Sơn PU là một cụm từ rất quen thuộc đến nỗi hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến. Tuy nhiên bạn có thực sự biết sơn PU là gì? Các thành phần cấu tạo nên một lớp sơn hoàn chỉnh là như thế nào?

Sơn PU là gì?

PU là từ viết tắt trong tiếng Anh có nghĩa là PolyUrethane. Đây là một chất được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp và xây dựng hiện nay bởi đặc tính chịu nhiệt tốt, có độ bền cao, PolyUrethane sau khi được pha trộn với một số thành phần khác có thể sử dụng để thi công sơn nền nhà xưởng với nhiều ưu điểm vượt trội.

Đang xem: Sơn pu là gì, hướng dẫn quy trình pha sơn pu Đồ gỗ nội thất

*

Sơn PU được sử dụng để bảo vệ các đồ vật

Có 2 dạng PU chính là dạng foam và dạng cứng:

PU dạng foam được sử dụng để làm các tấm mút đệm xốp có trong vật liệu cách âm, cách nhiệt hoặc làm ghế ngồi cao cấp

PU dạng cứng chính là nguồn nguyên liệu chính cho vật liệu sơn để làm vecni đánh bóng gỗ, giúp sản phẩm có màu sắc đẹp mắt và không chịu tác động của độ ẩm, mối mọt.

Sơn PU dùng cho đánh bóng gỗ cũng có rất nhiều loại khác nhau dựa vào thành phần và tỷ lệ. Người thợ mộc cần phải có hiểu biết kỹ lưỡng thì mới lựa chọn cho mình được sản phẩm thích hợp cho từng loại gỗ, từng môi trường và yêu cầu màu sắc khác nhau.

Tính chất của sơn PU là gì?

So với nhiều loại sơn truyền thống, sơn PU có cấu tạo chủ yếu từ các chất nguồn gốc hóa học. Thành phần của nó gồm:

– Các chất kết dính: Gồm Polyols (hoặc Polyisocyanate) biến tính có các nhóm isocyanate chưa kích hoạt đối với loại sơn 1 thành phần. Nếu là loại 2 thành phần thì chất kết dính là Polyester Polyols hoặc polyols.

– Chất đóng rắn: Gồm nhiều thành phần khác nhau như Polyisocyanate, MDI,… Lớp này chỉ có ở sơn PU 2 thành phần (2K)

– Chất tạo màu: Gồm có màu che phủ và màu động và chỉ xuất hiện trong các loại sơn màu. Thành phần tạo màu này phải đảm bảo không có độ ẩm cao cũng như không phản ứng với các chất có trong nhóm isocyanate vì sẽ làm biến đổi tính chất sơn

– Hệ dung môi: Đây là các chất dùng để pha loãng các thành phần khi tiến hành sơn. Các dụng môi này phải không được có phản ứng trao đổi chất với những thành phần có trong gốc sơn ban đầu

Thành phần hoàn chỉnh của một lớp sơn PU

Nhiều người không biết sơn PU là gì thường tưởng chúng chỉ là một loại duy nhất. Tuy nhiên để có thể thực hiện đầy đủ chức năng bảo vệ và làm đẹp, khi sơn cần phải thực hiện đầy đủ 3 lớp sau:

– Sơn lót: Sau khi đánh bóng gỗ bằng giấy nhám và làm sạch bề mặt, cần có một lớp sơn lót để trá vào những chỗ lõm hoặc che đi những khuyết điểm có trên gỗ

– Sơn màu: Đây là bước để tạo nên màu sắc cho sản phẩm. Bạn cần phải dựa vào chất liệu gỗ và yêu cầu của khách hàng mà chọn màu cho phù hợp. Xu thế hiện nay thường chọn các loại sơn sao cho làm nổi bật các đường vân và màu sắc tự nhiên của gỗ

– Sơn bóng: Đây là lớp ngoài cùng, có công dụng bảo vệ màu sắc và đánh bóng bề mặt, tạo sự sức hút cho sản phẩm. Lớp sơn này khi khô lại có bề mặt khá cứng và có khả năng kháng nước, mối mọt tốt.

*

Thực hiện nhiều lớp sơn để đảm bảo chất lượng

Một số loại sơn PU phổ biến

Có rất nhiều loại sơn PU khác nhau được sử dụng trên thị trường để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Tuy nhiên chúng có 3 loại chính là sơn 1K, sơn Vinyl và sơn giả gỗ.

Sơn 1K

Chính là loại sơn 1 thành phần mà chúng tôi kể ở trên, nó thường được dùng cho các loại đồ gỗ, mây tre, gốm hoặc kim loại.

Xem thêm:

Ưu điểm của sơn PU 1K chính là khả năng bám dính tốt, có độ bền uốn cao, chịu được mọi loại thời tiết phức tạp, bề mặt sơn có độ cứng để bảo vệ chất liệu bên trong rất tốt. Bên cạnh đó, nếu được làm bởi những người thợ có kinh nghiệm thì sơn 1K sẽ rất bền màu, không bị ố vàng sau một thời gian dài sử dụng, màu sắc luôn đẹp như ban đầu.

Tuy nhiên, loại sơn này có 2 nhược điểm lớn chính là:

– Không kháng được dung môi: Nếu bạn đặt sản phẩm đã hoàn thiện vào trong một dung môi nào đó thì chúng sẽ phản ứng và bị hòa tan ngay.

– Không thể kháng trầy: Vì vậy cần bảo vệ sản phẩm rất kỹ lưỡng nếu không sơn sẽ bị bong tróc khi có tác động của ngoại lực.

*

Sơn 1K có nhiều đặc tính nổi bật

Sơn Vinyl

Đây là loại sơn được sản xuất dành riêng cho các ngành công nghiệp. Có thể dùng sơn Vinyl để làm sơn lót hoặc phù bề mặt đều được.

Ưu điểm của loại sơn này chính là có độ bám dính và bền uốn tốt, nhanh khô, dễ sử dụng và không có màu. Tuy nhiên độ cứng của nó không được đánh giá cao.

Sơn giả gỗ

Là chất liệu chính để làm lớp sơn màu cho gỗ để giữ được các đường nét tự nhiên của chất liệu. Đây là loại sơn tổng hợp của rất nhiều loại như 1K hay Vinyl.

Xem thêm: Chứng Chỉ Tesol Là Gì ? Làm Sao Biết Khóa Học Tesol Chất Lượng?

Để thực sự biết được sơn PU là gì, bạn cần phải có nhiều thời gian và công sức tìm hiểu hơn. Đối với những người thợ gỗ hoặc sơn công nghiệp, bạn cần nắm rõ tính chất hóa học, vật lý của từng sản phẩm khác nhau để áp dụng cho phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *