“Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” nhà văn M.Gorki nhận định.
Đang xem: Nghị luận sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới là gì
Câu nói tuy đơn giản nhưng đã nhấn mạnh được sức ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của sách trong con đường học vấn. Câu nói của ông đã cho chúng ta nhìn nhận lại giá trị lớn lao mà sách mang đến.
Sách là một dạng văn mang giá trị tinh thần to lớn bởi là đó là sự kết tinh của trí tuệ, sự hiểu biết về nhiều mặt trong cuộc sống, cũng chính từ đó mà đúc kết cho chúng ta nhiều kinh nghiệm về các lĩnh vực khác nhau.Sách có nhiều loại phân chia theo nhiều lĩnh vực. Cách trình bày cũng rất phong phú như là chữ viết, hình ảnh, âm thanh, biểu tượng, kí hiệu…vv…
Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn không giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu, những con chữ tượng hình trên các thẻ tre… cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in điện tử hiện đại..
Từ câu nói này ta hiểu được hành động “mở” càng nhấn mạnh cho chúng ta thấy được sự quan trọng của sách. Sách như là một cánh cửa mở ra những kiến thức vô hạn mà chúng ta chưa từng được chạm vào. Hình ảnh “những chân trời” mang nhiều tầng nghĩa. “Chân trời” mà chúng ta hay biết đó là đường giới hạn giữa trời và đất hoặc trời và mặt biển. Song đường chân trời này là vô hạn, dường như không điểm dừng, không thể chạm vào đường. Vô hình chung trong câu nói này của M. Gorki giúp chúng ta liên tưởng đến ánh sáng của trí thức, cảm xúc. Sách đã mở rộng những chân trời mới như cách mà chúng ta được mở mang tri thức về nhiều phương diện ở cuộc sống.
M.Gorki đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của sách – một người bạn đồng hành trên đời sống tinh thần và con đường tri thức.Sách đưa con người đạt đến ngưỡng cửa của sự thành công trong tri thức, bồi dưỡng nhân cách và cảm xúc tốt đẹp để trau dồi và hoàn thiện bản thân.
Xem thêm: Kiếm Tiền Bằng Nghề Lội Bùn Xúc Trùn Chỉ Là Gì, Cá Cảnh Chết Vì Trùn Chỉ
Thông qua những quyển sách chúng ta tìm được những thứ ta cần, học được những kiến thức mới. Đó là cả một kho tàng to lớn của nhân loại. Dường như tất tần tật những vấn đề từ những lĩnh vực khác nhau đều được viết trên sách chỉ là dưới nhiều dạng khác nhau. Lấy sách là điểm xuất phát chúng ta có thể tự tin hơn trong con đường chinh phục tri thức mới.
Sẽ có thể kể ra rất nhiều dẫn chứng về những người thành công nhờ hiểu đúng vai trò của sách. Chính tác giả của câu nói trên M.Gorki – một nhà văn kiệt xuất của văn học Nga thế XX. Chúng ta biết đến Oprah Winfrey một tỷ phú da đen đầu tiên của thế giới. Tuổi thơ của bà đã trải qua những năm tháng tuổi tủi nhục, uất ức, bị cha mẹ bỏ rơi, xâm hại, là nạn nhân của phân biệt chủng tộc. Nhưng đặc biệt nhờ thông điệp bà nhận ra từ cuốn sách “The Power of Now” của Eckhart Tolle: “giá trị tuyệt vời của thời điểm hiện tại. Không phải quá khứ, không phải tương lai mà chính là ngay bây giờ”, Oprah Winfrey đã vượt qua tất cả. Có thể nói bà làm quen với những cuốn sách từ sớm…Ngoài kia, khi hỏi bất cứ một người tốt chân chính nào về vai trò của sách, chắc chắn họ sẽ công nhận đó là thứ đóng vai trò to lớn làm nên giá trị con người họ hôm nay.
Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta nên đọc và hiểu sách như thế nào mới có thể mở rộng chân trời mới theo đúng như cái vốn có của sách? Ta có thể thấy cuộc sống ngày càng tiên tiến đổi mới nhiều hơn. Các loại sách mang nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau lần lượt ra đời. Không phải mọi cuốn sách đều có lợi cho tất cả mọi người, mỗi độ tuổi, mỗi trình độ khác nhau sẽ có những cuốn sách phù hợp với mình. Người trẻ thì đọc sách để tiếp thu kiến thức, người có tuổi đọc để hiểu biết… Không ai là không cần đọc sách, chính những người có tuổi bản thân họ đã là một quyển sách như không có nghĩa họ ngừng đọc sách vì “Bác học không có nghĩa là ngừng đọc” – Darwin. Sách là sự thu nhỏ của biển trời tri thức nhưng không phải lúc nào sách cũng làm được điều như vậy, vì có người tạo ra sách không vì mục đích trong sáng, không hướng tới mục tiêu giáo dục. Đọc sách không chỉ đọc bằng mắt mà dùng cả tư duy, phải nhập tâm để hiểu rõ mục đích của quyển sách. Vì sách là cả một kho tàng kiến thức được tích lũy một cách phong phú và đồ sộ.
Nhưng đọc sách cũng cần phải chọn lọc. Những cuốn sách xuyên tạc đời sống đưa đến cho người đọc những kiến thức dối trá về thế giới xung quanh.Chúng đề cao dân tộc này mà bôi nhọ dân tộc kia, gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh hay chỉ là ngôn từ không phù hợp với lứa tuổi, nội dung khiếm nhã… Đọc những cuốn sách như thế không những chúng ta hiểu sai mà càng thêm ngu ngốc, bị che mắt bởi những “kiến thức” sai sự thật. Làm cho tâm hồn chúng ta không những chẳng thể màu mỡ mà còn khô cằn, héo rũ. Sách như là một phương thuốc, uống đúng sẽ bồi bổ cực kỳ hiệu quả nếu uống sai thì bạn cũng biết rồi đấy nó là liều thuốc nguy hiểm.
Tóm lại, sách “mở ra” trước mắt con người “những chân trời mới”, có nghĩa là “sách” là một cánh cửa để “mở ra” “chân trời”, còn khám phá “chân trời” ấy theo cách nào là việc của mỗi chúng ta.
Xem thêm: 18 Món Tóc Tiên Là Gì – Câu Trả Đúng Nhất Đừng Tìm Đâu Nữa!
Điều quan trọng là phải nỗ lực biến “chân trời mới” trong mỗi cuốn sách trở nên quen thuộc hơn. Khi đó, con người thực sự sẽ nâng thêm một bậc vốn hiểu biết của mình.