Giáo dục là một trong những thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong xã hội hiện nay. Nó được hình thành từ một tư tưởng khá đơn giản và quen thuộc nhưng hàm chứa nhiều nội dung. Vậy khái niệm giáo dục là gì? Để có câu trả lời hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp theo dõi bài viết sau nhé.

Đang xem: Khái niệm chính sách giáo dục là gì, mục Đích, vai trò của giáo dục

*

40 mẫu đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục thông dụng

Trình bày khái niệm về quản lý nhà trường là gì?

1. Khái niệm giáo dục là gì?

Giáo dục là một cách tiếp thu về kiến thức, các thói quen, phong tục và những kỹ năng của con người đã được lưu truyền thông qua các thế hệ bởi hình thức giảng dạy, nghiên cứu hoặc đào tạo.

Giáo dục có thể do mỗi người tự tìm hiểu và học hỏi cũng có thể do người khác hướng dẫn. Điều này đồng nghĩa với việc những trải nghiệm mà cá nhân con người có được cùng các suy nghĩ, hành động và sự cảm nhận sẽ được coi là giáo dục.

Đối với mỗi người, giáo dục sẽ được hình thành thông qua nhiều giai đoạn khác nhau: từ giáo dục cấp mầm non, giáo dục tiểu học cho tới giáo dục trung học và đại học.

2. Mục đích của giáo dục là gì?

Đối với từng quá trình phát triển xã hội, mục đích của giáo dục sẽ thay đổi và tương ứng theo từng giai đoạn khác nhau. Mục tiêu giáo dục được chia ra làm 3 loại cơ bản. Đó là:

Mục tiêu giáo dục tiếp cận với truyền thống

Đây là quá trình con người được giảng dạy về các kiến thức, kỹ năng và các thói quen giúp hình thành một mẫu người đạt tiêu chuẩn và đáp ứng được về yêu cầu của xã hội. Mục tiêu này hiện nay đang được nước ta hướng tới.

Mục tiêu giáo dục tiếp cận cá nhân

Mục tiêu này thường được áp dụng ở Mỹ và một số nước phương Tây giai đoạn năm 1970 – 1980. Mục tiêu này sẽ giúp tạo điều kiện cho con người tự do phát triển, tuy nhiên nhược điểm của nó là quá tự do và buông thả.

Mục tiêu giáo dục truyền thống – cá nhân

Mục tiêu này sẽ kết hợp giữa truyền thống và cá nhân. Hiện nay, mục tiêu giáo dục truyền thống – cá nhân đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Nó giúp hạn chế các nhược điểm và phát huy ưu điểm đồng thời của mục tiêu truyền thống và mục tiêu cá nhân.

Tóm lại có thể thấy mục đích của giáo dục là cung cấp, trang bị về các kiến thức và kỹ năng. Đồng thời rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống của con người giúp mọi người có thể hòa nhập vào với cộng đồng của mình.

*

3. Lợi ích và vai trò của giáo dục

Đối với mỗi con người giáo dục giữ một vai trò tương đối quan trọng. Nó là một yếu tố giúp làm nên sự tiến bộ, tiến hóa của loài người so với các loài động vật khác. Khi có sự giáo dục, con người không chỉ sở hữu trí tuệ, kiến thức và kỹ năng mà còn có được nhân cách sống tốt.

Đối với xã hội, giáo dục cũng góp phần vào việc đổi mới về xã hội thông các hoạt động, suy nghĩ của từng cá nhân con người. Nhờ vào đó sẽ giúp con người hòa nhập được với cộng đồng thông qua các mối quan hệ, hoạt động.

Nhờ những kiến thức, kỹ năng giáo dục sẽ giúp mỗi người sống có trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia đình và trong xã hội. Đồng thời hỗ trợ mọi người thích ứng được với hoàn cảnh của tự nhiên và trong xã hội một cách tốt nhất.

Nhờ các vai trò trên, giáo dục sẽ mang tới lợi ích cơ bản:

Giúp mỗi người có thể sống tự lập hơn.Giúp mọi người lựa chọn một cuộc sống an toàn, ổn định và hạnh phúc nhất.Nâng cao thu nhập của mỗi người nếu được giáo dục tốt. Đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội.Giúp con người cảm thấy tự tin và tránh được những thói quen xấu.Góp phần tăng trưởng nền kinh tế.

4. Các hình thức giáo dục chính quy

Sau khi đã nắm được khái niệm giáo dục là gì các bạn cũng phần nào biết được các hình thức giáo dục chính quy hiện nay. Hệ thống giáo dục chính quy tồn tại theo các cấp học khác nhau và phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của mỗi người. Đối với mỗi quốc gia sẽ có các cấp học, chương trình học khác nhau. Dưới đây là một số hình thức giáo dục chính quy bạn có thể tham khảo:

Hình thức giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là một hình thức giáo dục trong những năm đầu của trẻ với độ tuổi tầm 0 tới 6 tuổi. Người ta thường gọi hình thức này là nhà trẻ hay mẫu giáo.

Xem thêm: Chuyên Mục Tiếng Anh Là Gì, Chuyên Mục Là Gì, Nghĩa Của Từ Chuyên Mục

Trong hình thức giáo dục mầm non, trẻ em sẽ được tiếp nhận và hỗ trợ đối với sự phát triển của xã hội, cung cấp các kỹ năng vận động và phối hợp.

*

Hình thức giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học thường sẽ hướng tới việc dạy đọc và viết. Nó sẽ hướng tới trẻ em độ tuổi từ 7 tới 12 tuổi. Trong hình thức này sẽ tương ứng với quá trình xóa mù chữ của cá nhân mỗi người. Đồng thời hỗ trợ việc tiếp thu những công cụ học tập và rèn luyện về đạo đức, giá trị.

Hình thức giáo dục trung học

Đây là hệ thống giáo dục tiếp theo trong nền giáo dục tiểu học mang tính chất bắt buộc tại hầu hết các quốc gia. Giáo dục trung học bao gồm giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Đối với giáo dục trung học cơ sở tại Việt Nam sẽ tương ứng với các lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Còn giáo dục trung học phổ thông được tính từ lớp 10 đến lớp 12.

Hình thức giáo dục đại học

Giáo dục đại học là một hình thức giáo dục bậc cao được diễn ra tại các trường đại học, học viện, cao đẳng. Học sinh cần phải tốt nghiệp cấp 3 thì mới đủ điều kiện tham gia giáo dục đại học. Tại đây sinh viên sẽ được dạy về cả lý thuyết và thực hành chuyên nghiệp.

Hình thức giáo dục đặc biệt

Loại hình thức này dành cho người khuyết tật. Nó chú trọng tới việc dạy các kỹ năng và kiến thức cần có trong cuộc sống để người khuyết tật có thể sử dụng một cách dễ dàng nhất.

Hình thức giáo dục nghề

Bao gồm khoa học về các loại ngành nghề giúp người học thực hiện và làm việc sau quá trình tốt nghiệp.

*

5. Những yếu tố tác động đến giáo dục

Theo từng thời kỳ, giai đoạn phát triển sẽ có các yếu tố tác động tới nền giáo dục khác nhau. Điển hình như:

Môi trường kinh tế – xã hội

Bao gồm các yếu tố liên quan tới nền kinh tế, chính trị, xã hội, lao động, văn hóa, tâm lý trong xã hội… Người học thường dựa vào cuộc sống xã hội nhằm thay đổi cách học của mình cũng như là tìm ra việc làm tốt, dễ dàng nhất.

Chính sách và các công cụ hỗ trợ trong giáo dục

Chất lượng của giáo dục bị ảnh hưởng bởi chính sách và các công cụ hỗ trợ trong giáo dục. Trong đó ngân sách và chính sách được xem là yếu tố quan trọng nhất.

Tài chính và cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục

Mặt tài chính và cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục rất quan trọng giúp cho giáo dục được phát triển.

Giáo viên và người học

Khi một giảng viên, người hướng dẫn giỏi thì mới tạo ra chất lượng học sinh, sinh viên tốt. Chất lượng của giáo dục tốt khi có sự tham gia của người giảng dạy và người học một cách tích cực.

Xem thêm: Startups Là Gì ? Những Thuật Ngữ Cần Biết Khi Startup Khởi Nghiệp

Vai trò của giáo dục tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Xã hội hóa giáo dục là gì? Bản chất, vai trò và ý nghĩa

Qua bài viết trên chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu rõ hơn khái niệm giáo dục là gì. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu được về khái niệm, tầm nhìn và vai trò của giáo dục đối với cuộc sống xã hội hiện nay. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập vào website chính thức của Khóa Luận Tốt Nghiệp nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *