Sắc dục là ham muốn si mê, là cùm xích của đời người, phàm đã say đắm thì khó có thể tự cứu, dễ lâm nguy khó tránh khỏi.
Sắc dục là gì?
Vạn vật trên đời đều muôn màu muôn vẻ, mỗi thứ đều có sắc thái riêng. Phàm là thứ mang sắc thái đáng yêu thì ta khởi tâm tam, tìm mọi cách để đem về sở hữu. Còn những thứ mang sắc thái đáng ghét thì ta lại khởi tâm triệt phá, muốn phá hủy cho bằng được.
Đang xem: Sắc dục là gì, nghĩa của từ sắc dục trong tiếng việt sự nguy hiểm của tâm sắc dục
Yêu – Ghét chính là hai mặt của tâm dục. Dục tuy nhiều nhưng không nằm ngoài 5 thứ là tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ; tựu chung là ham muốn thôi thúc trong lòng, khiến ta không kìm được mà phải hành động để thỏa mãn.
Thông thường, khi nói về sắc dục, người ta thường nhấn mạnh tới tình ái si mê, ân ái thâm tình.
Thông thường, khi nói về sắc dục, người ta thường nhấn mạnh tới tình ái si mê, ân ái thâm tình. Sắc dục cũng có thể là lòng ham muốn đối với tất thảy những hình sắc vừa mắt và nhân sinh quan của người nhìn, từ ngoại hình nam tử, nữ tử đến các bảo vật vô tri vô giác như vàng bạc, châu báu hay thiên nhiên cây cỏ như hoa lan, hoa đào,…
Đam mê sắc dục là tự phá hoại đời người, là phàm phu tục tửu tự dìm mình xuống vũng bùn, mê muội không dứt được. Đức Phật ví họ như những đứa trẻ dại khờ, chỉ vì tiếc rẻ một chút mật ngọt trên lưỡi dao sắc bén, đưa lưỡi liếm mà phải chịu họa dau đớn.
Sự nguy hiểm khi tâm sắc dục
Nói về sự nguy hiểm khi tâm sắc dục, trong Kinh Tăng Chi (Anguttara Nikàya) có đoạn sau:
Đức Phật đã nhìn tỏ và nhận biết một cách đúng đắn khi dùng chánh tri kiến, tức ý thức suy tư về sắc dục cả nội tâm và ngoại tâm.
“Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, rừng Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn bảo với các Tỷ-kheo rằng:
– Này các Tỷ-kheo!
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:
– Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
Ta không thấy một tiếng nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như tiếng người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, tiếng người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
Ta không thấy một hương… một vị… một xúc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như hương… vị… xúc… người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.
Ta không thấy một tiếng… một hương… một vị… một xúc nào khác. Này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà, như tiếng… hương… vị… xúc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà…”
Có thể thấy, Đức Phật đã nhìn tỏ và nhận biết một cách đúng đắn khi dùng chánh tri kiến, tức ý thức suy tư về sắc dục cả nội tâm và ngoại tâm. Ngài đã chỉ dạy cho đệ tử xuất gia và tại gia về sự nguy hiểm của tâm ái luyến sắc dục, để đệ tử biết mà tránh xa nó. Ngài đã chỉ ra rằng, sắc dục khởi sinh là khi sáu căn (mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý) tiếp xúc với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) rồi được nhận biết trên sáu thức (sắc thức, thanh thức, hương thức, vị thức, xúc thức và ý thức). Ngoại tâm sắc dục là khi tiếp xúc với người khác phái, 6 căn này của mỗi người sẽ nảy sinh tâm tư ham thích dục lạc, thể hiện sự thích thú, đam mê sắc dục. Cũng bởi vậy nên Đức Phật đã dạy bài kệ sau:
“Với mắt cúi nhìn xuống,
Chân đi không lưu luyến,
Sáu căn khéo hộ trì,
Tâm ý khéo chế ngự,
Không đầy ứ rỉ chảy,
Không cháy đỏ bừng lên”
Để tâm không khởi sắc dục, ta phải khéo léo giữ gìn phòng hộ sáu căn, tâm ý không được dễ dàng buông lơi, phóng túng.
Nội tâm sắc dục là tâm tư, ý nghĩ của một người luôn nghĩ mãi về những ham muốn, về sắc dục, từ đó thể hiện qua hành động, qua ngôn ngữ khi giao tiếp, tiếp xúc với người khác phái. Tâm sắc dục có một sức mạnh mãnh liệt, cuốn hút tâm trí con người đến thế.
Xem thêm: Sub Nghĩa Là Gì ? Sub Là Gì, Nghĩa Của Từ Sub
Người theo đuổi sắc dục không biết chán chẳng khác nào người uống nước muối, càng uống lại càng khát.
Người theo đuổi sắc dục không biết chán chẳng khác nào người uống nước muối, càng uống lại càng khát. Sắc dục làm cho thân thể nhanh tàn cỗi, tâm trí nhanh bệnh hoạn, cứ như vậy mà chất chứa thêm nhiều phiền não, khổ đau. Vì sắc dục mà một người hiền lương có thể trở thành tướng cướp, một đứa con hiếu thuận có thể trở nên ngỗ nghịch, một người chồng tốt, vợ đảm có thể đánh mất bản thân mà phá vỡ sự thủy chung son sắt, gia đình ly tán. Ngay cả một cặp vợ chồng hạnh phúc thương yêu, son sắt thủy chung, chăm sóc quan tâm lẫn nhau, có hạnh phúc đến mấy thì cũng chỉ tới được trăm năm, bởi ai rồi cũng chết, sao tránh được quy luật vô thường. Cái hạnh phúc ấy chỉ là thứ hạnh phúc tạm thời, mong manh, khó có thể coi là vĩnh cửu, trường tồn.
Tâm sắc dục nên con người mới phải chịu muôn ngàn nỗi khổ đau, vì vậy mà con người phải trôi lăn trong cõi sinh tử luân hồi. Vì vô minh mà con người không nhận ra sự thật của khổ đau, cư thế chạy theo vòng luẩn quẩn tham thú sắc dục. Người nào còn ham thích, còn đam mê sắc dục, sẽ không thể nào tu hành giải thoát được.
Bàn về tâm sắc dục trong đạo Phật
Khi xưa, Đức Phật còn đang là Thái tử, Ngài từng sống sung sướng giàu sang. Ngài có một người vợ đẹp, giữa Thái tử và công chúa Da Du Đà La không bao giờ xảy ra tranh cãi hay bất đồng, mà hai người sống yêu thương nhau, thông cảm cho nhau. Hai người vừa là vợ chồng, vừa là đôi bạn tri âm tri kỷ với nhau. Nhưng không vì đó mà Thái tử đam mê đắm say.
Ngài còn suy tư tới những vấn đề khác, thao thức về hạnh phúc tạm bợ của 5 điều dục lạc : danh (công danh, sự nghiệp), lợi (lợi dưỡng, cung kính), sắc (sắc dục), thực (thực phẩm), thùy (ngủ nghỉ). Chính 5 điều này đã chi phối, tác động tới thân tâm mỗi người. Ngài còn suy tư đến sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, ưu, não là khổ… nhận thấy đó là nguy hiểm thì Ngài đã dũng cảm rời bỏ hoàng cung, rời xa vợ đẹp, con thơ để vào rừng sâu đi tìm chân lý. Ngài có trí nên đã nhận rõ, giác ngộ được những điều này là khổ nên đã từ bỏ tất cả sự giàu sang, sung sướng để xuất gia, để làm chủ được những thói hư, tật xấu nguy hiểm.
Đạo Phật chỉ ra rằng, vị ngọt cuộc đời là thứ hạnh phúc mong manh, sáu căn và sáu thức mà con người có được đều do duyên sinh, vô thường. Tất thảy mọi thứ trên đời đều phải thay đổi, không có cách nào lưu giữ trường cửu, dù là điều tốt hay xấu, dù là hạnh phúc hay bất hạnh. Giáo pháp nhà Phật đã vạch trần bản chất của sắc dục, rằng nó là thứ mong manh, tựa phù du cát bụi, chợt đến chợt đi, không thể nắm bắt được.
Đức Phật dạy rằng, muốn hiểu rõ tâm can, không chiều theo cái tâm sắc dục thì phải quán thân bất tịnh. Bởi thân thể ta thực chất rất hôi thối, ô uế, chứa đầy những thứ bất tịnh như máu, mủ, mồ hôi, đàm,… được bao bọc bởi một lớp da, cũng chẳng khác gì một túi da phàm thường. Ngài cũng dạy rằng, thân này không phải là Ta, của Ta, hay bản Ngã của ta; mà thân này do vô minh (nghiệp) tạo nên, hình thành thân tứ đại (đất, nước, lửa, gió). Thân tứ đại nên không có thực, do nhân duyên hợp lại, hình thành cái thân ngũ uẩn, dù có yêu thương, đắm say thế nào, thì sau này cũng không thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử, rồi cũng mắc bệnh, già đi rồi chết.
Con người muốn không còn phiền não, khổ đau, muốn được giải thoát thì phải hiểu rõ sự nguy hiểm của tâm sắc dục, suy tư để thấu hiểu đúng đắn, nhận ra chân lý của cuộc sống này là quy luật vô thường. Càng là người tu hành theo đạo Phật càng không thể có tâm niệm tà dâm, khởi sinh ý tưởng dâm dục. Nếu tâm còn chút sắc dục, tà dâm thì khó có thể vượt khỏi tam giới, vẫn lưu chuyển mãi trong cõi sinh tử luân hồi. Tâm sắc dục là gốc rễ của sinh tử, nếu đoạn trừ được tà dâm sắc dục thì mới có thể giải thoát khỏi Tam giới, được chứng quả Phật.
Tâm sắc dục tạo nghiệp gì?
Người có tâm sắc dục là những người tham lam say mê những thứ danh lợi, dục vọng hão huyền, như vậy sẽ bị nhận quả báo tham dục không chán, tâm thế không an. Văn Xương Đế từng nói rằng: “Thiên đạo họa dâm, kỳ báo thậm tốc. Nhân chi bất úy, mộng mộng vô tri. Cẩu hành kiểm chi bất tu, tức tai ương chi lập chí…”, hàm ý rằng Thiên trượng thường giáng họa những kẻ háo sắc, tham dâm, báo ứng thường đến rất nhanh. Những kẻ ngốc coi đó như giấc mộng mà điên đảo vô tri, không biết thế nào là sợ hại, phóng túng bản thân, không tự kiểm điểm thì sẽ chuốc lấy tai ương.
Lạc thú từ sắc dục, tà dâm chỉ là nhất thời, nhưng nghiệp lực để lại thì to như núi.
Đam mê sắc dục là tự phá hoại đời mình, bởi sắc dục hại đời, hại người hơn cả thú dữ, hơn cả nước lũ cuồn cuộn. Sắc dục khiến con người mê muội, khiến con người làm việc xấu ác, tạo ra tai họa nghiệp ác nhiều kiếp sau này, phải chịu trầm luân khổ sở khó lòng thoát khỏi.
Xem thêm: Đồng Đỏ Là Gì ? Phân Biệt Giữa Đồng Đỏ Và Đồng Thau Đồng Đỏ Cách Phân Biệt Đồng Đỏ, Đồng Thau
Lạc thú từ sắc dục, tà dâm chỉ là nhất thời, nhưng nghiệp lực để lại thì to như núi. Những người phạm tội tà dâm, kẻ thì mất mạng, kẻ lại mất chức mất quyền, người thì hủy hoại gia đình. Một người có mệnh phú quý mà phạm tội tà dâm cũng có thể trở nên khốn khổ, lao đao. Một người có mệnh hưởng thọ, phúc lộc nhưng phạm tội tà dâm, có thể nhận quả báo tật nguyền, tuyệt tự.