*

GIỚI THIỆUCác tổ chuyên mônTIN TỨC – SỰ KIỆNCác câu lạc bộĐoàn thểLỊCH LÀM VIỆCĐỐI NGOẠI – DU HỌCGIÁO DỤC PHÁP LUẬT

*

Trường THPT Chuyên Lào Cai

Tổ Ngữ văn

Chuyên đề:

Văn học hiện thực 1930 – 1945

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài:

Xuấthiện vào những năm 30 của thế kỉ XX khuynh hướng hiện thực ở Việt Nam đã gópthêm tiếng nói tích cực vào sự nhận thức với tinh thần phân tích phê phán cácmối quan hệ thối nát trong xã hội đương thời, nhen nhóm thái độ bất bình vớithực tại, tỏ lòng thương cảm với những số phận khốn khổ. Trải qua bề dày thờigian, những tác phẩm của thời kì văn học hiện thực phê phán ấy đến nay vẫn nguyêngiá trị và luôn có sức ám ảnh với tương lai.

Đang xem: Chủ nghĩa hiện thực là gì, nghĩa của từ chủ nghĩa hiện thực trong tiếng việt

Chuyênđề: Vănhọc hiện thực 30 – 45 giúp học sinh hiểu về một trào lưu văn học xuấthiện trong thời kỳ phức tạp của lịch sử dân tộc. Mặt khác, chuyên đề còn giúpcác em biết thêm về đội ngũ nhà văn đã định hình thành những phong cách lớn vànhững sáng tác của họ thực sự là thành tựu của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX.

II. Đối tượng nghiên cứu

Chuyênđề Vănhọc hiện thực 30 – 45 tập trung tìm hiểu sâu về văn học hiện thực giaiđoạn 1930-1945 về nội dung, các thànhtựu nghệ thuật trong đó có phân tích một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu củadòng văn học này.

III. Phạm vi chuyên đề

Tập trung vào mảng văn học hiện thực giai đoạn1930-1945 đi từ những vấn đề lịch sử đến quá trình phát triển và thành tựu nổibật.

Tậptrung vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Văn học lớp 11SGK nâng cao: “Chí Phèo”, “Đời thừa” – Nam Cao; Chương “Hạnh phúc của một tanggia” (trích Số Đỏ) – Vũ Trọng Phụng

B. PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Mộtsố vấn đề lí thuyết về văn học hiện thực 30 – 45

I. Giới thuyết về Văn học hiện thực:

1. Khái niệm

Về tên gọi đến nay còn nhiều tranh cãi. Trong “Từ điểnvăn học” Trần Đình Sử ( chủ biên) đã đưa ra hai cách hiểu về thuật ngữ chủnghĩa hiện thực. Theo nghĩa rộng thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực được hiểu là mốiquan hệ giữa tác phẩm và hiện thực đời sống bất kể đó là tác phẩm thuộc trườngphái, khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện thựcgần như đồng nhất với khái niệm sự thật đời sống, vì tác phẩm văn học nào cũngmang tính hiện thực. Tuy nhiên cách hiểu này chưa mang màu sắc rõ nét của chủnghĩa hiện thực để phân biệt với chủ nghĩa lãng mạn hay chủ nghĩa cổ điển…Cũngtheo nhóm tác giả đó, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực theo nghĩa hẹp chỉ một phươngpháp hiện thực, một khuynh hướng, trào lưu văn học có nội dung chặt chẽ, sắcsảo được xác định bởi nguyên tắc mĩ học riêng.

Trong cuốn “Lí luận văn học” do nhóm tác giả PhươngLựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, La Khắc Hòa, Lê Ngọc Trà, Thành Thế TháiBình mà phần chủ nghĩa hiện thực phê phán do Phương Lựu đảm nhiệm, sau này đượcdựng lại trong cuốn “Tiến trình văn học” tập 3 cũng do tác giả chủ biên thì đãđưa ra những cách hiểu khác về khái niệm này. Theo tác giả, “chủ nghĩa hiệnthực có khi được dùng không phải với nghĩa một phương pháp sáng tác mà vớinghĩa kiểu sáng tác tái hiện”. Còn nếu hiểu “Chủ nghĩa hiện thực theo nghĩa làphương pháp sáng tác thật ra có nhiều dạng. Đó là chủ nghĩa hiện thực thời Phụchưng, chủ nghĩa hiện thực thời Khai sáng, chủ nghĩa hiện thực trong thời phongkiến mạt vận ở phương Đông. Nhưng chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX ở Tây Âu đạtđến đỉnh cao nhất, cho nên người ta gọi là chủ nghĩa hiện thực cổ điển, và vìcảm hứng chủ đạo của nó là phê phán cho nên theo ý kiến của M.Gorki người tathường gọi là chủ nghĩa hiện thực phê phán”. Và trong giáo trình đó tác giảkhẳng định cách trình bày chủ nghĩa hiện thực như một phương pháp sáng tác.

Theo “Bách khoa toàn thư” Chủ nghĩa hiện thực là một“trào lưu văn học nghệ thuật, là phương pháp sáng tác lấy hiện thực xã hội vànhững vấn đề có thật của con người làm đối tượng phản ánh”.

Như vậy, các công trình khoa học và các nhà lí luận cóuy tín đã đưa ra những cách hiểu của nhiều ý kiến khác nhau về chủ nghĩa hiệnthực nhưng tựu trung lại họ đã gặp gỡ nhau ở điểm coi chủ nghĩa hiện thực làmột trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác nhằm mô tả thế giới như nó là,nhằm triển lãm cuộc sống trong trạng thái trung thực của nó. Đồng thời muốnthực hiện thành công phương pháp này các nhà văn cần tuân thủ nghiêm ngặt cácnguyên tắc mĩ học nhất định như:xây dựng những hình tượng điển hình và điểnhình hóa các sự kiện của cuộc sống; thừa nhận mối quan hệ hữu cơ giữa tính cáchvà hoàn cảnh, con người và môi trường sống; coi trọng chi tiết cụ thể và có độchính xác cao.

2. Thời điểm rađời:

Về thời điểm ra đời của chủ nghĩa hiện thực cho đếnnay vẫn có những ý kiến khác nhau. Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”( Trần ĐìnhSử chủ biên) đã trình bày nhiều ý kiến về dấu mốc ra đời của chủ nghĩa hiệnthực. Có người cho rằng nguyên tắc phản ánh hiện thực chủ nghĩa hình thành từthời cổ đại và trải qua các giai đoạn phát triển lịch sử như Cổ đại, Phục hưng,Ánh sáng, thế kỉ XIX…Một số khác thì cho là chủ nghĩa hiện thực xuất hiện từthời Phục hưng. Nhiều người khẳng định chủ nghĩa hiện thực hình thành từ khoảngnhững năm 30 của thế kỉ XIX.

Theo “Bách khoa toàn thư” những tác phẩm có tính hiệnthực hay giá trị hiện thực đã xuất hiện từ lâu trước khi có chủ nghĩa hiện thựctuy nhiên chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một trào lưu, một phương pháp hoànthiện chỉ xuất hiện vào thế kỉ XIX ở các nước như Anh, Pháp, Ý, Nga sau đó lanrộng ra các nước khác trên thế giới. Và “Bách khoa toàn thư” khẳng định rằngbài tiểu luận đầu tiên có tính chất lí luận về chủ nghĩa hiện thực được viếtbởi nhà lí luận Pháp Săngflory vào năm 1857.

Dù rằng các ý kiến còn tranh cãi nhưng không thể phủnhận được rằng chủ nghĩa hiện thực có đời sống lịch sử phát triển cụ thể và vàonhững năm 40 của thế kỉ XIX trở đi chủ nghĩa hiện thực trong văn học đã bướcsang một giai đoạn phát triển hoàn chỉnh và rực rỡ, mang cảm hứng phân tích mớivề hiện thực đó là phê phán. Từ đây chủ nghĩa hiện thực mang tên mới: chủ nghĩahiện thực phê phán.

Ở Việt Nam, những tác phẩm của văn học trung đại nhưTruyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến…đãphơi bày hiện thực khách quan của cuộc sống. Phải đến Hồ Biểu Chánh, Phạm DuyTốn…mới khơi dòng cho khuynh hướng hiện thực khi các tác phẩm thể hiện màu sắcphong tục, nếp sống của một số miền đất, một số người. Đến khoảng những năm 30của thế kỉ XX cây bút hiện thực phê phán Nguyễn Công Hoan là người bắt đầu đitheo khuynh hướng tả chân, lấy cuộc sống hiện thời, lấy cái đã và đang xảy ralàm nội dung tác phẩm. Và từ những năm 1930 đến trước 1945 khuynh hướng văn họchiện thực phát triển rầm rộ, quy mô, nhiều cây bút tài năng đã xuất hiện nhưNgô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp…và Nam Cao được đánh giá là ngườicó công đưa văn học hiện thực lên một trình độ mới, trình độ miêu tả tâm lý,khái quát hiện thực.

3. Đặc trưngđiển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực.

Trong các nguyên tắc mĩ học của chủ nghĩa hiện thựcthì điển hình hóa là đặc trưng cơ bản để phân biệt chủ nghĩa hiện thực phê phánvới chủ nghĩa lãng mạn như X.M.Petorop đã khẳng định “Phạm trù điển hình làphạm trù quan trọng nhất của mĩ học hiện thực”. Điển hình là những nét mangtính bản chất, quy luật, những tính cách quan trọng nhất, nổi bật nhất trongđời sống con người được thể hiện qua sáng tạo của người nghệ sĩ. “Điển hình làmột sự khái quát cao của sáng tạo nghệ thuật” (Trần Đình Sử). Chỉ khi nào nhàvăn sáng tạo được hình tượng mang màu sắc cái riêng thật sắc nét cá tính, sinhđộng, là “con người này”, và cái chung lại phải thật khái quát, hơn nữa phải hàihòa cao độ thì mới có điển hình. Nó là kết quả của sự xuyên thấm nhuần nhuyễngiữa cá thể hóa và khái quát hóa ở mức độ cao. Tính điển hình là hình thức biểuhiện ở trình độ cao của hình tượng trong tác phẩm văn học. Trong bức thư gửinhà văn Hacnet, Enghen có một câu nổi tiếng “Theo ý tôi, đã nói đến chủ nghĩahiện thực, thì ngoài sự chính xác của các chi tiết, còn phải nói đến sự thểhiện những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình”. Như vậy vấn đềđiển hình không chỉ gắn với chủ nghĩa hiện thực mà còn thể hiện trên hai bìnhdiện: tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình. Tính cách điển hình là sựthống nhất hữu cơ giữa những đặc tính phổ biến và những đặc tính cá biệt, đặcthù trong một nhân vật.

Do đó, nhân vật điển hình của văn học theo nhà phêbình Belinxki là “người lạ quen biết”, là “nhân vật mà tên của nó trở thànhdanh từ chung”, còn Lỗ Tấn phát biểu hóm hỉnh rằng “Nhân vật của ông có tà áoNam Kinh, cái cúc Chiết Giang, cái miệng Thượng Hải và đôi mắt Phúc Kiến”.

Tính khái quát của hình tượng nhân vật, tính chung củađiển hình mà các nhà văn hiện thực từng quan niệm là ”con người lắp ghép, vaichắp vá” đã được Lỗ Tấn phát biểu trong ”Tạp văn tuyển tập” ”Lấy ở mỗi ngườimột nét, cho nên trong số những người liên quan đến tác giả, không thể tìm raai giống như thế. Nhưng vì lấy ở mỗi người một nét, nhiều người thấy phần nàolại giống mình, và cũng dễ làm cho nhiều người phát cáu”. Trong ”Phòng trưngbày vật cổ” Banzac đã cho rằng ”Muốn vẽ một hình tượng đẹp thì mượn dùng cánhtay của người mẫu này, chân của người mẫu kia, ngực của người mẫu nọ và đôi vaicủa người mẫu khác nữa”. Nhờ sự khái quát hóa ấy, tính cách nhân vật sẽ ”tiêubiểu cho các giai cấp và các trào lưu nhất định, do đó, tiêu biểu nhất định chocác tư tưởng nhất định của thời đại”. (Angghen).

Bên cạnh tính chung, khái quát hóa, nhân vật điển hìnhphải có tính riêng, cá thể hóa cao độ, khiến nhân vật vừa quen vừa lạ. Cá thểhóa nhân vật không phải là để nhân vật làm những việc độc đáo kì lạ mà bảnchất, tính cách riêng của nhân vật vẫn được bộc lộ thông qua cách làm độc đáođối với những sự việc bình thường. Khi có tính cá thể hóa nhân vật tự thân trởnên sinh động, hấp dẫn, chẳng thế mà các nhà hiện thực nổi tiếng luôn ám ảnh vềnhân vật của mình, như Nguyễn Công Hoan khắc khoải về người nông dân điêu đứngvì nạn tranh cướp ruộng đất của bọn cường hào ác bá, còn Ngô Tất Tố day dứt vớisố kiếp long đong lận đận vì nạn sưu thuế của người nông dân. Đến Nam Cao – đạidiện xuất sắc cho chủ nghĩa hiện thực phê phán giai đoạn 30-45 ám ảnh về người nông dân không chỉ rơi vào cảnh bầncùng hóa mà đau đớn hơn khi bị lưu manh hóa, tha hóa về nhân cách. Như vậy, nếunhư tính chung đòi hỏi nhà văn dám xông vào giữa cuộc đời để nắm bắt thì tínhriêng đòi hỏi nhà văn có khả năng phân tích, xử lý những biến thái tinh vitrong tâm lý nhân vật. Để hình tượng mang tính khái quát hóa nhà văn cần có vốnsống phong phú nhưng để hình tượng độc đáo, sinh động thì đòi hỏi nhà văn phảicó khả năng sáng tạo.

Để xây dựng được chân dung điển hình vừa mang cáiriêng sắc nét, vừa mang cái chung khái quát cao, là sự thống nhất của tính cáthể hóa và khái quát hóa, nhà văn luôn có ý thức đặt nhân vật trong quan hệnhiều chiều, trong hoàn cảnh cụ thể, trong cái nhìn vừa tương phản, vừa tươngđồng tạo ra tính đối thoại sâu sắc.

II. Văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.

1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những năm 1930-1945.

Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới thứhai bùng nổ, mặt trận dân chủ tan vỡ, bọn thống trị ở Đông Dương thủ tiêu mọiquyền tự do dân chủ mà nhân dân ta vừa giành được, Đảng phải rút vào bí mật.Thời kỳ này phong trào cách mạng lên cao, cả nước sục sôi chuẩn bị vũ trangkhởi nghĩa. Tháng 8/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam giànhđược thắng lợi, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

2. Những chặng đường phát triển

2.1. Chặng đường từ 1930 đến 1935:

Vănhọc hiện thực với những sáng tác của Nguyễn Công Hoan, tập truyện “Kép Tư Bền”;Vũ Trọng Phụng – các phóng sự “Cạm bẫyngười” và “Kĩ nghệ lấy Tây”… đã thể hiện tinh thần phê phán tính chất bất công,vô nhân đạo của xã hội đương thời, đồng thời bộc lộ sự cảm thông thương xót đốivới những nạn nhân của xã hội đó.

2.2. Chặng đường từ 1936 đến 1939:

Dotình hình xã hội có nhiều thuận lợi cho sự phát triển của văn học hiện thực,các cây bút hiện thực chủ nghĩa như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô TấtTố… đã đạt tới độ chín tài năng, liên tiếp cho ra đời những tác phẩm xuất sắc.Hàng loạt các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng như: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê…., nhiềutruyện ngắn xuất sắc và tiểu thuyết như “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan…đều tập trung phê phán tố cáo mãnh liệt những thủ đoạn áp bức bóc lột, chínhsách bịp bợm, giả dối của giai cấp thống trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổcủa nhân dân với thái độ cảm thông sâu sắc. Cảm hứng phê phán đã hướng ngòi bútVũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố vào việc khắc hoạ những nhân vậtđiển hình phản diện có ý nghĩa phê phán quyết liệt.

2.3. Chặng đường từ 1940 đến 1945:

Cảmhứng phê phán vẫn là chủ đạo song có thêm những nét đặc sắc mới được thể hiệnnổi bật nhất trong những sáng tác của Nam Cao. Nếu Nguyễn Công Hoan, Vũ TrọngPhụng, Ngô Tất Tố thiên về tả thực phản ánh xã hội đương thời thì Nam Cao khôngchỉ miêu tả mà còn phân tích lí giải những hiện tượng, những vấn đề của hiệnthực đó. Ngòi bút Nam Cao luôn có xu hướng phân tích xã hội qua việc phân tíchtâm lý nhân vật. Có thể nói, đến Nam Cao, cảm hứng phê phán đã trở thành cảmhứng phân tích phê phán.

Nhưvậy, văn học hiện thực phê phán Việt Nam trải qua ba chặng đường phát triển vàđã đạt được thành tựu xuất sắc ở giai đoạn cuối. Dòng văn học này thực sự đãgóp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại hoá nền văn học dân tộc.

3. Những thành tựu nổi bật của văn học hiện thực 1930 – 1945

3.1. Thành tựu về nội dung

Chủnghĩa hiện thực phát triển trong khoảng mười lăm năm nhưng đã xuất hiện nhiềutên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng,Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lạigiá trị nhận thức cao cho người đọc. Khi nhắc đến những tác phẩm: Bước đườngcùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo… Nguyễn Khải đánh giá là những tác phẩmcó thể làm vinh dự cho mọi nền văn học. Bức tranh xã hội lúc đó ảm đạm, nhiềubi kịch, nhiều tệ nạn xã hội, làng quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị đẩy đến đường cùng để rồi liều lĩnh, biếnchất, trở thành nạn nhân của xã hội. Ở thành thị, các phong trào do thực dân đềxướng như: “Âu hoá”, “Vui vẻ trẻ trung”, thi thể thao, cải cách y phục…. ngàycàng lộ rõ chân tướng và tạo ra nhiều nghịch cảnh. Dòng văn học hiện thực phêphán đã phanh phui, bóc trần bộ mặt xã hội đó.

Cácnhà văn hiện thực, lớp trí thức mới vốn xuất thân từ tầng lớp trung lưu, thậmchí trong những gia đình nghèo, vất vả kiếm sống. Vì thế mà họ gần gũi, thấuhiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết.

Vềquan hệ giữa văn học và cuộc sống, Nam Cao đã có những luận điểm sâu sắc. Trongtác phẩm “Trăng sáng” nhân vật Điền đã đi từ quan điểm nghệ thuật lãng mạn đếnquan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực: “Nghệ thuật không cần phải là ánhtrăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếngđau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Còn trong “Đời thừa”, qua nhânvật Hộ, Nam Cao khẳng định thiên chức nhà văn. Hộ hiểu rất rõ trách nhiệm củangười cầm bút, Hộ có lương tâm nghề nghiệp nhưng vì miếng cơm manh áo mà anhphải đi ngược lại nhưng sau đó anh tự cảm thấy tủi nhục vì phải sống đời thừa.

3.2. Thành tựu nghệ thuật

Vănhọc hiện thực 1930 – 1945 đã tạo dựng được những chân dung nhân vật có tầm kháiquát cao, lại rất chân thực và sinh động, vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giátrị thẩm mĩ độc đáo, đó là nhân vật điển hình.

Bêncạnh những thành công trong việc xây dựng điển hình sắc nét, văn học hiện thựcphê phán còn đạt đến chiều sâu phân tích tâm lí nhân vật. Các nhà văn tiêu biểunhư Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân…

Nhàvăn đạt tới thành công hơn cả ở nét nghệ thuật này là Nam Cao. Nhân vật trongtruyện của ông có chiều sâu tâm trạng, có dòng tâm lí, có đối thoại nội tâm.Nhiều tác phẩm có cấu trúc tâm lí độc đáo như “Sống mòn”, “Đời thừa”, “ChíPhèo”.

Nhìnchung, các nhà văn hiện thực trong giai đoạn này đã hiểu rõ thiên chức củamình. Họ chủ động trên những trang viết, có vốn sống phong phú. Kiến thức rộngđể có thể tạo được hiệu quả nghệ thuật cao nhất.

4. Cảm hứng chủ đạo của văn học hiện thực phê phán 1930 –1945

Vănhọc hiện thực 1930 – 1945 vận động trên dòng phát triển của thời cuộc. Sống vàviết trong giai đoạn có nhiều biến động về lịch sử, các nhà văn hiện thực phảinhạy bén nhận thức những chuyển biến xã hội. Hiện thực phong phú của đời sốngđã làm nảy sinh cảm hứng sáng tạo ở người nghệ sĩ. Mỗi nhà văn nhận thức vàphản ánh hiện thực theo một cách cảm hứng riêng.

Cảmhứng trào phúng được xem là chủ đạo trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Công Hoanvà Vũ Trọng Phụng. Tuy nhiên, cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác hai nhà vănnày cũng có nét khác nhau.

VớiNguyễn Công Hoan, cảm hứng ấy là sự phê phán kịch liệt xã hội thực dân phongkiến đương thời với những sản phẩm thối nát của nó. Đồng thời là thái độ bênhvực những người nghèo khổ. Qua những truyện ngắn trào phúng của mình tác giảlàm nổi bật thực trạng xã hội Việt Nam trước cách mạng xây dựng trên sự bóc lộtcủa người giàu đối với người nghèo, phơi bày tất cả sự giả dối, những mâu thuẫntrớ trêu, nghịch cảnh phi đạo lí. Tiếng cười trào phúng đã đánh trúng vào bọn thựcdân tư, tư sản và bọn nhà giàu ở thành thị, bọn cường hào ác bá ở nông thôn,bọn quan lại ở các phủ huyện. Ông đặc biệt căm ghét bọn quan lại ôm chân đếquốc để kiếm ăn trên lưng những kẻ nghèo hèn. Những truyện ngắn trào phúng cótính đả kích sâu cay của Nguyễn Công Hoan như: “Đồng hào có ma”, “Tinh thần thểdục”

Dướicon mắt của nhà văn trào phúng bậc thầy Vũ Trọng Phụng, cuộc đời như một tấn bihài kịch. Ở tiểu thuyết “Số đỏ”, nghệ thuật trào phúng đã chứng tỏ ở Vũ TrọngPhụng một bản lĩnh nghệ thuật già dặn, một tài năng nghệ thuật độc đáo. Cảmhứng ấy chính là lòng căm thù mãnh liệt đối với bọn thực dân, quan lại, địa chủ, tư sản… những loại người đểugiả và lố lăng. Mặt khác, còn là niềm say mê khám phá các thói tật, các mặtxấu, những cái vô nghĩa lý đáng cười ở con người. Với tài nghệ bậc thầy VũTrọng Phụng đã làm bùng lên trên sân khấu đại hài kịch “Số đỏ” tiếng cười mỉamai, hài hước, khi châm biếm, đả kích, khi căm phẫn hằn học cái xã hội bẩnthỉu, giả dối, vô luân. Có thể nói lòng căm thù chính là sức mạnh nghệ thuậtcủa tài năng văn chương ở nhà văn mệnh yểu này.

Vănhọc hiện thực phê phán 1930 – 1945 cùng với cảm hứng trào phúng còn có cảm hứngbi kịch cũng được xem là cảm hứng chủ đạo. Cảm hứng ấy thấm nhuần trong cácsáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao. Trong “Tắt đèn”, nhà văn khôngchỉ quan tâm tới nỗi khổ lớn của người nông dân về mặt vật chất mà còn đặc biệtquan tâm tới nỗi khổ về tinh thần của họ. Cảm hứng bi kịch thấm đẫm trong từngtrang viết của nhà văn. Ngòi bút nhân đạo của Ngô Tất Tố tập trung thể hiện tấnbi kịch tâm hồn với những tình cảm phong phú, sâu sắc của chị Dậu, người phụ nữgiàu lòng vị tha, yêu chồng, thương con hết mực bị đẩy vào hoàn cảnh éo le. Đểcó tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi hoàn cảnh cùm trói chị đã dứt ruột bán đứa conmình. Không có nỗi đau nào lớn hơn như thế nhưng chị đã không thể làm khác. Cảmhứng bi kịch khiến Ngô Tất Tố đã xoáy sâu vào cảnh bán con…Chính lúc này chị Dậu mới phát hiện ra ở đứa concủa mình đức tính mà lúc thường chưa bộc lộ hết. Còn cái Tí càng thương cha,càng quyến luyến lũ em, nó càng nhận ra tình thế không sao tránh khỏi bị đembán của mình. Ban đầu nó van xin, khóc lóc rồi khi hiểu ra nó cắn răng chịuđựng, chấp nhận để mẹ bán cho nhà Nghị Quế. Tác giả đã sử dụng thủ pháp kéocăng thời gian nghệ thuật để làm dậy lên những tình cảm xót thương trong lòngngười đọc.

NguyênHồng vốn là một nhà văn hay đa sầu đa cảm. Trong sáng tác của mình ông đã thểhiện sâu sắc nỗi đau khổ uất ức của người dân lao động nghèo, trước hết làngười phụ nữ và trẻ em bất hạnh. Ở Nguyên Hồng có một tình cảm vừa nồng nàn,sôi nổi, vừa mãnh liệt, thống thiết đối với người cùng khổ, qua đó thể hiệnniềm tin của mình vào phẩm chất tốt đẹp ở người lao động. Có thể nói, trênnhững trang viết của Nguyên Hồng nồng nàn hơi thở của đời sống cần lao.

Xem thêm:

Viếtvăn bằng sự tỉnh táo của lí trí và sự yêu thương tha thiết của trái tim, cảmhứng chủ đạo trong sáng tác của Nam Cao là niềm khát khao đến cháy bỏng làm saođể con người được sống xứng đáng với hai chữ CON NGƯỜI. Đó là được sống lươngthiện, được phát huy khả năng của loài người chứa đựng trong mỗi con người.Mong muốn này đã dẫn đến nỗi đau khôn nguôi trước tình trạng con người bị xúcphạm về nhân phẩm, bị huỷ hoại về nhân tính, bị bóp chết những ước mơ, bị đẩyvào tình trạng sống mòn, không lối thoát. Từ khát vọng về một cuộc sống có ýnghĩa mà dưới cái nhìn của Nam Cao nhân loại đang lâm vào tình trạng huỷ hoạivề nhân tính, chết ngay khi đang sống. Cảm hứng chủ đạo này đã chi phối cả thếgiới nhân vật trong sáng tác của nhà văn.

Cảmhứng chủ đạo của văn học hiện thực 1930 – 1945 khá đa dạng. Trong sáng tác củamỗi nhà văn hiện thực, cảm hứng chủ đạocũng có những tính chất, đặc điểm khác nhau. Tất cả đều hướng đến tập trung thểhiện bản chất thối nát,tính chất vô nhân đạo của xã hội Việt Nam trước cáchmạng, thái độ phê phán xã hội dẫn tới yêu cầu khách quan phải thay đổi. Điềunày cho thấy mặt tích cực, tiến bộ của trào lưu văn học này.

 C. PHẦN KẾT LUẬN

Vănhọc hiện thực 1930 – 1945 vận động trên dòng phát triển của thời cuộc. Sống vàviết trong một giai đoạn có nhiều biến động, các nhà văn hiện thực phải nhạybén nhận thức những chuyển biến của xã hội. Nhưng dù xã hội có thay đổi như thếnào thì những trang viết về cuộc đời vẫn sống mãi vì nó có tiếng nói riêng.

Dòngvăn học hiện thực với sự xuất hiện của những nhà văn mới như Nam Cao, Tô Hoài,Kim Lân càng làm cho văn học có thêm những phẩm chất và giá trị mới. Khi nào ởđâu trong xã hội vẫn còn những bất công, đau khổ, còn có buồn chán và bế tắcthì ở đó còn cần phải được phê phán. Sự xuất hiện những tác phẩm mang màu sắctự truyện của một số cây bút tiêu biểu đã góp phần làm cho văn học trở nên chânthực và gần gũi.

Nhìnchung văn học giai đoạn này đã phản ánh đúng đặc trưng của thời đại góp phầnkhông nhỏ vào công cuộc hiện đại hoá nền văn học nước nhà.

Chương II: Một số đề thực hành luyện tập

 

Đề bài 1: Trong truyện ngắn Trăng sáng, Nam Cao viết:

“Chao ôi! Nghệthuật không cần phải ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệthuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…”và ởtruyện ngắn Đời thừa ông cho rằng một tác phẩm có giá trị phải “chứađựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó catụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”.

Còn Vũ TrọngPhụng, khi đáp lời báo Ngày nay của Tự Lực văn đoàn, đã nói: “Các ông muốntiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốntiểu thuyết là sự thực ở đời”.

Anh, chị hãybình luận những ý kiến nêu trên.

Gợi ý

I. Mở bài:

– Là một hình thái ý thức xã hội,văn học nghệ thuật bám chặt lấy sự sống để lớn lên vàvới tư cách là đứa con tinh thần, nó lại trở về noi sinh ra nó đểgóp phần khám phá, hiểu biết và sáng tạo đời sống. Nghĩ về văn học và hiện thựcđời sống, trong truyện ngắn Trăng sáng, Nam Cao viết: “Chao ôi! Nghệ thuậtkhông cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể là tiếng đau khổ kia,thoát ra từ những kiếp lầm than…”Khi đáp lời báo Ngày nay của Tự lựcvăn đoàn, Vũ Trọng Phụng đã nói: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết.tôi và các nhà văn cùng chí hướng nhưng tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”.Và ở tác phẩm Đời thừa, Nam Cao cho rằng: Một tác phẩm có giá trị khi tác phẩmấy “chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nóca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

– Cuộc sống làmột vườn hoa đầy màu sắc. Như những con ong cần mẫn đi tìm mật cho đời, nhà vănkhông chỉ đem đến cho người đọc một nội dung có tính thông điệp mà còn mongmuốn tác phẩm của mình có sức mạnh làm rung động hàng triệu tâm hồn. Muốn thếphải làm cho người ta tin, mà chỉ tin được nhờ ở sự chân thực. Đó là lí do đơngiản để Nam Cao cho rằng nghệ thuật “không cần” và “không nên là ánh trăng lừadối”. Ánh trăng cao xa, huyền ảo và thơ mộng thật nhưng làm sao nó có thể lạilà sự phản quang của cuộc đời chủ yếu là đói, rét, bệnh tật và bất công? Cóngười cho rằng cái đẹp là những gì ở bên trên cuộc sống và tác phẩmnghệ thuật chỉ là vẻ đẹp kì diệu của thế giới siêu thoát, thanh cao,là mở đầu và tận cùng của tất cả. Tác phẩm như vậy làm sao có thể rung độngđược tâm hồn người đọc; bởi lẽ cuộc sống siêu thoát ấy đâu có phải là cuộc sốngcủa họ. Là một nhà văn hiện thực phê phán sống gần tầng lớp cùng đinh, Nam Caohiểu sâu sắc thế nào là hiện thực đời sống, hiện thực của những ngày thuế thúc,trống dồn, những kiếp người méo mó, tội nghiệp, những cuộc sống mốc, mòn, mục,gỉ ra. Dù anh viết về ai, viết về cái gì thì cũng không nên, không thể quaylưng lại, lẩn tránh cái thực tế đau khổ và lầm than.

– Có bắt rễ vào hiện thực đờisống mà phải là sống thật, văn học mới bền vững và tồn tại được. M.Gorki chorằng: “Người tạo nên tác phẩm là tác giả nhưng người quyết định số phận của tácphẩm lại là độc giả”. Người đọc chỉ ủng hộ và tạo nên số phận tốt đẹp cho nhữngtác phẩm chân chính một khi những tác phẩm ấy đề cập đến hiện thực đời sốngđích thực là của họ. Bởi thế Vũ Trọng Phụng mới cho rằng tiểu thuyết là “sựthực ở đời” đến một tác phẩm có sức mạnh còn tuỳ thuộc vào một điều kiện hếtsức quan trọng nữa, ấy là khả năng chiếm lĩnh cuộc sống một cách sâu xa của nhàvăn. Chỉ có thể tạo nên giá trị của tác phẩm, một khi nghệ sĩ phải sống hếtmình, biết nghĩ suy và trăn trở với những nỗi đau của thân phận con người, biếtkhơi lên từ cuộc sống những vấn đề mà nhiều người không nhìn thấy, biết gópphần kiến giải những hiện tượng xã hội,…bằng toàn bộ vốn liếng tri thức, tình cảm,niềm tin và dũng khí của mình, như A. Muytxê nói: Hãy đập vào tim anh,thiên tài là ở đó. Lênin nói, đại ý: từ trực quan sinh động đến tưduy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn-đó là con đường biện chứngcủa sự nhận thức hiện thực.

2. Bình luận, chứng minh:

a. Văn học góp bàn tay nhân áicủa mình để góp phần cải tạo con người, cải tạo xã hội, một khi nó chứa đựngcái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi.

* Hiện thựctrong văn học phải là muối của biển. Nó phải được gạn lọc từ hiện thực xô bồcủa đời sống xã hội với biết bao hiện tượng đan cài, chồng chéo nhau giữa baocái có nghĩa và vô nghĩa, tất yếu và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng. Nhàvăn phải biết chọn lọc những cái gì tinh tuý nhất, cốt lõi nhất, cái thần củasự vật, mang tính khái quát và điển hình cao độ, để từ những phát hiện cụ thểấy, người đọc thấy được những nét bản chất của đời sống, để có thể rút ra đượcnhững bài học về triết lí, đạo đức và nhân sinh. Văn học không sao chép thụđộng những mảng tủn mủn, nhỏ nhặt của đời sống. Ngược lại, nhìn vào tác phẩm,ta thấy được bản chất cuộc đời ở một điểm sáng hội tụ, nó tiêu biểu và chânthực hơn cả trạng thái tự nhiên và hoàn tàon có thật ở cuộc sống ngoài đời.Người đọc thấy rõ đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thông qua những xung độtvăn học trong tác phẩm. Và đó chính là thước đo giá trị và sự trường tồn củatác phẩm văn chương.

* Bằng nghệthuật của mình, văn học lắng đọng đến tận nơi sâu kín, tiềm ẩn trong con người.Những giọt nước mắt khóc thương cho cuộc đời đau khổ, cho mỗi số phận bị biếndạng,…sẽ làm cho tâm hồn người dân trong sạch hơn lên, tư tưởng và tâm hồn đượcnâng cao lên về chất, để có thể vượt qua những nhỏ nhặt, tầm thường của cái vịkỉ, để hoà nhập được với cuộc sống tâm hồn của đồn loại, đồng cảm với họ, cùngchiến đấu cho sự hoàn thiện của con người, làm cho người gần người hơn. Đóchính là chức năng nhân đạo hoá con người của tác phẩm nghệ thuật.

* Đương nhiênvăn học không chỉ nói đến những cái gì mạnh mẽ, lớn lao; không chỉ nói đến lạcquan, chiến thắng. Nó không né tránh việc biểu hiện những mất mát, hi sinh,những bi kịch của đời sống, sự đê tiện,ngu dốt và phản bội của con người trêntư cách công dân cũng như trong cuộc sống riêng tư: trong lao động và đấutranh, trong quan hệ bạn bè, vợ chồng, trong tình yêu,…Trong quá trình biểuhiện như thế, nhà văn thông qua tác phẩm của mình, đấu tranh cho sự công bình,kêu gọi tình thương và lòng bác ái,…Chính những điều đó tạo nên giá trị của tácphẩm.

b. Sáng tác của Nam Cao chứng tỏkhả năng lĩnh hội cuộc sống của nhà văn.

– Ông khôngchỉ thấy cuộc sống đương thời là đói rét, là bệnh tật, mà còn thấy được thảmtrạng sự tha hoá của con người, những cuộc đời bị méo mó, xiêu vẹo, biến dạngvà cả những cuộc sống “sống mòn” hay chết mòn thì cũng chẳng khác gì nhau cả.từ cuộc đời của một Chí Phèo, một Thị Nở khái quát lên thành cả một “hiện tượngChí Phèo”, Nam Cao không chỉ nói lên nỗi đau đớn về thể xác của người nông dân,mà từ đây khơi lên lòng căm phẫn đối với những bất công và những thế lực gâytội ác, kêu gọi mọi người hãy đấu tranh để góp phần giữ lấy nhữngtia sáng lương tri còn le lói, còn chưa tắt hẳn trong cuốc sống tinh thần củakiếp người bị tha hoá, để giữ cho con người không bị biến thành thú vật, để conngười đúng là Người với ý nghĩa cao đẹp của nó.

Tôi có đọcđược ở một tác phẩm lí luận kinh điển đại ý như thế này: Vũ khí phê phán dĩnhiên không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí; chỉ có lực lượng vậtchất mới đánh đỗ được lực lượng vật chất; nhưng lí luận cũng có thể trở thànhlực lượng vật chất khi nó đã thâm nhập vào quần chúng. Văn học với sức mạnh lớnlao của nó trong việc khám phá, nhận thức và sáng tạo thực tại, luôn được xemlà một vũ khí đấu tranh giai cấp. Các lực lượng tiến bộ và phản tiến bộ đều sửdụng văn học làm công cụ để tuyên truyền tập hợp quần chúng. Các nhàvăn, nhà thơ của chúng ta cần nâng cao trình độ tư tưởng và năng lực biểu hiệncũng như thái độ trung thực và dũng cảm trong việc phản ánh hiện thực để nângcao hơn nữa giá trị của tác phẩm. Văn học phải cố gắng phản ánh những “sự thựcở đời” với tất cả sự đa dạng và phức tạp của nó, có cả nỗi đau và niềm vui, cócả cái thấp hèn và cao thượng, chứ không phải là những tác phẩm tụngca xuôi chiều, tô hồng hiện thực mà lảng tránh những nỗi đớn đau của đồng bào,đồng chí. Tác phẩm văn học cùng cần góp phần kiến giải những vấn đề của hiệnthực đời sống, đồng thời là tiếng nói dự báo cho những vấn đề của hiện thực xãhội rộng lớn trong tương lai. Như vậy văn học mới làm được chức năng giáo dụccon người bằng con đường tình cảm, mới góp phần làm cho con người với đúngnghĩa của nó: không là thánh cũng không trở thành thú. Những tác phẩm văn họcbắt nguồn từ những ánh trăng mờ ảo, thơ mộng và dối lừa, những tiểu thuyết chỉ làtiểu thuyết, quay lưng hay bàng quan trước sự thực cuộc đời thì những tác phẩmấy hoàn toàn không có ích cho đời sống, con người.

– Đương nhiênvăn học có tính độc lập tương đối của nó. Hiện thực trong văn học và hiện thựcngoài cuộc đời không phải là hai bàn tay úp kít vào nhau mà đan cài vào nhau. Ởđây mọi sự đơn giản hoá và mô hình hoá, mọi sự áp đặt, mệnh lệnh, khiên cưỡng“đeo chân cho vừa giày” đều là những điểm nên tránh. Chúng ta phản bác nhữnglập luận và sáng tác của những trường phái siêu thực, hiện sinh, cũng đồng thờiphê phán cách biểu hiện của những tác phẩm cứ tưởng như được viết bằng phươngpháp hiện thực xã hội chủ nghĩa nhưng thực chất không biểu hiện được cuộc sống,chỉ biết ca tụng một chiều, giấu giếm nỗi đau; những tác phẩm đã không nói đượcthực trạng của hiện thực đương thời, càng không thể có chức năng dự báo.

– Aimatôp chorằng: chân lí trong nghệ thuật không chỉ là sự phơi bày những thiếu sót và khókhăn, những mặt tốt của cuộc sống chúng ta; mà quan trọng hơn, tác phẩm nghệ thuậtphải có khả năng thôi thúc con người suy tư sâu sắc, bắt con người phải xúcđộng tận đáy lòng.

Văn học làm cho con người nhận rõdiện mạo của mình hơn, vạch rõ đâu là tốt, xấu, đâu là cao cả, thấp hèn, thấyhết để có thể tự điều chỉnh: “Hãy nhìn xem ngay tại đây, ngay tại chỗ này nhữnggì mà con người còn chưa nhận ra vì một lí do nào đó” (Lời giới thiệu Đoạnđầu đài của Aimatôp).

III. Kết bài:

Nhiệm vụ củavăn học, của những người sáng tạo ra tác phẩm thật nặng nề. Cuộcsống đang ngổn ngang, bề bộn và có nhiều điều khiển ta nhức nhối,trăn trở. Bởi vậy, chúng ta cần biết bao những tác phẩm văn học đích thực,những chính phẩm, góp tiếng nói cải tạo cuộc sống.

Đề bài 2: có ý kiến cho rằng “truyện có khảnăng phản ánh hiện thực rộng lớn đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả nhữngdiễn biến sâu xa trong tâm hồn con người”. Hãy phân tích hai truyện ngắn “HaiĐứa Trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiếntrên.

Gợi ý

I. Mở bài:

Nhà văn Thạch Lam đã từng quan niệm“đối với tôi, văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát ly, hay sựquên. Trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta,có thể vừa tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòngngười được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Đúng như vậy! Văn chương nghệthuật luôn hướng tới cuộc sống con người, từ đó đưa đến cho chính con ngườinhững giá trị cao đẹp, những bài học “trông nhìn và thưởng thức”. Điều đó lạicàng đúng đắn hơn với thể loại truyện ngắn, bởi nói như nhà văn Nguyễn Kiên nó“vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân một chân lý giản dị của mọithời”. Bàn về vấn đề này, đã có ý kiến cho rằng “truyện có khả năng phản ánhhiện thực rộng lớn đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sâuxa trong tâm hồn con người”. Minh chứng rõ nhất cho quan niệm đó chính làtruyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

– Mỗi loại hình văn nghệ ra đời đềucó những tác động riêng đến với con người. Mĩ thuật tạo ra cái đẹp từ những nétvẽ, mảng mầu, âm nhạc đem đến cái hay từ tiếng hát, lời ca. Kiến trúc, ấy gâyấn tượng bởi những thiết kế đến tinh vi… còn văn chương hay cụ thể hơn chính làchuyện đã “có khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn”. Điều đó khẳng định, chuyệnphản ánh được hiện thực thời đại với những vấn đề nổi cộm, bức thiết nhất trênmột phạm vi rộng. Không chỉ vậy, “chuyện còn đi sâu vào những mảnh đời cụ thể”.

– Truyện phản ánh hiện thực nhưngthường không hời hợt, phó quát một cách chung chung, mà luôn hướng đến nhữngmảnh đời, những số phận cụ thể để phản ánh hiện thực. Và ở chuyện còn mang mộtđặc trưng mà ít tìm thấy ở các thể loại khác, đó là hướng đến, “có những diễnbiến sâu xa trong tâm hồn con người”. Truyện thường đi sâu vào thế giới nội tâmđể cảm nhận được hết mọi diễn biến trong tình cảm và nhận thức của con người,từ đó khái quát nên giá trị của tác phẩm và khẳng định tài năng của nhà văn.Như vậy, quan niệm về truyện của ý kiến trên đã nêu lên được vai trò cũng nhưyêu cầu quan trọng với nội dung truyện ngắn. Truyện ngắn là một thể loại ngắngọn, dung lượng nhỏ nhưng chứa đựng một nội dung sâu rộng. Vì thế nhà văn cầnbiết nắm bắt, lựa chọn, phản ánh những vấn đề bản chất tiêu biểu, nhưng phảimang tính rộng lớn, phổ cập của hiện thực thông qua những số phận cụ thể, thậmchí cần đào sâu vào nội tâm để biến những trang văn thành trang đời.

– “Truyện có khả năng phản ánh hiệnthực rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sâu xatrong tâm hồn con người”. Quan niệm trên hoàn toàn chính xác, bởi nó đã dựatrên cơ sở lý luận của truyện ngắn nói riêng và văn học nói chung. Chuyệnthường hướng tới khắc họa một hiện tượng đời sống, một khoảnh khắc nhân sinh,hay một lát cắt hiện thực. Do vậy, chuyện thường có ít nhân vật để nhà văn đisâu vào khám phá cụ thể. Kết cấu của truyện thường không phức tạp, có chuyệndiễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế và xoay quanh một tình huống cótính chất chủ đạo. Bởi vậy, tác giả có cơ hội đi sâu vào đời sống nội tâm conngười để khám phá. Hơn nữa truyện chứa nhiều những chi tiết cô đúc, lối hànhvăn mang nhiều ẩn ý cũng góp phần giúp nó biểu thị được tâm lý con người.Truyện ngắn gọn, cô đọng nhưng thể loại truyện có những phẩm chất thẩm mỹ đặctrưng, tập trung vào khoảnh khắc mà ý nghĩa cuộc sống đậm đà nhất, ngắn gọn,hàm xúc mà có khả năng khái quát cao về hiện thực. Phản ánh được bê sâu của đờisống đề sâu tư tưởng và tấm lòng của nhà văn về sâu, về tài năng của người nghệsĩ ngôn từ. Không chỉ vậy, quan niệm về chuyện trên còn dựa trên từ thiên chứcvăn học. Dù có những đặc trưng riêng nhưng chuyện vẫn phải hướng đến sứ mệnhcủa văn học, phản ánh hiện thực nói được những vấn đề nhức nhối của con người,trân trọng những mơ ước, khát vọng, trân trọng vẻ đẹp nội tâm ẩn sâu trong tâmhồn họ. Có thể nói, truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” củaNam Cao chính là hai tác phẩm thể hiện rõ cho đặc trưng của truyện, cũng nhưminh chứng cho quan niệm trên.

2. Bình luận, chứngminh:

* Bàn về văn học Standal đã viết “vănhọc là tấm gương đời sống xã hội”. Đúng như vậy! Một tác phẩm văn học chânchính luôn bắt nguồn từ hiện thực đời sống con người. Hiểu được quy luật đó,nên mặc dù là nhà văn lãng mạn hay hiện thực thì Thạch Lam và Nam Cao cùng đềcao yếu tố này trong quá trình sáng tác. Đến với truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” củaThạch Lam ta đã bắt gặp hình ảnh của một phố huyện, một miền đất, miền đời bịquên lãng. Trên cái nền khổ đau, nghèo đói lần lượt hiện ra những kiếp ngườisống lay lắt, mòn mỏi đến đáng sợ. Đó là chị Tý với gánh hàng nước, đó là bácsiêu với những bát phở ế hàng, đó là bác Xẩm với tiếng đàn run lên bần bật, hayđó là chị em Liên với gian hàng ế khách… Kiếp sống của họ diễn ra đều đều, họchỉ tồn tại chứ không phải là sống, họ như bị bắt sống chứ không phải tự nguyệnđể sống. Cuộc sống của họ như một màn kịch không có sự thay đổi, người thay đổicảnh, ngày nào họ cũng hiện ra buồn bã, thiếu sức sống và lặp lại y nguyên hànhđộng ngày hôm trước. Sống trong cái “ao đời phẳng lặng”, đó đã có biết bao mơước, bao suy nghĩ bị dìm chết, con người dần dần cũng bị chai sạn, vô cảm dẫnđến lãng quên mịt mù trước cuộc đời.Hãy đến với “Chí Phèo: của nhà văn Nam Cao, nhàvăn phản ánh toàn diện bộ mặt ăn thịt người của xã hội thực dân, với những mốiquan hệ trong làng Vũ Đại. Xã hội đó đã đẩy những người lao động chân chất, vàocon đường lưu manh hóa dẫn đến bi kịch đau đớn, bị cự tuyệt quyền làm người.Đầu tiên là các mối quan hệ phức tạp ở cái đất “quần Ngư tranh thực”. đứng đầulà cụ Bá Kiến, sau đó là bọn cường hào ác bá và cuối cùng là người dân nghèokhổ ấy, người dân bị những mối quan hệ chi phối. Khi cần lũ cường hào, Ác báliên kết với nhau, áp bức trong làng, nhưng lúc không cần đến nhau thì “ngấmngầm cho nhau ăn bàn”. Đó là nguyên nhân dẫn đến nỗi khó khăn, nhọc nhằn củadân làng. Hơn nữa cậy quyền, cậy thế bọn người có thế lực tiêu biểu là cụ BáKiến đã đẩy người nông dân vào con đường lưu manh tha hóa mà tiêu biểu là ChíPhèo. Sinh ra vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi, lớn lên trong sự chăm sóc của dânlàng Vũ Đại, Chí trở thành một người hiền lành và có lòng tự trọng cao. Nhưngchỉ vì một cơn ghen vô cớ, Chí Phèo đã bị bá kiến để vào tù. Sau 7, 8 năm ratù, hắn dần dần là một kẻ lưu manh, một thằng răng đá, một con vật lạ, con quỷdữ mà ai cũng xa lánh. Gặp Thị Nở khao khát hoàn lương nhưng cuối cùng bị từchối hắn đau đớn, tự vẫn. Hiện thực cuộc sống trong Chí Phèo được Nam Cao phảnánh rất rõ, hình ảnh làng Vũ Đại chính là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn ViệtNam trước Cách mạng. Đọc Chí Phèo, ta như được trở về với xã hội với số phậncủa những con người thời đó vậy. * Chuyện có khả năng phản ánh hiện thựcrộng lớn, nhưng do hạn chế về dung lượng nên chuyện thường “đi sâu vào nhữngmảnh đời cụ thể”. Điều đó vừa giúp tư tưởng, chủ đề được sáng rõ, vừa thể hiệntấm lòng của nhà văn đối với con người. Đến với “hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã đisâu khám phá cuộc sống con người, mà tiêu biểu là liên một đứa trẻ nghèo. Khicòn nhỏ Liên sống ở Hà Nội, dù không phải giàu có nhưng cũng được sung sướng“được đi chơi bờ Hồ, uống những cốc nước xanh đỏ”. Đó là những kí ức đẹp đẽ củaLiên mà cô không thể nào quên được. Nhưng do thầy mất việc Liên phải về một Phốhuyện nghèo nàn để sinh sống. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống tuổithơ sung sướng của Liên giờ đã chấm dứt. Cái nghèo đã cướp đi niềm vui và quyềnlợi của một đứa trẻ như Liên. Cuộc sống cơm áo gạo tiền đã trói buộc tiên vàovới những hàng tre, từ sáng sớm tới đêm khuya. Liên sống mòn mỏi, trông chờ,đợi đến một bát phở trong phố huyện nghèo cũng không dám mơ ước. Nhưng bên cạnhđó, Liên cũng là một đứa trẻ biết yêu thương, cảm động đối với cuộc sống củangười khác, mặc dù mình chẳng khá giả gì. Tuy không được miêu tả nhiều như Liênnhưng những mảnh đời như chị tí, bác siêu, bác xẩm, Cụ Phi… cũng góp phần thểhiện được con mắt yêu thương của Thạch Lam.

* Còn đến với Chí Phèo của Nam Cao,những mảnh đời mà ông chú ý đến nhiều chính là người nông dân, với một cuộcsống nghèo khổ đến tận cùng. Nhưng ông khác đặc biệt ở chỗ, ông không đi quásâu vào cuộc sống ấy, mà ông đi sâu vào quá trình tha hóa của Chí Phèo, là mộtví dụ điển hình. Sinh ra bị bỏ rơi ở trước lò gạch cũ, được anh thả ống lươnnhặt về nuôi dưỡng. Chí lớn lên vì được dân làng Vũ Đại nuôi nấng. Tuy tuổi thơbất hạnh, nhưng chí phèo không xấu xa mà còn rất chăm chỉ, hiền lành và giàulòng tự trọng. Chỉ vì cơn ghen vô lý bác Kiến, đã đẩy Chí Phèo vào tù. Với sựnhào mặn của nhà tù, Chí Phèo trông khác hẳn. Bề ngoài nhìn như thằng rặng đá“cái đầu trọc lóc, cái răng cao trắng hơn, cái mặt đen mà rất cong cong…”.Không chỉ thay đổi về nhân hình mà chí còn bị nhuộm đen về nhân tính. Hắn chìmtrong những cơn say, từ đây hắn đã làm biết bao tội ác với những con người đãnuôi nấng hắn. Chí cứ vậy cho đến khi gặp Thị Nở. Thị đã dẫn Chí về với cuộcsống, nhưng do định kiến từ chối Chí Phèo tuyệt vọng giết chết kẻ thù của cuộcđời mình và cũng tự kết liễu đời mình. Cuộc đời của Chí Phèo là một mảnh đời cụthể, nhưng đã bao quát được con đường mà những mảnh đời khác thường đi phải nhưBinh Chức, Năm Thọ… đó chính là cái Quý cái hay mà chỉ có thể loại truyện đóđược.

* Mang trong mình những đặc trưngriêng nên chuyện còn có khả năng đi sâu vào “diễn biến sâu xa trong tâm hồn conngười”. Đến với truyện ngắn, yếu tố này rất được chú trọng bởi “thước đo tàinăng người nghệ sĩ chính là khả năng miêu tả tâm lí nhân vật”. Đọc “hai đứatrẻ” của Thạch Lam. Người đọc dễ dàng nhận ra tâm trạng của nhân vật liên đượctác giả chú trọng miêu tả rất chi tiết và tinh tế. Tâm trạng đó được biểu hiệntrước hết ở cảnh ngày tàn. Trước những cảnh sác đất trời thay đổi, liên có tâmtrạng buồn man mác “rồi mắt chị bóng tối ngập đày dần”. Dường như Liên cảm nhậnđược cuộc sống đang chậm lại với những chuyển biến tinh tế của tạo hóa. Khinhìn về con người, Liên động lòng thương những đứa trẻ con nhà nghèo, tuy sợnhưng vẫn thấy tội cho Cụ Phi và biết chia sẻ với chị tí. Màn đêm buông xuốngvới sự chiến thắng của bóng tối, Liên dường như lại thấy buồn thấm thía. Thấyđứa những đứa trẻ con khác vui chơi liên thèm thuồng, Nhớ về ngày xưa. Từ chỗbuồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn, giờ đây là những quan sát đợi chờhoài niệm, nuối tiếc và khát khao nhưng đã hoàn toàn bị tàn lụi. Hiện tại vàquá khứ như những đợt sóng vỗ vào tâm hồn, để rồi buồn hơn da giết hơn. Để anủi mình Liên chỉ còn cách nhìn lên bầu trời với ông thần nông, con vịt trời,giải ngân hà… với thế giới cổ tích nhiệm mầu.Khi đoàn tàu đêm về, cũng là lúc tâm trạng củaLiên được bộc lộ rõ nhất. Liên háo hức đợi chờ đoàn tàu như đợi chờ Phút Giaothừa thiêng liêng. Khi nhìn đoàn tàu, Liên không trả lời câu hỏi của em trongtâm hồn cô còn xúc động vẫn chưa lắng xuống “Liên lặng lẽ mơ tưởng Hà Nội xaxăm Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”. Những câu chữ gieo vui như nốt nhạc.Có thể trong phút giây ấy khát vọng đổi đời đã được đánh thức trong một tâm hồncòn vô tư ngây thơ “tàu đã đem đến một chút thế giới khác đi qua. Một thế giớikhác hẳn đối với Liên khác hẳn với ánh sáng ngọn đèn chỉ Tí và ánh lửa bácsiêu”. Dù biết Tàu hôm nay không đông, nhưng không sao miễn là họ ở Hà Nội về. Vàkhi tàu đi Liên vẫn còn đứng nhìn, “thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôikhông biết như chiếc đèn con của chị tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”.

* Nếu như “hai đứa trẻ” là tâm trạngcủa Liên trước một thời khắc ngắn ngủi, thì chí phèo diễn ra rất rõ tâm trạngcủa Chí Phèo khi đã được Thị Nở dẫn về cuộc đời. Sau cái đêm say rượu, Ăn nằmvới Thị Nở. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Chí Phèo giường như khác hẳn. Hắn cảm nhậnđược mọi diễn biến, mọi sắc thái bên ngoài cái túp lều ẩm thấp của hắn. Hắnnghe được tiếng chim hót, nghe được tiếng Anh thuyển chài đuổi cá trên sông,tiếng người đi chợ bán vải về. Hắn nghĩ về quá khứ, hiện tại và tương lai. Hắndường như đang sợ rượu, sợ chính mình và sợ tương lai của mình. Chí Phèo nghĩđến cái đói, cái rét rồi ốm đau, nhưng còn đáng sợ hơn điều đó chính là cô độc.Và trong cơn suy nghĩ ấy thì chị nở chạy sang với liều thuốc giải cảm và giảirượu, bát cháo hành. Chí cảm động đến rưng rưng nước mắt và ăn cháo hành. Hắnnghĩ chắc những ai đã ăn mới biết cháo hành ngon. Đối với hắn, bát cháo hành đócòn là hương vị tình thương dẫn hắn về với quãng đời lương thiện. Hắn lại trởvề với ước mơ ngày xưa, có một gia đình nho nhỏ “chồng cuốc mướn cày thuê vợdệt vải”. Chao ôi! đọc xong ta mới hiểu Chí Phèo tâm tình biết bao. Nhưng khibị Thị Nở từ chối, lúc đầu không hiểu nhưng sau hắn nhận ra, Chí Phèo ôm mặtkhóc rưng rức. Chí Phèo hiểu được bi kịch của cuộc đời mình. Hắn như cứ ngửithấy hương cháo hành thoang thoảng, hắn tìm đến rượu mong quên đi mọi thứ,nhưng càng uống, càng tỉnh, càng tỉnh càng đau đớn, tuyệt vọng. Chỉ định tìmđến giết chết “con đĩ nở” và con “khọm già” nhà nó nhưng bước chân lại đưa chíđến nhà Bá Kiến. Chí Phèo rút dao giết lão Bá Kiến và cũng kết liễu luôn đờimình. Chính chân lý đã đưa Chí Phèo hiểu ra được cuộc đời mình, nên tuy ChíPhèo có chết cũng là minh chứng cho sự trở về với lương thiện, không muốn làmkiếp thú vật.

* Hai nhà văn, với hai phong cách vàxu hướng khác nhau, nhưng Thạch Lam và Nam Cao đều thể hiện được những đặctrưng của truyện qua các sáng tác của mình. Quan niệm chuyện có khả năng phảnánh hiện thực rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biếnsâu xa trong tâm hồn con người, không chỉ nêu lên đặc trưng của truyện, mà cònđặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và Tiếp nhận văn chương. Đối với ngườicầm bút, phải không ngừng mài dũa tài năng khổ luyện trong lao động chữ nghĩa,gắn bó sâu sắc với cuộc đời và con người. Đối với độc giả, để có thể tiếp nhận,khám phá được bề sâu của tác phẩm, độc giả phải sống hết mình với tác phẩm.Tích cực đồng sáng tạo cùng với nhà văn. III. Kết bài:

Thanh Thảo đã từng cho rằng “vănchương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng và chiều sâu đáng kinh ngạc”.Văn chương nói chung và thể loại truyện nói riêng của thật đã làm được điều đó.Bởi vì, nó đã phản ánh hiện thực đi sâu vào mảnh đời cụ thể và cả những chuyểnbiến sâu xa trong tâm hồn con người, từ đó thể hiện tấm lòng cao cả của mỗi nhàvăn. Chính vì vậy nên “hai đứa trẻ”, của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Caoxứng đáng là hai truyện ngắn đặc sắc, sống mãi với thời gian, đến với bạn đọccả hôm nay và mai sau.

 

Đề bài 3:

Nhà phê bình văn học Nga Biêlinxki định nghĩa: điển hình nghệ thuật như là “mộtngười lạ mặt quen biết”.

Anh (chị) hiểu điều đó như thế nào?

Bằng một số điển hình văn học trong các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 30- 45, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Xem thêm: ¥ Nghĩa Là Gì ? Ý Nghĩa Của Các Biểu Tượng Cảm Xúc Này

HƯỚNG DẪN

1. YÊUCẦU CHUNG:

– Nắm vững phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận vănhọc.

– Biết vận dụng kiến thức lí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *