*

Loc Nguyen”s Homepage

Nguyễn Phước Lộc

1. Giới thiệu tôn giáo

Lịch sử tôn giáo cũng dài như chính lịch sử loài người, chỉ có loài người mới có tôn giáo và tôn giáo xuất hiện khi con người có nhận thức. Tôn giáo thể hiện tính người nhất. Vậy xin lý giải tại sao có tôn giáo và tại sao tôn giáo lại chia thành nhiều nhánh. Câu hỏi thứ nhất khó mà giải đáp hết, chỉ nêu hai ý:

Con người không giải thích được các hiện tượng siêu nhiêu nên “trút” cho đấng siêu nhiên nào đó và tôn giáo xuất hiện. Một số tôn giáo có thần lửa, đá, nước; những gì người ta thấy hằng ngày. Người Hy Lạp cổ đại đã nhân cách hóa thần thánh của họ như Zeus, Poseidon, Hades. Con người cần một điểm tựa trong tinh thần trong cả hạnh phúc lẫn nghịch cảnh.

Đang xem: Taoism là gì, taoism in vietnamese

Ý thứ hai thường hướng đến sự giải thoát, bình an bằng nhưng phương pháp đạo đức như làm việc thiện, khoan dung,… Ý thứ nhất không đơn giản như vậy, thường bị cho rằng tôn giáo mang tính phi hiện thực, khi mà ở giai đoạn phát triển rực rỡ của khoa học, nhiều vấn đề được giải thích tường tận. Nhưng trong vũ trụ vô biên, sinh mệnh cả loài người chỉ một sát na, chân lý có vô tận chiều, chân lý loài người bị giới hạn trong một số chiều hữu hạn nào đó. Ví dụ trong hình học hai chiều, tiên đề “qua một điểm chỉ vẽ được duy nhất đường song song với một đường thẳng cho trước” đã không còn đúng trong không gian ba chiều. Tương tự như cơ học Newton và thuyết tương đối Einstein. Sự tương hợp giữa Phật học với khoa học, những lời mặc khải trong kinh Thánh, Koran vẫn chưa được giải mã. Thế nên một số lập luận cho rằng tôn giáo do người ngoài hành tinh mang đến có vẻ hoang đường nhưng thử hỏi làm sao chứng minh được tính hoang đường của nó.

Trong quá trình hình thành do phong tục, tập quán, vị trí địa lý, cơ địa của từng dân tộc, nhóm người mà tôn giáo bị phân liệt. Ví dụ, tư duy của người Hy Lạp mang tính hiện thực, tính “dương” cùng với nền văn minh hàng hải rộng rãi nên các vị thần của họ mang dáng dấp con người nhất, cũng đầy hỉ, nộ, ái, ố. Sâu xa, họ đã đặt các vị thần ngang hàng với mình, họ chỉ xem trọng những trang nam tử lòng dạ thoáng đạt, cống hiến cho loài người như Prometheus truyền lửa văn minh. Sự thâm thúy thì thiếu một chút nhưng tính công tâm và thực tế thì đủ đầy làm cơ sở cho nền văn minh khoa học.

Vậy tôn giáo chia thành nhiều nhánh, bài viết này chỉ tập trung vào Nho, Phật, Lão, còn lại do thiếu tư liệu nên không bàn đến.

Ở đây có một điểm đáng lưu ý, Nho không hoàn toàn tôn giáo, đúng hơn đó là một triết thuyết, một học thuật để dạy làm người quân tử (người tốt) và thiết chế xã hội. Phật cũng là triết học, triết học của sự giải thoát. Lão cũng vậy, triết học cho nhân sinh quan. Tôn giáo đúng nghĩa kèm theo nghi lễ, cúng tế, thần tượng. Công giáo, Hồi giáo mới chính xác tôn giáo. Thật đáng suy ngẫm khi tôn giáo như thiêng liêng lại gắn vào lòng người thế tục. Tuy nhiên nói Nho, Phật, Lão là tôn giáo cũng không sai vì chúng đã thâm nhập vào đời sống con người, đã được thần thánh hóa.

Sự đồng nguyên sẽ nhiều hơn nhưng trong giới hạn bài viết, tôi tập trung vào:

Đồng nguyên về siêu hình giớiĐồng nguyên về giá trị đạo đứcĐồng nguyên về sự tu dưỡng

2. Đồng nguyên về siêu hình giới

Trong đạo Nho, Khổng tử tránh đề cập đến quỷ thần nhưng ông luôn nhắc đến thiên đạo (lẽ trời). Người làm đúng thiên đạo sẽ tồn tại.

Phật giáo đề cập đến Chân Như (Niết bàn, Phật tánh). Trong thập nhị nhân duyên, ma vương, ẩn dụ siêu hình giới của vòng luân hồi nghiệp báo. Bồ tát, Phật ẩn dụ siêu hình giới của Niết Bàn. Sau đây là thập nhị nhân duyên

Vô minh: mờ tối Vô minh sinh Hành: hành động tạo nghiệp Hành sinh Thức: làm nền tảng cho một đời sống tới Thức sinh Danh sắc: sự tạo thành ngũ uẩn Danh sắc sinh Lục căn: sáu giác quan; Lục căn bắt đầu tiếp xúc với bên ngoài gọi là Xúc Xúc sinh Thụ: cảm nhận của con người mới với thế giới bên ngoài Thụ sinh Ái: yêu Ái sinh Thủ: giữ lấy Thủ dẫn đến Hữu: sai lầm về sự tồn tại Hữu dẫn đến Sinh Sinh sinh ra Lão tử

Lão đề ra một khởi thủy vô cùng của vạn vật, tạm gọi là Đạo. Trong kinh Dịch, Đạo là Thái Cực. Thái Cực sinh hai bản thể Âm – Dương, Âm Dương giao hòa sinh vạn vật. Một số học giả về sau thêm Vô Cực trước Thái Cực nhưng về bản chất Vô Cực vẫn là Thái Cực.

Công giáo có Chúa Trời, chăm lo cho con người.

Ấn độ giáo có Brahma (đại ngã), bản thể tối cao của vũ trụ.

3. Đồng nguyên về giá trị đạo đức

Đây là điểm chung lớn nhất, tất cả tôn giáo đều hướng thiện về giá trị nhân bản chung.

Nho đề ra ngũ thường “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Giá trị của nhân ái được đề cao ở mọi tôn giáo. Giữ ngũ thường do chữ Tâm, tức Chân Tâm. So với Phật, Nho hướng đến phần hình nhi hạ, phổ nhập vào đời sống hằng ngày, dễ thực thi hơn Phật. Những giá trị của Khổng tử như “giàu có không tham lam, nghèo khổ không đổi dời, uy quyền không khiếp nhược” trở thành bất hủ. Ông và học trò về sau còn đề ra đạo Trung Dung, đặt mình vào chính giữa của nội tâm và ngoại giới, ngăn xô lệch để giữ đạo. Thuận theo thiên đạo mà làm chứ không phải xu phụ thời thế.

Xem thêm: Căn Hộ Studio Là Gì ? Ưu, Nhược Điểm & Pháp Lý Căn Hộ Studio

Phật đề ra tứ diệu

Khổ đế: quan sát về sự khổ đau của con người Tập đế: lý giải cái khổ Diệt đế: diệt khổ Đạo đế: con đường đến Niết Bàn (sự giải thoát)

Mấu chốt của con đường đến Niết bàn là sự từ bi, chữ “Nhân” của Nho.

Lão tử đề ra giữ sự chất phác, “trẻ thơ” của con người, gốc cũng là nhân. Lão cho rằng sự hỗn loạn trong xã hội là do con người mất đi thiên tính nhân văn rồi sinh tranh giành tham ái. Lão chủ trương vô vi. Trong Đạo Đức kinh, Lão còn đi xa hơn chữ Nhân của Nho: mất nhân rồi mới có nghĩa, mất nghĩa rồi mới có lễ.

4. Đồng nguyên về sự tu dưỡng

Con người hoàn thiện của Nho là quân tử. Muốn làm người quân tử phải tu thân. Kinh Dịch cũng bàn về tu thân gồm trong câu:”Thuận thời mà thay đổi để giữ đạo”.

Phật dạy rằng muốn đạt được giác ngộ (niết bàn) phải theo bát chính đạo:

Chính kiến: hiểu tứ diệu đế. Chính tư duy: suy nghĩ đúng Chính ngữ: nói đúng. chính nghiệp: không phạm giới. Chính mệnh: tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh. Chính tinh tiến: phát triển nghiệp tốt. Chính niệm: tu tập Chính định: định tâm.

Chủ trương của Lão là vô vi nên khuyên nguyên mọi người nên luôn giữ tấm lòng trẻ thơ (xích tử chi tâm), tránh tham ái, theo dưỡng sinh sẽ đạt được minh triết. Y học Đông phương ảnh hưởng nhiều bởi Lão. Lão giáo chia thành hai nhánh:

Một nhánh thiên về xuất thế, hình thức của ẩn sĩ, khi cần sẽ giúp đời sau tan biến vào thế tục. Ẩn sĩ Trung Hoa còn nhiều giai thoại, thực hư đều có. Một nhánh tu tập theo thuật dưỡng sinh, đó là Đạo giáo. Một số nhóm trong Đạo giáo thiên về phù chú, chưa rõ thực hư.

Sự tu tập theo Lão giáo ẩn chứa minh triết, ngày nay những học thuyết về kinh tế tự do như “bàn tay vô hình”, hạn chế sự can thiệp của nhà nước… đó đúng theo Lão, mà không hay. Tuy nhiên đến khi khủng hoảng, lại cần sự can thiệp mạnh của nhà nước. Do đó “tùy thời mà biến” của kinh Dịch có sự chừng mực vừa phải.

Lão giáo còn để lại những trước tác về y học dưỡng sinh. Tính không tham cầu của Lão gần với Phật nhiều hơn Nho, cả đến người quân tử cũng không muốn làm thì lẽ giác ngộ sẽ rất gần.

5. Kết luận

Phần này tôi tạm kết luận vì khuôn khổ bài viết.

Nhưng tôn giáo không bao giờ có điểm kết, còn con người là còn tôn giáo

Vì con người lúc nào cũng cần sự hạnh phúc trong tâm hồn, thứ mà tiện nghi vật chất không mang đến được.

Để tạm kết, tôi có hai ý:

Cả ba tôn giáo đều nói đền phần thánh thiện, trong suốt, đẹp đẽ của con người. Thứ mà chỉ được tạm đặt tên. Nho gọi là “Tâm”, “Minh Tâm”, “Chân Tâm” của người quân tử. Lão gọi là “Xích tử chi tâm”, “Chân Nhân”. Phật gọi là “Niết bàn”, “Phật tâm”, “Phật tánh”, “Bồ đề tâm”, “Chân Như”, “Niết Bàn”, “Bản lai diện mục”, “Đại ngã”. Ấn độ giáo gọi là “Brahma”. Công giáo gọi là “Nước Chúa”. Mục đích tu tập là trở về hay lấy lại phần tốt đẹp ấy, còn ngũ uẩn giai không, tạm bợ mà thôi. Tôn giáo có thiên hướng tuyệt đối, nhất nguyên để đạt sự hoàn thiện. Đúng nhưng không thể thực thi giữa loài người đa dạng, phức tạp. Chỉ có thể tiệm cận. Tôn giáo nên hướng đạo cho điều tốt đẹp. Còn biện pháp thực thi là phần hình nhi hạ, cần có những phương pháp thích hợp và thực tiễn hơn.

Xem thêm: Vote Facebook Là Gì – Vote Trên Facebook Có Nghĩa Là Gì

Bài viết có gì sai sót xin thứ lỗi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *