pháp nhân

Cơ quan, tổ chức, chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập có các kiện quy định tại Điều 84 về Pháp nhân: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau đây:

– Thứ nhất, là được thành lập hợp pháp: thành lập theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;

– Thứ hai, là có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

– Thứ ba, là có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: pháp nhân phải có tài sản riêng không phụ thuộc và bị chi phối bởi bất kì chủ thể tham gia quan hệ pháp luật nào khác, trên cơ sở tài sản riêng đó pháp nhân phải chịu trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình

– Thứ tư, là nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập: vì tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập nên pháp nhân sẽ được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ dân sự phù hợp với pháp nhân nên pháp nhân phải nhân danh chính mình.

3.3. Hộ gia đình, tổ hợp tác

Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là hộ gia đình

Điều 106 quy định: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.

Để có tư cách chủ thể hộ gia đinh phải xác định được các thành viên của hộ. Chỉ những hộ gia đình đáp ứng đủ các điều kiện sau mới trở thành chủ thể của quan hệ dân sự:

– Các thành viên trong hộ gia đình có tài sản chung;

– Cùng đóng góp công sức hoạt động kinh tế chung;

– Phạm vi những loại việc dân sự mà hộ gia đình tham gia chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực do pháp luật quy định.

Thời điểm phát sinh và chấm dứt tư cách chủ thể của hộ gia đình là không xác định. Tư cách chủ thể của hộ gia đình được xác định thông qua mục đích của giao dịch và lĩnh vực giao dịch.

Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là Tổ hợp tác

Quy định tại Điều 111: “1. Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.

Tư cách tổ hợp tác được hình thành khi có hợp đồng hợp tác và tiến hành đăng ký tại UBND cấp xã.

Trên đây là các loại chủ thế trong quan hệ pháp luật dân sự theo quy định mới nhất của bộ luật dân sự 2015. Việc xác định chủ thể vô cùng quan trọng bởi nó sẽ tác động đến việc vấn đề đó có thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự hay không? Từ đó xác định được rõ văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề đó!

4. Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự

Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự được hiểu là năng lực chủ thể của cá nhân đó, tùy từng trường hợp mà Bộ luật dân sự 2015 sẽ có quy định về những cá nhân không được quyền tham gia giao dịch dân sự cụ thể.

Xem thêm: Đãi Bôi Là Gì – Nghĩa Của Từ Đãi Bôi Trong Tiếng Việt

Năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Trong đó năng lực pháp luật là quyền xử sự của chủ thể được ghi nhận và được phép thực hiện. Năng lực hành vi là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực hiện, kiểm soát và làm chủ hành vi của mình. Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự như sau:

Điều 14. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

Điều 17. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Chủ thể giao dịch Dân sự bao gồm nhiều loại cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình … Mặt khác, thuật ngữ “cá nhân “ bao gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngoài. Như vậy, có thể hiểu năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân là phạm vi các quyền mà bằng pháp luật Nhà nước đã ghi nhận cho công dân mình. Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật dân sự 2015 thì năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định. Vì thế, mọi cá nhân đều được coi là đủ năng lực pháp luật Dân sự khi tham gia giao dịch, ngoại trừ những trường hợp cá nhân đó đã bị pháp luật hạn chế một quyền nào đó vốn là mục đích của giao dịch mà cá nhân đó tham gia.

Do vậy, chủ yếu chỉ cần xem xét đến năng lực hành vi của chủ thể là có thể xác định được năng lực chủ thể trong giao dịch dân sự. Có thể hiểu năng lực hành vi dân sự cụ thể như sau: “ năng lực” là điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện hoạt động nào đó, “ hành vi” là cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. Vì thế, năng lực hành vi là khả năng thực hiện xử sự và kiểm soát làm chủ các xử sự đó của cá nhân. Đồng thời cũng có thể hiểu năng lực hành vi dân sự ở góc độ là sự tổng hợp giữa 2 yếu tố: lý trí, mong muốn và khả năng thực hiện, kiểm soát hành vi.

Có thể nói rằng khi ban hành Bộ luật dân sự 2015, các nhà làm luật đã căn cứ vào các phương diện trên để xác định và ghi nhận các mức độ năng lực hành vi Dân sự cá nhân. Bộ luật dân sự 2015 căn cứ vào độ trưởng thành về thể chất và nhận thức của cá nhân để xác định cá nhân ở độ tuổi nào, nhận thức ra sao thì được thừa nhận là có năng lực hành vi ở mức độ tương ứng. Theo quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25 của Bộ luật dân sự 2015 pháp luật đã thừa nhận năng lực hành vi Dân sự của cá nhân theo các mức độ khác nhau. Trong mỗi mức độ đó, các cá nhân có quyền tham gia giao dịch Dân sự trong một phạm vi tương ứng. – Cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ: Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Người thành niên có năng lực hành vi Dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Bộ luật này. Và các cá nhân nhận được thừa nhận là có năng lực hành vi Dân sự đầy đủ sẽ được coi là có đủ năng lực để tự tham gia mọi giao dịch Dân sự.

– Cá nhân có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ: Bao gồm các cá nhân từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, có sự phát triển bình thường về nhận thức. Ở lứa tuổi này, họ là những người có nhận thức lí trí nhưng chưa đủ để có thể làm chủ, kiểm soát mọi hành vi của mình. Họ có thể nhận thức hành vi này nếu hành vi đó có tính chất và mức độ giản đơn nhưng lại không hề nhận thức được các hành vi khác nếu hành vi đó có tính chất mức độ phức tạp.

Vì thế luật chỉ thừa nhận họ có tư cách chủ thể để xác lập, thực hiện các giao dịch Dân sự nào nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ và có sự phù hợp giữa giao dịch đó với lứa tuổi của họ. Mặt khác, để đảm bảo nhu cầu chính đáng của các cá nhân ở mức độ năng lực hành vi này, luật còn cho phép họ xác lập các giao dịch khác nếu có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật hoặc tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch Dân sự nếu họ có đủ tài sản riêng để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch Dân sự nếu họ có đủ tài sản riêng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ ( Điều 22 Bộ luật dân sự 2015).

– Cá nhân chưa có năng lực hành vi dân sự: Bộ luật dân sự 2015 không quy định về mức độ này mà chỉ quy định về người không có năng lực hành vi Dân sự ( Điều 23 Bộ luật dân sự 2015). Tuy nhiên, những cá nhân ở độ tuổi này là người không thể bằng nhận thức suy luận để có thể điều khiển được hành vi nào của mình. Vì vậy, họ là người không có năng lực chủ thể để tham gia bất kì một giao dịch Dân sự nào. Các giao dịch nhằm phục vụ cho nhu cầu của những người này đều phải do người đại diện theo pháp luật của họ xác lập và thực hiện

– Cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trước hết là người đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng lại rơi vào tình trạng như điều 2 của Bộ luật dân sự 2015 đã dự liệu. Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho những người liên quan, pháp luật quy định tòa án được quyền tuyên bố hạn chế năng lực hành vi của những người rơi vào tình trạng “ Nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản của gia đình” theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.

Kể từ thời điểm quyết định tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi Dân sự của tòa án có hiệu lực pháp luật cho đến khi quyết định đó bị hủy bỏ thì cá nhân không được tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Họ chỉ được coi là có đủ năng lực để tự xác lập, thực hiện những giao dịch nhỏ nhằm khắc phục cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bản thân họ. Họ muốn tham gia các giao dịch khác phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của họ.

– Cá nhân không có năng lực hành vi dân sự: Là người tham gia không thể nhận thức suy luận để có thể làm chủ, kiểm soát bất kì hành vi nào của mình. Rơi vào tình trạng này bao gồm những người không có người không có khả năng nhận thức từ khi chưa thành niên và những người đã thành niên nhưng bị tòa án ra quyết định mất năng lực hành vi dân sự theo điều 25 của Bộ luật dân sự 2015. Những người này bị coi là hoàn toàn không có năng lực chủ thể nên họ không tự mình xác lập, thực hiện bất kì giao dịch Dân sự nào. Mọi giao dịch dân sự nhằm đáp ứng cho nhu cầu của họ đều phải do người đại diện theo pháp luật của họ xác lập và thực hiện.

Tóm lại, năng lực chủ thể là quy định bắt buộc để các cá nhân có thể tham gia vào các giao dịch dân sự trong đời sống xã hội, chủ yếu pháp luật đưa ra các trường hợp hạn chế đối với hành vi dân sự của cá nhân, theo đó, những người có năng lực hành vi hạn chế hoặc người không có năng lực hành vi dân sự sẽ không được tham gia các giao dịch dân sự mà pháp luật quy định. Điều đó cũng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người tham gia giao dịch dân sự.

5. Nguyên tắc xác định năng lực pháp luật của các chủ thể nước ngoài

Đối với năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài:

– Anh: xác định theo luật nơi cư trú của người đó và nếu là vụ án về thương mại thì theo luật nơi kí kết hợp đồng.

– Đức: năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà họ là công dân

– Việt Nam theo Bộ luật tố tụng dân sự, năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài được xác định như sau:

+ Theo pháp luật nước mà người đó có quốc tịch, trong trường hợp công dân có quốc tịch nước ngoài và quốc tịch Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng. Nếu người đó có nhiều quốc tịch của nhiều nước ngoài khác nhau thì theo pháp luật của nước công dân đang sống.Theo pháp luật Việt Nam nếu công dân nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam;

+ Theo pháp luật của nước mà người không quốc tịch cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài;

+ Theo pháp luật Việt Nam nếu hành vi tố tụng được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Tie Là Gì ? Nghĩa Của Từ Ties Trong Tiếng Việt (Từ Điển Anh

Như vậy theo pháp luật Việt Nam năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài được xác định dựa vào 3 yếu tố: quốc tịch của cá nhân, nơi cư trú hoặc nơi thực hiện hành vi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *