Không biết mọi người đọc The da Vinci code có ấn tượng với con số này không, Bi thực sự bị nó cuốn hút. Tỷ lệ vàng, tỷ số vàng, tỷ lệ thần thánh. Trước nay mọi thứ về chiếm tinh và thiên văn học luôn cuốn hút mình nên The da Vinci code là cuốn tiểu thuýet Bi say mê, đọc và nghiền ngẫm
Một số thông tin chung về Tỷ lệ thần thánh này
“…. số Phi bắt nguồn từ dãy số Fibonacci- một cấp số nổi tiếng không chỉ vì tổng những số hạng kề nhau sẽ bằng số hạng kế tiếp, mà còn bởi thương số của những số hạng kề nhau có một đặc tính kỳ lạ là đều suýt soát số 1,618- PHI.”
(The da Vinci code)
Dãy Fibonacci xuất hiện ở khắp nơi trong thiên nhiên. Những chiếc lá trên một nhành cây mọc cách nhau những khoảng tương ứng với dãy số Fibonacci. Các số Fibonacci xuất hiện trong những bông hoa. Hầu hết các bông hoa có số cánh hoa là một trong các số: 3,5,8,13,21,34,55 hoặc 89. Hoa loa kèn có 3 cánh, hoa mao lương vàng có 5 cánh, hoa phi yến thường có 8 cánh, hoa vạn cúc thọ có 13 cánh, hoa cúc tây có 21 cánh, hoa cúc thường có 34, hoặc 55 hoặc 89 cánh. Các số Fibonacci cũng xuất hiện trong các bông hoa hướng duơng. Những nụ nhỏ sẽ kết thành hạt ở đầu bông hoa hướng dương được xếp thành hai tập các đường xoắn ốc: một tập cuộn theo chiều kim đồng hộ, còn tập kia cuộn ngược theo chiều kim đồng hồ. Số các đường xoắn ốc hướng thuận chiều kim đồng hồ thường là 34 còn ngược chiều kim đồng hồ là 55. Đôi khi các số này là 55 và 89, và thầm chí là 89 và 144. Tất ca các số này đều là các số Fibonacci kết tiếp nhau( tỷ số của chúng tiến tới tỷ số vàng).
Đang xem: Số phi là gì, bạn Đang thắc mắc phi là Đường kính hay bán kính
Dãy sổ Fibonacci được thành lập như sau :a0=1, a1=1, aN=aN+a(N-1), với mọi N =2,3,4,5,……
Như vậy có thể ghi ra như sau dãy số Fibonacci :1,1,2,3,5,8,13,….
Đó là dãy số nổi tiếng nhất trong Toán học và mọi quy luật về sinh sản, đẻ cành đẻ nhánh của thực vật cũng tuân thủ 1 cách kỳ lạ theo dãy số Fibonacci.
“……khía cạnh gây sửng sốt thực sự của Phi lại nằm ở vai trò của nó với tư cách là một nhân tố xây dựng mang tính nền tảng trong tự nhiên. Thực vật, động vật và thậm chí cả con người đều có những thuộc tính về kích thước gắn chặt với tỉ số giữa Phi và 1 tới một độ chính xác kỳ b픓Số Phi có mặt khắp nơi trong tự nhiên, rõ ràng điều đó vượt quá sự trùng hợp, và vì vậy nên người xưa cho rằng con số Phi hẳn là đã được tiền định bởi Đấng Sáng Thế. Các nhà hoa học buổi ban đầu đã tuyên bố 1,618 là Tỉ Lệ Thần Thánh”“… các đường trôn ốc trên quả thông, cách sắp xếp lá trên những nhánh cây, các vạch trên bụng côn trùng…., tất cả đều tuân theo Tỉ Lệ Thần Thánh đến mức kinh ngạc”“Không ai hiểu cấu trúc thần thánh của con người hơn Da Vinci. Thực tế Da Vinci đã khai quật các ngôi mộ để đo đạc chính xác tỉ lệ các cấu trúc xương trong cơ thể con người. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng cơ thể con người, nói một cách chính xác theo nghĩa đen, được làm bằng các khối mà tỉ lệ giữa chúng luôn luôn là Phi: Đo khoảng cách từ vai đến các đầu ngón tay rồi chi nó cho khoảng cách từ khuỷu tay đến các đầu ngón tay ta được số Phi, chia khoảng cách từ đầu gối đến mặt đất cho khoảng cách từ hông đến mặt đất, một số Phi nữa, lòng bàn tay, ngón chân cái, các đốt sống….mỗi người trong các bạn đều là một minh chứng sống cho Tỉ Lệ Thần Thánh”“Số Phi cũng được áp dụng trong các kích thước kiến trúc của các công trình nổi tiếng như đền Parthenon Hi Lạp, các kim tự tháp Ai Cập và thậm chí của cả toà nhà trụ sở Liên hợp quốc tại New York. Phi cũng xuất hiện trong cấu trúc tổ chức của các bản sonate của Mozart, bản Giao hưởng số 5 của Beethoven….”
“Để khép lại”, Langdon (Nhân vật chính trong tiểu thuyết)vừa nói vừa bước về phía chiếc bảng, “chúng ta quay trở về với các biểu tượng”. Ông vẽ năm đường giao nhau tạo nên một ngôi sao năm cách “Đây là một trong những hình ảnh đầy quyền năng nhất mà các bạn sẽ thấy trong học kỳ này. Bình thường nó được biết đến như là một hình sao năm cánh- hay là pentacle như tổ tiên ta đã gọi- biểu tượng này được nhiều nền văn hoá coi là linh thiêng và huyền bí. Có ai có thể cho tôi biết vì sao lại thế không?Stettner, anh sinh viên khoa toán đó lại giơ tay: “Bởi vì nếu thầy vẽ một hình sao năm cánh, các đường thẳng sẽ tự chia nó thành những đoạn theo Tỉ Lệ Thần Thánh”Langdon gật đầu đầy tự hào với chàng sinh viên: “Rất tốt. Đúng thế, tỉ lệ giữa các đoạn thẳng trong hình sao năm cánh, tất cả đều bằng Phi, khiến cho biểu tượng này trở thành biểu hiện tối hậu của Tỉ Lệ Thần Thánh. Vì lí do này hình sao năm cánh luôn luôn là biểu tưởng của vẻ đẹp và sự hoàn hảo gắn với các nữ thần và tính nữ thiêng liêng”
(The da Vinci code)
+ Nhiệt độ tối thích cho cơ thể chúng ta phát triển là 22.87 độ( chứng minh của các nhà Sinh Học). Đem số 22.87 chia cho 37 độ C( nhiệt độ của cơ thê con người ) thì đúng bằng TỈ SỐ VÀNG
+Hình chữ nhật có tỉ lệ Chiều Rộng : Chiều Dài = TỈ SỐ VÀNG sẽ đem lại cho con người ta một cảm giác hài hoà và thấy đẹp nhất. Cho nên các công trình Kiến Trúc thời Trung Cổ( đặc biệt là tại ROME) các tỉ lệ cửa, cổng,… đều tuân thủ 1 cách nghiêm ngặt theo TỈ SỐ VÀNG.
Xem thêm: Utility Bill Là Gì ? Utility Bill Nghĩa Là Gì
+Đo chiều cao của bạn từ RỐN lên đến đỉnh đầu gọi là x , sau đó đo chiều cao của bạn từ RỐN xuống đến chân gọi là y. Dang 2 tay ra là đo chiều dài đó gọi là a. Nếu x/y = TỈ SỐ VÀNG và a/(x+y) cũng bằng TỈ SỐ VÀNG , đó là bạn đã có 1 thân hình của các siêu mãu. Điều này hoàn toàn là sự thật vì các hãng thời trang đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định này khi tuyển người mẫu.
+Hãy quan sát thử một bông hoa Hướng Dương, phần trung tâm của Hoa ở Nhị và Nhuỵ sẽ thấy các đường xoắn ốc Logarit đi theo đúng với Tỉ Lệ Vàng. Và các nhà Sinh Học nhận thấy rằng, bất cứ loài hoa nào được nhân loại gọi là ĐẸP thì đều có một cái gì đó bố cục liên quan đến Tỉ Lệ Vàng.
Xem thêm: Bình Luận Khoa Học Pháp Lý: Bàn Về Vấn Đề Trích Xuất Là Gì ?
+Tỉ Lệ Vàng( hay còn gọi là Nhát Cắt Vàng ) xuất hiện khắp mọi nơi trong tự nhiên như một điều kì bí ẩn chứa sau cái đẹp. Mọi cái gì hài hoà cân đối, khiển đôi mắt chúng ta cảm thấy nó cân xứng và đẹp thì ít nhiều đều có liên quan đến Tỉ Số Vàng.
Trong toán học và nghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có tỷ số vàng hay tỷ lệ vàng nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn. Tỷ lệ vàng thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp nhằm tưởng nhớ đến Phidias, một nhà điêu khắc và kiến trúc sư của đền Parthenon. Tỷ lệ vàng là một số vô tỷ:
(wikipedia)tỉ lệ giữa cạnh dài và cạnh ngắn của hình chữ nhật bằng 1,686. Từ thời cổ đại, hình chữ nhật mà các cạnh thỏa mãn tỉ lệ này được nhiều nhà kiến trúc xem là cân đối và đẹp nhất, được gọi là hình chữ nhật “vàng”. Hình chữ nhật “vàng” có đặc điểm là có thể phân hình đó ra thành các hình chữ nhật “vàng” nhỏ hơn (trong hình chữ nhật ABCD, hình vuông ADEF vẽ trên cạnh ngắn cho ta hình chữ nhật EFBC cũng có tỉ lệ vàng; tiếp tục làm như trên ta lại có hình vuông và hình chữ nhật vàng nhỏ hơn, vv.).