Hiện nay sản xuất, sinh hoạt, dịch vụ phát sinh hàng trăm triệu tấn chất thải mỗi năm. Các chất thải này chứa các phụ phẩm hoá học, có độc tính, độc hại sinh thái, dễ cháy nổ, ăn mòn hoặc gây nhiễm trùng. Chúng được phát tán từ ống khói, ống xả, hay được vứt bỏ ra các bãi rác. Hoặc chứa trong thùng phi rò rỉ, từ rác thải hạt nhân, rò rỉ phóng xạ…Để có cái nhìn chi tiết về chất thải nguy hại là gì? Có mấy loại chất thải nguy hại và công tác quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Đang xem: Chất thải rắn nguy hại là gì, Định nghĩa, phân loại, ví dụ và hơn thế nữa
Khái niệm chất thải nguy hại
Định nghĩa chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là gì?
Chất thải nguy hại ( tiếng anh là hazardous waste) là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất. Có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác). Hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
Ví dụ về chất thải nguy hại
Bao gồm :
Bình ac quy hỏng, pin hỏngKim tiêm đã sử dụng trong y tế.Vỏ, bao bì thuốc trừ bảo vệ thực vật….
Chất thải nguy hại gồm những loại nào?
Chất thải nguy hại trong công nghiệp
Đó là vật chất phát sinh trong quá trình mạ kim loại là các kim loại nặng Cr, Ni, dung dịch axit,… sản lượng này khoảng 130.000 tấn hàng năm. (trong đó: Chế biến thực phẩm 8%, Công nghiệp nhẹ chiếm 47%, CN hoá chất 24%, Luyện kim 20%, Điện, điện tử 1%)
Khoáng sản : quặng sắt, bùn thải, quặng sulfua và chất thải có chứa hắc in thải, dầu…Cơ khí : là những vật chất phát sinh chất thải có chứa ami ăng, sáp – mỡ thải, bùn thải từ thiết bị chặn dầu- tách dầu, bùn thải hoặc chất thải có chứa halogen hữu cơ…Điện : Các thiết bị điện có chứa PCB, ami- ăng, CFC, HCFC, HFC…
Chất thải nguy hại trong nông nghiệp
Trồng trọt : bao bì thuốc trừ sâu, các thuốc trừ sâu cấm sử dụng và các loại hết hạn sử dụng.Chăn nuôi : kim tiêm, bình đựng thuốc, phân, vỏ chai thuốc… chứa dược phẩm gây độc tế bào, gia súc- gia cầm chết do dịch bệnh.
Theo thống kê ở Việt Nam, lượng rác thải độc hại từ nông nghiệp hàng năm khoảng 3.600 tấn. Chưa kể 37.000 tấn chất hóa chất cấm sử dụng đang tồn kho tại các công ty xí nghiệp, cơ quan môi trường thu hồi chưa có biện pháp xử lý.
Chất thải nguy hại trong xây dựng
Loại rác được thải ra do phá dỡ, cải tạo các hạng mục/công trình xây dựng cũ. Hoặc từ quá trình xây dựng các hạng mục/công trình mới (nhà, cầu cống, đường giao thông …). Như vôi vữa, gạch ngói vỡ, bê tông, ống dẫn nước bằng sành sứ, tấm lợp, thạch cao … và các vật liệu khác.
Chất thải nguy hại trong sinh hoạt
Sơn các loại: Sừ dụng trong xây dựng, trang trí nhà cửa.Pin: Pin đồng hồ, tivi, điều hòa, đồ chơi…Các loại dầu mỡ: Đã qua sử dụng (như ô tô, xe máy, …).Đồ thủy tinh, dễ vỡ: Nhiệt kế, các loại bóng đèn.Túi nhựa, bao bì nilon.Vỏ chai, lọ đựng hóa chất nguy hại như: Thuốc diệt côn trùng (muỗi, ruồi, chất tẩy rửa phòng tắm, nhà bếp, bình xịt …)Đồ điện tử các loại: Tivi, tủ lạnh, máy tính …
Chất thải nguy hại trong y tế
Lượng rác thải độc hại từ y tế hàng năm khoảng 21000 tấn/1.
Chất thải y tế lâm sàng
Trong chất thải y tế lâm sàng phân thành nhiều nhóm nhỏ
Nhóm A: Chất thải bao gồm các vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, chất bài tiết của bệnh nhân như gạc, bông, găng tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu…Nhóm B: Bao gồm các vật sắt nhọn như bơm tiêm, lưỡi, cán dao mổ, mảnh thuỷ tinh vỡ và mọi vật liệu tạo vết cắt hoặc chọc thủng.Nhóm C: Chất thải có nguy cơ lây nhiễm phát sinh từ phòng xét nghiệm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu…Nhóm D: Các dược phẩm quá hạn, bị bỏ, bị nhiễm khuẩn.Nhóm E: là mô, cơ quan người bệnh, động vật, mô cơ thể (nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai…Chất thải y tế gây độc tế bào
Vật liệu bị ô nhiễm như bơm tiêm, gạc, lọ thuốc… thuốc quá hạn, nước tiểu, phân… chiếm 1% chất thải bệnh viện.
Chất thải y tế phóng xạCác thuốc hoặc hóa chất có chất phóng xạ thải bỏ. Bao gồm chất thải rắn, lỏng , khí.Các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị có chất phóng xạ thải bỏ; Bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, quần áo, găng tay y tế nhiễm xạ, giấy thấm, bông gạc, ống nghiệm, chai đựng thuốc có chất phóng xạ thải bỏ.Chất thải y tế hoá học
Các chất thải có tính hoá học, phát sinh từ nhiều nguồn, chủ yếu từ các nguồn xét nghiệm, chẩn đoán.
Các nguyên tố có trong chất thải nguy hại
Thạch tín có nhiều trong thuốc trừ sâu, chất bảo quản gỗ…Chúng có độc tính rất mạnh, khi con người tiếp xúc nhiều sẽ dễ dẫn đến bị ung thư.Amiang tồn tại trong các vật liệu cách nhiệt trong xây dựng, tấm lợp, đệm…Amiang có khả năng khiên con người bị ung thư và trung biểu mô.Cadimi có trong pin, chất nhuộm hay lớp phủ trên bề mặt kim loại. Chúng là tác nhân chính gây ra các bệnh về thận, phổi và đường tiêu hóa.Crom có trong các chất bảo quản gỗ, màu sơn, chống gỉ…gây ra rối loạn gen, ung thư.
Chất thải y tế có khả năng gây ra nhiễm trùng, nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với chất thải nguy hại mà không có dụng cụ bảo hộ.Xyanua là chất độc liều cao, có khả năng gây tê liệt, ngừng thở, suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.Chì là thành phần trong pin, que hàn, ống thép, đạn… dễ khiến con người bị các bệnh về thần kinh và sinh sản.Thủy ngân có trong soda, nhiệt kế, chất hàn răng, dụng cụ sản xuất clo…Thủy ngân ở dạng hơi nên rất khó nhận biết, khi con người tiếp xúc với nó sẽ dễ dàng bị các bệnh về đường hô hấp, nhiễm độc, hủy hoại não, thận…Axit và kiềm mạnh, có thể phá hủy các mô và sinh vật sống.Các chất phóng xạ, polychlorinated biphenyls, chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy… cũng là thành phần có trong chất thải nguy hại
Phân loại chất thải nguy hại
Tính dễ cháy
Một chất thải được xem là chất thải nguy hại thể hiện tính dễ cháy nếu mẫu đại diện của chất thải có những tính chất sau:
Là chất lỏng hay dung dịch chứa lượng alcohol 0C (1400F)Là chất thải (lỏng hoặc không phải chất thải lỏng) có thể cháy qua ma sá, hấp phụ độ ẩm hay tự biến đổi hoá học, khi bắt lửa cháy rất mãnh liệt và liên tục tạo ra hay có thể tạo ra chất thải nguy hại, trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.Là khí nénLà chất oxy hóa
Loại chất thải này theo EPA là những chất thải thuộc nhóm D001
Tính ăn mòn
PH là thông số thông dụng để đánh giá tính ăn mòn của chất thải, tuy nhiên thông số về tính ăn mòn của chất thải còn dựa vào tốc độ ăn mòn thép để xác định chất thải có nguy hại hay không. Nhìn chung một chất thải được coi là chất thải nguy hại có tính ăn mòn khi mẫu đại diện thể hiện một trong các tính chất sau:
Là chất lỏng có pH = 12.5Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6.35 mm (0.25 inch) một năm ở nhiệt độ thí nghiệm là 550C (1300F).
Loại chất thải này theo EPA là những chất thải thuộc nhóm D002
Tính phản ứng
Chất thải được coi là nguy hại và có tính phản ứng khi mẫu đại diện chất thải này thể hiện một tính chất bất kì trong các tính chất sau:
Thường không ổn định (unstable) và dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà không gây nổ.Phản ứng mãnh liệt với nướcCó khả năng nổ khi trộn với nước.Khi trộn với nước chất thải sinh ra khí độc, bay hơi hoặc khói với lượng có thể nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.Là chất thải chứa cyanide hay sulfide ở điều kiện pH giữa 2 và 11.5 có thể tạo ra khí độc, hơi hoặc khói với lượng có thể nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh hoặc nếu được gia nhiệt trong thùng kín.Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và áp suất chuẩn.Chất nổ bị cấm theo định luật.
Loại chất thải này theo EPA là những chất thải thuộc nhóm D003
Đặc tính độc
Theo bảng, nếu nồng độ lớn hơn thì có thể kết luận chất thải đó là chất thải nguy hại.
Bảng: Nồng độ tối đa của chất ô nhiễm với đặc tính độc theo RCRA (Mỹ)
Nhóm CTNH theo EPA | Chất ô nhiễm | Nồng độ tối đa (mg/l) | Nhóm CTNH theo EPA | Chất ô nhiễm | Nồng độ tối đa (mg/l) |
D004 | Arsenica | 5.0 | D036 | Hexachloro-1,3-butadiene | 0.5 |
D005 | Bariuma | 100.0 | D037 | Hexachoroethane | 3.0 |
D019 | Benzene | 0.5 | D008 | Leada | 5.0 |
D006 | Cadmiuma | 1.0 | D013 | Lidanea | 0.4 |
D022 | Carbon tetrachloride | 0.5 | D009 | Mercurya | 0.2 |
D023 | Chlordane | 0.03 | D014 | Methoxuchlora | 10.0 |
D024 | Chlorobenzene | 100.0 | D040 | Methyl ethyl ketone | 200.0 |
D025 | Chloroform | 6.0 | D041 | Nitrobenzene | 2.0 |
D007 | Chlorium | 5.0 | D042 | Pentachlorophenol | 100.0 |
D026 | o-Cresol | 200.0 | D044 | Pyridine | 5.0 |
D027 | m-Cresol | 200.0 | D010 | Selenium | 1.0 |
D028 | p-Cresol | 200.0 | D011 | Silvera | 5.0 |
D016 | 2,4-Da | 10.0 | D047 | Tetrachloroethylene | 0.7 |
D030 | 1,4- Dichloroebenzene | 7.5 | D015 | Toxaphenea | 0.5 |
D031 | 1,2-Dichloroethane | 0.5 | D052 | Trichloroethylene | 0.5 |
D032 | 1,1-Dichloroethylene | 0.7 | D053 | 2,4,5 trichlorophenol | 400.0 |
D033 | 2,4-Dinitrotoluene | 0.13 | D054 | 2,4,6 trichlorophenol | 2.0 |
D012 | Endrina | 0.02 | D017 | 2,4,5-TP (Silver)a | 1.0 |
D034 | Heptachlor (và hidroxit của nó) | 0.008 | D035 | Vynyl chloride | 0.2 |
Quản lý chất thải nguy hại ở việt nam
Quản lý chất thải nguy hại là gì
Quản lý chất thải nguy hại là gì? Là các hoạt động kiểm soát chất thải nguy hại trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại.
Tại sao phải quản lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. Nếu quản lý và xử lý các chất thải nguy hại không đúng quy cách. Có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Vì thế công tác quản lý chất thải nguy hại chính là bước đầu cho công tác xử lý nước thải.
Phần lớn các chất thải nguy hại dạng rắn đều bị trộn lẫn với các chất thải rắn khác. Và được đưa đến bãi chôn lấp bởi các đơn vị có chức năng thu gom mà không có các phương pháp xử lý đặc biệt nào. Nước rác phát sinh từ các bãi chôn lấp được thải trực tiếp vào môi trường xung quanh.
Bên cạnh đó, ở một số công ty chất thải nguy hại bị dồn đống tại chỗ hoặc ở khu đất trống. Bởi vì không có một giải pháp xử lý phù hợp hoặc là tích luỹ trước khi được chuyển đi nơi khác xử lý. Việc lưu giữ chất thải nguy hại đã dẫn đến rò rỉ một lượng các nguyên liệu độc vào môi trường. Đồng thời khả năng rò rỉ vào lớp đất tầng dưới và gây nhiễm bẩn nước ngầm có thể được xem như một nguy cơ lâu dài.
Tcvn về chất thải nguy hại
Thông tư 36 về chất thải nguy hại
Chi tiết : Thông tư 36 về chất thải nguy hại
Ngưỡng chất thải nguy hại là gì? ( CTNH)
Ngưỡng CTNH là giới hạn định lượng tính chất nguy hại hoặc thành phần nguy hại của một chất thải làm cơ sở để phân định, phân loại và quản lý CTNH.
TT | Tính chất nguy hại | Ngưỡng CTNH |
1 | Tính dễ bắt cháy | Nhiệt độ chớp cháy £ 60 0C |
2 | Tính kiềm | pH ³ 12,5 |
3 | Tính axít | pH £ 2,0 |
Danh sách chất thải nguy hại
MÃ | TÊN | MÃ EC | MÃ BASEL(A/B) | MÃ BASEL (Y) | TÍNH CHẤT NGUY HẠI | TRẠNG THÁI |
01 | CHẤT THẢI TỪ NGHÀNH THĂM DÒ, KHAI THÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN, THAN VÀ DẦU KHÍ | |||||
01 01 | Chất thải từ quá trình chế biến quặng sắt bằng phương pháp hóa lý | 01 03 | ||||
01 01 01 | Cặn thải có khả năng sinh axit từ quá trình chế biến sunfua | 01 03 04 | A1010A1020A1030 | Từ Y22 đến Y31 | Đ, ĐS | Rắn/ bùn |
01 01 02 | Các loại cặn thải khác có chứa các thành phần nguy hại | 01 03 05 | A1010A1020A1030 | Từ Y22 đến Y31 | Đ, ĐS | Rắn/ lỏng /bùn |
01 01 03 | Các loại cặn thải khác có chứa các thành phần nguy hại từ chế biến quặng sắt | 01 03 05 | A1010A1020A1030 | Từ Y22 đến Y31 | Đ, ĐS | Rắn/ lỏng /bùn |
01 02 | Chất thải từ quá trình chế biến quặng kim loại màu bằng phương pháp hóa lý | 01 04 | ||||
01 02 01 | Chất thải có chứa các thành phần nguy hại từ chế biến quặng kim loại màu bằng phương pháp hóa lý | 01 04 07 | A1010A1020A1030 | Từ Y22 đến Y31 | Đ, ĐS | Rắn/ lỏng /bùn |
01 03 | Bùn thải và các chất thải từ quá trình khoan | 01 05 | ||||
01 03 01 | Bùn thải và các chất thải từ quá trình khoan | 01 05 05 | A3020A4060 | Y9 | Đ, ĐS | Bùn/ Rắn/ Lỏng |
01 03 02 | Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình khoan | 01 05 06 | A3020 | Y9 | Đ, ĐS | Bùn/ Rắn/ Lỏng |
01 04 | Chất thải từ quá trình lọc dầu | 05 01 | ||||
01 04 01 | Bùn thải từ thiết bị khử muối | 05 01 02 | A3010 | Đ, ĐS | Bùn | |
01 04 02 | Bùn đáy bể | 05 01 03 | A4060 | Y9 | Đ, ĐS | Bùn |
Mã chất thải nguy hại
Là mã số của các chất thải trong danh mục chất thải nguy hại. Mã CTNH được tổ hợp từ 1, 2 hoặc 3 cặp chữ số (hay 2, 4 hoặc 6 chữ số) với ý nghĩa như sau:
Cặp 2 chữ số thứ nhất thể hiện mã của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hay dòng thải chínhCặp 2 chữ số thứ hai thể hiện mã của nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hay dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chínhCặp 2 chữ số thứ ba thể hiện mã của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hay dòng thải.Tên chất thải nguy hại
Tên gọi của các chất thải trong danh mục chất thải nguy hại, được phân theo 3 cấp như sau:
Cấp 1 (tương ứng với mã số 1 cặp chữ số): tên gọi của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chínhCấp 2 (tương ứng với mã số 2 cặp chữ số): tên gọi của nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chínhCấp 3 (tương ứng mã đầy đủ 3 cặp chữ số): tên gọi của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải.
Kho chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại bắt buộc phải để trong kho kín và phải phân loại. không được để lẫn trong chất thải nguy hại khác loại với nhau hoặc chất thải khác. Đóng gói bảo quản chất thải nguy hại theo đúng chủng loại theo các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dùng. Đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, đảm bảo không rò rỉ, rơi vải hoặc phát tán ra môi trường. Có dán nhãn bao gồm các thông tin:
Tên mã theo danh mục chất thải nguy hạiTên và địa chỉ của chủ nguồn thảiMô tả về các nguy cơ do chất thải gây raDấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa chất thải gây raNgày bắt đầu được đóng gói bảo quản
Nền cửa kho chứa phải được bê tông hoá, không thấm nước. Có độ nghiêng phù hợp cho việc thoát nước tự nhiên. Nước thải từ kho chứa phải được xử lý đạt tiêu chuẩn.
Xem thêm: Lisa Cầm Chai Xịt Mũi Và Nói ” Yadom Là Gì, Yadom Nghĩa Là Gì
Nếu được, nên bố trí khu lưu trữ chất nguy hại ở bên ngoài toà nhà. Chất nguy hại khi được lưu trữ trong toà thì phải cách phương tiện sản xuất dùng cho chất không dễ bắt lửa tối thiểu 3 mét . Và phải cách chất dễ cháy hay nguồn dễ bắt lửa ít nhất 10 mét.