Nhức mỏi chân tay là bệnh gì? Có không ít người gặp phải hiện tượng này mà không biết nguyên nhân đâu. Những thông tin mà daumoixuongkhop.net chia sẻ dưới đây có thể giúp bạn tìm được câu trả lời và giải pháp cải thiện các triệu chứng nhức mỏi chân tay an toàn, hiệu quả.

Đang xem: Nhức mỏi chân tay tê mỏi là bệnh gì, làm sao hết bệnh? vì sao bạn bị tê tay, chân

Nhức mỏi chân tay là bệnh gì?

Nhức mỏi chân tay là một triệu chứng thường gặp, gây hạn chế vận động của nhiều người. Hiện tượng này thường hay xuất hiện vào thời điểm cuối ngày, nhất là vào ban đêm hoặc cũng có khi vào buổi sáng vừa ngủ dậy. Chân tay tê bì và nhức mỏi khiến cho người bệnh sẽ có cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải, khó chịu, không muốn vận động. Nếu bệnh kéo dài và diễn ra thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái mệ mỏi, bồn chồn, buồn chán, lười vận động, ăn uống kém, ngủ không ngon giấc hoặc mất ngủ, suy nhược cơ thể… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

*

Triệu chứng nhức mỏi chân tay có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên phổ biến nhất là những người lười vận động, ít hoạt động tay chân, người trung niên và cao tuổi hoặc người mắc các bệnh lý về xương khớp. Theo các chuyên gia y tế, nhức mỏi chân tay có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh. Cụ thể là các bệnh lý sau đây:

1.Các bệnh lý liên quan đến xương khớp

– Chấn thương xương khớp:

Chấn thương xương khớp do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương do chơi thể thao, bất cẩn té ngã gây tổn thương khớp, gây tụ máu bầm… ở chân tay cũng khiến người bệnh cảm thấy đau và nhức mỏi.

– Loãng xương:

Cơ thể thiếu canxi, thiếu vitamin D và các khoáng chất cần thiết có thể dẫn đến loãng xương và gây ra những cơn đau, nhức mỏi chân tay thường xuyên. Thiếu canxi sẽ gây ức chế hoạt động dẫn truyền thần kinh, khiến cơ bắp bị yếu, thể lực suy nhược, chân tay mệt mỏi rã rời, thiếu sinh khí.

– Các bệnh viêm/thoái hóa xương khớp:

Nhức mỏi chân tay có thể là một trong những triệu chứng của bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống và đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, hội chứng ống cổ tay… Các bệnh lý này có thể gây đau hoặc gây chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân cảm thấy nhức mỏi trong tay chân.

*

2. Bệnh về thần kinh – tim mạch

Người mắc phải một số bệnh lý về thần kinh và tim mạch như viêm đa rễ thần kinh, suy tĩnh mạch, xơ vữa động mạch, thiếu máu não,… cũng có hiện tượng bị đau và nhức mỏi chân tay. Nguyên nhân là do các tĩnh mạch chèn ép các dây thần kinh và mạch máu khiến lượng máu nuôi dưỡng các cơ, khớp bị suy giảm nên người bệnh hay cảm thấy nhức mỏi tay chân.

3. Bệnh rối loạn chuyển hóa

Đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân, béo phì… là những căn bệnh rối loạn chuyển hóa có kèm theo triệu chứng nhức mỏi tay chân. Những bệnh này có thể gây ra những biến chứng thần kinh và mạch máu khiến lưu lượng máu nuôi dưỡng cơ khớp bị sụt giảm nên cũng gây đau mỏi tay chân. Ngoài ra, những người bị thừa cân, béo phì còn khiến các khớp xương chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể và nhanh chóng bị suy yếu, dẫn đến tê bì, nhức mỏi.

4. Bệnh đường tiêu hóa

Nhức mỏi chân tay là bệnh gì ? Một số bệnh lý ở hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, bệnh đại tràng, các rối loạn tiêu hóa,… cũng dễ gây đau nhức mỏi ở tay và chân. Nguyên nhân sâu xa là do những bệnh này có thể gây cản trở quá trình hấp thu canxi hoặc tăng khả năng đào thải canxi của cơ thể, dẫn đến loãng xương, thưa xương, yếu xương và gây nhức mỏi trong xương khớp.

Ngoài những nguyên nhân về bệnh lý, nhức mỏi chân tay cũng có thể là do một số yếu tố tác động từ bên ngoài như lao động quá sức, không khởi động cơ thể kỹ càng trước khi vận động/luyện tập hoặc tập luyện quá mức, sử dụng một số loại thuốc kháng sinh liều cao, nhiễm độc từ môi trường sống bị ô nhiễm, cơ thể nhiễm lạnh do thời tiết thay đổi thất thường hoặc do môi trường làm việc,…

Biện pháp cải thiện triệu chứng nhức mỏi chân tay 

Nếu bị nhức mỏi chân tay thường xuyên và kéo dài, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện có chuyên khoa xương khớp để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời. Tránh để bệnh lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Xin Kiếu Là Gì ? Anh Hung Xa Dieu: Truyen Kiem Hiep

Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, từ bỏ các thói quen xấu, kết hợp tập luyện thể dục hàng ngày để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tật. Cụ thể như sau:

1.Về chế độ dinh dưỡng

– Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất (canxi, kali, magie, sắt…) như tôm, cua, cá, các loại hải sản; xương ống và xương sườn từ heo, bò, gà; các loại rau xanh như cải xoong, bắp cải, rau bina, bông cải xanh, đậu cove, rong biển, đậu nành, sữa và các chế phẩm từ sữa… để giúp nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe, phòng tránh nguy cơ loãng xương và các bệnh lý xương khớp khác.

*

– Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D (thịt, cá, trứng, gan bò, hàu, nấm, đậu nành, ngũ cốc, sữa chua…) kết hợp tắm nắng sớm khoảng 15 phút mỗi ngày để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D3, tăng khả năng hấp thu canxi cho cơ thể.

– Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (B1, B6, B12) vào khẩu phần ăn hàng ngày để giúp tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể, giảm đau và phục hồi chức năng của dây thần kinh ở các cơ, khớp.

– Uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất 2 lít/ngày) để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất và điều hòa cơ thể, giảm đau hiệu quả.

– Hạn chế sử dụng các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê…), các thực phẩm chứa nhiều chất béo không có lợi hoặc các chất bảo quản như thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ ăn chế biến sẵn… để ngăn ngừa tình trạng thất thoat canxi trong cơ thể.

2. Sinh hoạt và luyện tập 

– Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc; tránh làm việc quá sức, áp lực công việc hoặc tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.

– Thường xuyên tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao có lợi như cầu lông, bóng bàn, bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ… để tăng cường thể chất, giúp cơ thể khỏe mạnh.

– Thực hiện lối sống lành mạnh, thư giãn tinh thần, tránh xa các chất kích thích.

Xem thêm:

– Áp dụng một số mẹo dân gian chữa nhức mỏi tay chân như chườm lá ngải cứu lên vùng bị đau nhức, ngâm chân tay trong nước muối gừng hoặc lá lốt, uống nước lá lốt…

Trong trường hợp bạn đang mắc phải một số căn bệnh mạn tính như bệnh xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh mạch máu… thì cần phải điều trị và kiểm soát bệnh một cách chặt chẽ, kết hợp thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện biến chứng và có biện pháp xử lý hiệu quả nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *