Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm vật liệu composite (compozit) là gì ? Composite là vật liệu tổ hợp của hai hay nhiều thành phần. Để tạo thành vật liệu mới có tính chất trội hơn so với vật liệu thành phần. Quy trình tạo ra chất liệu composite là kết hợp 2 hay nhiều vật liệu khác nhau theo một tỷ lệ nhất định. Cùng với tác động của bác yếu tố bên ngoài vào như áp suất, nhiệt độ, sử dụng khuôn định hình để tạo ra hình dạng mong muốn cho compozit.
Đang xem: Chất liệu composite là gì, Ưu, nhược Điểm cấu tạo và vật liệu composite là gì
Vật liệu compozit được tạo bởi chất Nền và chất Cốt
Ví dụ ta có sợi thủy tinh có tính bền. Khi kết hợp với nhựa Polyeste có tính kháng hóa chất sẽ tạo ra được vật liệu tổng hợp được ưu điểm của 2 chất trên. Vật liệu mới vừa có tính bền, vừa có tính kháng hóa chất. Tương tự, vật liệu nhựa PVC có khả năng kháng nước tuyệt đối, nhưng lại có tính dẻo. Khi lấy nhựa PVC làm chất nền cho gỗ chúng ta được composite gỗ nhựa (Wood Plastic Composite). Vật liệu mới gỗ nhựa composite có nhiều tính năng vượt trội như chống nước, không cong vênh, mối mọt. Độ cứng tương đương gỗ tự nhiên, sử dụng nhiều trong nội thất: cửa trong nhà, tấm ốp, tủ kệ …
1. Cấu tạo vật liệu COMPOSITE là gì ?
Điều tạo nên sự khác biệt cho vật liệu COMPOSITE là gì ? Đó là vật liệu composite được cấu tạo bởi 2 thành phần chính gọi là NỀN và CỐT. Trong quá trình tạo ra vật liệu composite, chúng ta sẽ pha liên tục NỀN và pha gián đoạn CỐT. Trong đó NỀN và CỐT đảm nhiệm các vai trò khác nhau.
Chất NỀN composite |
Chất CỐT composite |
Vật liệu Nền giúp liên kết, bao bọc các vật liệu Cốt. Vật liệu Nền tạo nên tính thống nhất, nguyên khối cho cấu trúc vật liệu composite.
Vật liệu Nền bảo vệ vật liệu Cốt khỏi hư hỏng do tác động của môi trường. Vật liệu nền tạo khả năng tiến hàng các biện pháp gia công |
Vật liệu Cốt sẽ bổ trợ các đặc tính và vật liệu Nền không có. Vậy nên vật liệu Cốt còn có tên gọi khác là vật liệu gia cường.
Thường có tính chất cơ lý hóa cao hơn vật liệu nền. |
2. Phân loại vật liệu Composite là gì ?
Các tính chất của vật liệu composite sẽ phụ thuộc vào tính chất của vật liệu Nền và Cốt. Vậy nên, để phân loại vật liệu compozit, chúng ta sẽ dựa vào vật liệu cốt hoặc vật liệu nền của chúng.
2.1 Phân loại vật liệu compozit – composite theo NỀN
Khi phân chia vật liệu composite theo vật liệu nền, chúng ta sẽ có 4 loại như sau:
Nền Polime nhiệt rắn: các loại nhựa cô đặc như Phenol, nhựa amin, nhựa furan, nhựa epoxy.Nền Polime nhiệt dẻo: các loại nhựa dẻo như Polypropylen, nhựa PVC, nhựa Polyetylen.Nền Polime Cacbon: Nền cacbon có ưu điểm là chịu được nhiệt độ cao.Nền Kim loại: vật liệu composite nền kim loại có đặc tính chung là độ đàn hồi cao. Các nền kim loại thường được sử dụng là niken, đồng và nhôm.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Tự Tôn Là Gì – 5 Cách Để Xây Dựng Lòng Tự Tôn Lâu Dài
2.2 Phân loại chất liệu composite – compozit theo CỐT
Vật liệu Cốt trong COMPOSITE thường tồn tại ở dạng hạt hoặc sợi.
Vật liệu compozit (composite) được phân loại theo theo Cốt
Cốt hạt: Vật liệu composite chia theo cốt hạt sẽ gồm 2 loại là hạt thô (vd: gỗ ép composite) và hạt mịn (vd: bê tông).Cốt sợi: Nếu chia theo nguồn gốc sợi thì có 4 loại sợi dệt composite chủ yếu là sợi thủy tinh, sợi thực vật, sợi cacbon, sợi gốm. Ngoài ra, chúng ta có thể phân loại vật liệu compozit theo theo cách phân bố cốt sợi. Gồm có: sơi phân bố ngẫu nhiên, phân bố theo quy luật dệt 1 chiều song song, quy luật dệt 2 chiều và quy luật dệt 3 chiều.
3. Vật liệu compozit ứng dụng trong lĩnh vực cửa gỗ.
Nếu hiểu một cách đơn giản, chúng ta có thể thấy chỉ cần kết hợp 2 vật liệu cốt – nền với nhau sẽ tạo ra một vật liệu composite mới có các đặc tính ưu việc hơn. Ngay nay, các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu để tìm ra các vật liệu mới trong các phòng phí nghiệm. Rào cản lớn nhất để các vật liệu composite có thể ứng dụng rộng rãi, phục vụ cho nhu cầu của xã hội chính là giá thành sản xuất đang quá cao.
Xét riêng trong lĩnh vực cửa gỗ nội thất, các vật liệu compozit đã thay thế đáng kể nhu cầu về nguyên liệu gỗ tự nhiên truyền thống. Có thể tạm chia làm 2 loại:
3.1 Cửa gỗ công nghiệp MDF / HDF chống ẩm
Cửa gỗ công nghiệp là có khuôn, nẹp là gỗ tự nhiên ghép thanh. Nhưng cánh được gia cố thêm các tấm gỗ công nghiệp MDF/ HDF chống ẩm. Cửa gỗ công nghiệp giúp hạn chế cong vênh, co ngót và chống ẩm tốt. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất cửa gỗ công nghiệp là không đảm bảo độ bền trong môi trường có độ ẩm cao. Ví dụ như phòng tắm, vệ sinh nếu như không có vách kính ngăn.
Cửa gỗ công nghiệp HUGE – Austdoor tại triển lãm Vietbuild Hà Nội.
Cùng loại cửa gỗ công nghiệp thông thường, nhà sản xuất chỉ cần bổ sung thêm các tấm composite eron chống cháy. Đồng thời xử lý gia cố thêm một vài chi tiết, chúng ta có ngay dòng cửa gỗ chống cháy, chuyên dùng cho cửa chính căn hộ chung cư, building. Hiện tại các dòng cửa gỗ công nghiệp chống cháy có tiêu chuẩn từ 60 – 90 phút.
Xem thêm: Giáo Viên Chủ Nhiệm Tiếng Anh Là Gì ? Giáo Viên Bộ Môn Là Gì
3.2 Cửa gỗ nhựa compoiste cao cấp chịu nước
Cửa gỗ nhựa composite: là thế hệ cửa mới nhất với nhiều ưu điểm vượt trội nhất. Cấu tạo các hạt nhựa PVC bao bọc các hạt gỗ nên cửa gỗ nhựa composite có khả năng chịu nước tuyệt đối, không cong vênh, co ngót. Ngoài ra, giá thành của cửa gỗ nhựa compozit cũng là cạnh tranh hơn so với cửa gỗ công nghiệp hay cửa gỗ tự nhiên. Lý do là cửa gỗ composite không bị khấu hao vật tư, sử dụng ít nhân công hơn. gocnhintangphat.com đã có bài viết riêng về gỗ nhựa composite. Mời quý độc giả xem tại: WPC – Gỗ nhựa composite là gì ?
Cửa gỗ nhựa composite cao cấp với nhiều ưu điểm tuyệt đối.
Qua bài nội dung bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu rõ được composite là gì và ứng dụng của vật liệu composite trong lĩnh cửa nội thất. Mời quý độc giả tham khảo các mẫu, báo giá cửa gỗ Huge tại: