Các tập đoàn đa quốc gia và các tập đoàn lớn ở Việt Nam như luôn xem công tác quản lý và đào tạo nhân sự là nhân tố sống còn cho sự phát triển của công ty. Những công ty này thường tổ chức các chương trình Management Trainee (hoặc Future Leaders, Fresh Graduate,… tùy từng nơi) để tuyển chọn lực lượng nhân sự nòng cốt cho tương lai gần. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chương trình Management Trainee, yêu cầu của từng vòng thi và bí quyết “vượt ải”.
CHƯƠNG TRÌNH MANAGEMENT TRAINEE LÀ GÌ?
Chương trình Quản trị viên tập sự (hay còn gọi là Management Trainee – MT) của các tập đoàn lớn được ra đời nhằm tuyển dụng những sinh viên ưu tú vừa rời khỏi ghế nhà trường và đào tạo những nhân tài đó thành những lớp lãnh đạo kế thừa.
Đang xem: Management trainee là gì về quản trị viên tập sự? trainee là gì
Mục đích của MT cũng xuất phát từ nhu cầu nuôi dưỡng nhân tài, cung cấp cho “người được chọn” kiến thức toàn diện và giúp họ thăng tiến sự nghiệp nhanh hơn và cống hiến nhiều nhất có thể.
Quy trình tuyển dụng cho chương trình MT rất gắt gao. Sau khi được tuyển chọn từ hàng nghìn ứng viên, bạn sẽ được luân phiên xoay vòng làm việc ở các phòng ban khác nhau để có cái nhìn tổng quát cũng như giúp bạn hợp tác tốt hơn với các mảng khác của công ty. Bạn sẽ được giao dự án ở các quốc gia khác nhau (international assignment) hay được cho phép tham gia các cuộc họp lãnh đạo cấp cao. Công ty sẽ tạo điều kiện tối đa để giúp bạn trang bị kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng lãnh đạo để sau 7-10 năm, bạn được “fast-track” và kỳ vọng sẽ có thể gia nhập vào hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của tập đoàn.
Vì sao MT là giấc mơ của mọi sinh viên mới ra trường?
1) So với những con đường khác, MT được cho là “lối tắt” để có được một vị trí tốt trong các tập đoàn lớn. Vì chỉ trong vài năm, bạn đã có thể lên đến chiếc ghế manager, nhanh hơn đáng kể so với những con đường thông thường khác.
2) Chương trình đào tạo bài bản, môi trường rèn luyện chuyên nghiệp theo quy chuẩn của quốc tế, đồng nghiệp là người có năng lực chuyên môn cao.
3) Nhận được sự quan tâm rất lớn đến từ HR và lãnh đạo công ty. Được ưu tiên phát triển bởi họ được hoạch định để trở thành lãnh đạo tương lai của công ty.4) Trang bị một lượng lớn kiến thức tổng quan về nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tài chính, sản xuất, marketing… giúp bạn có cơ hội khám phá được niềm đam mê và xác định rõ được điểm mạnh và yếu của bản thân.
5) Cơ hội để trở thành lãnh đạo cấp cao, thành viên của bộ máy quản trị thuộc các công ty và tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia.
Bạn có đang ấp ủ kế hoạch ứng tuyển vào một chương trình MT? Cùng tìm hiểu sâu hơn trong phần tiếp theo nhé.
CÁC VÒNG THI CỦA MANAGEMENT TRAINEE1. Vòng CV
Bộ phận nhân sự sẽ có những đánh giá đầu tiên về bạn qua bản CV. Bạn cần chắc chắn rằng nội dung CV được trình bày ấn tượng làm nổi bật những gì công ty cần có ở bạn nhưng vẫn đảm bảo tính trung thực, thể hiện bằng những con số cụ thể.
Trước khi nộp đơn vào bất kì chương trình Management Trainee nào bạn cũng cần chắc chắn đã bỏ thời gian ra nghiên cứu tìm hiểu thông tin và văn hóa công ty. Điều này giúp bạn có đủ thông tin và xác định rõ định hướng nghề nghiệp. Nhà tuyển dụng cực kì yêu thích những nhân tài có chính kiến và sở hữu chiến lược phát triển sự nghiệp cho riêng mình. Để làm nổi bật CV của mình, bạn cần chắc chắn biết cách nhấn mạnh điểm mạnh và thành tích của mình, đặc biệt là những trải nghiệm, cột mốc gây dấu ấn và ảnh hưởng mạnh mẽ tới bạn hiện tại. Bạn không thể hiện rằng trong tay bạn nắm bí quyết gì vì người tuyển dụng không quá bận tâm ‘know how of fresher’.
Bạn cũng sẽ được yêu cầu điền vào mẫu CV Online hoặc nộp hồ sơ bằng Tiếng Anh nên phải hết sức chú ý kiểm tra kĩ CV trước khi gửi đi để tránh mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2. Vòng kiểm tra giấy
Vòng này bạn sẽ phải tham gia kiểm tra trên giấy để đánh giá chỉ số IQ/EQ, khả năng logic, khả năng số, tính cách… Các bài kiểm tra này thường sẽ được thiết kế và trình bày bằng tiếng Anh.
Bạn nên tham khảo trước các dạng bài và làm thử để không bị bỡ ngỡ khi làm kiểm tra thật. (Bạn có thể tham khảo các nguồn trên mạng như indiabix.com).
Yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng. Bạn cần bình tĩnh và hiểu rõ mình cần làm gì trong từng thời điểm. Xây dựng chiến lược sử dụng thời gian một cách khôn ngoan để đạt được kết quả cao nhất có thể.Ví dụ: Bạn sẵn sàng dành phần lời thời gian để trả lời chắc chắn các câu hỏi vừa tầm để đảm bảo kết quả và sử dụng phán đoán để hoàn thiện các câu khó.
Bạn sử dụng áp lực và tập trung hoàn thiện các câu hỏi dễ một cách nhanh chóng, để có đủ thời gian đầu tư tập trung cho các câu hỏi khó nhiều hơn.
3. Vòng phỏng vấn ban đầu
Đây là vòng mà bạn sẽ gặp trực tiếp với đại diện của công ty tuyển dụng và họ sẽ đánh giá bạn dựa trên kinh nghiệm hay những kĩ năng được ghi trong CV, cũng như đánh giá tính cách của bạn.Ở vòng này bạn đừng quá lo lắng về kinh nghiệm mà bạn đang có. Các tập đoàn lớn dành nhiều sự chú ý đối với các sinh viên mới tốt nghiệp hoặc fresher (có dưới 2 năm kinh nghiệm), vì họ tin rằng ‘một tờ giấy trắng’ lúc nào cũng dễ đào tạo hơn ‘một tờ giấy đã có viết nhiều chữ’.
Nhưng nếu bạn đang sở hữu bất cứ thành tựu gì, hãy thể hiện một cách khéo léo để người tuyển dụng hiểu sâu hơn về bản thân và đánh giá đúng tiềm năng của ứng cử viên.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Stay In Là Gì ? Nghĩa Của Từ Stay Trong Tiếng Việt
Hãy cố gắng luôn là chính mình và thể hiện tốt nhất những gì mình đang có. Tự tin thể hiện phong cách và các kỹ năng mà bạn đã học được. Điều làm nên thành công trong cuộc sống đều xuất phát từ các giá trị cốt lõi.
Đặc biệt, tinh thần thoải mái và tràn đầy năng lượng, sự đầu tư nghiêm túc và tỉ mỉ trong quá trình tìm hiểu thông tin công ty trước khi đi phỏng vấn sẽ thật sự ghi điểm trong mắt người tuyển dụng.
Ngoài ra trong giai đoạn này, phong cách của từng ứng viên cũng sẽ được người tuyển dụng đánh giá là có phù hợp với văn hoá công ty hay không.
4. Làm việc nhóm/ giải quyết tình huống
Ở vòng này, bạn sẽ làm việc theo nhóm cùng với các ứng viên khác. Các ứng viên thường tập trung vào kết quả sau cùng, nhưng các nhà tuyển dụng sẽ quan sát bạn suốt cả quá trình. Thế nên, hãy làm việc với đồng đội một cách hiệu quả nhất và ăn ý, nhưng bạn cũng phải tìm cách thể hiện được khả năng lãnh đạo.
Mục tiêu của chương trình MT là tìm ra được những cá nhân có tố chất lãnh đạo cũng như người có khả năng làm việc nhóm, lãnh đạo tập thể và có tầm nhìn xa bao quát nhiều vấn đề.
Đây là vòng tuyển chọn khó khăn và có tỉ lệ bị loại rất cao trong tất cả các vòng.
5. Vòng phỏng vấn chuyên sâu
Đây sẽ là vòng tuyển dụng cuối cùng và thông thường nhà tuyển dụng sẽ đặt các câu hỏi gợi mở để tìm hiểu về tính cách và con người của bạn. Đây là thời điểm để họ xác định bạn có phù hợp với tính chất công việc và công ty hay không. Vòng phỏng vấn này cũng sẽ xem lại quá trình từ những vòng trước của bạn. Nên những thành tích, kinh nghiệm, những thông tin trong CV từ vòng 1 có thể được hỏi lại ở vòng này. Điều đó cho rằng bạn cần hiểu rõ những gì mình đang nói và tôn trọng sự thật. Người tuyển dụng sẽ không bao giờ muốn tuyển một con người gian dối, thiếu hiểu biết và động lực làm việc dài hạn cho công ty của mình.
Sau khi trải qua các vòng thi căng thẳng và nhận được đánh giá tốt của nhà tuyển dụng, bạn sẽ được chọn làm các Quản trị viên tập sự, nắm trong tay cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp cực kì nhanh.
Tuy nhiên, sau khi các ứng cử viên đã vượt qua các vòng tuyển chọn thì chương trình Quản trị viên Tập sự mới thật sự bắt đầu. Chương trình này sẽ kéo dài trong vòng 2 tới 4 năm và đây sẽ là khoảng thời gian thách thức năng lực của các ứng cử viên.
Chẳng hạn chuyên ngành và thế mạnh của các ứng cử viên có thể là Marketing, nhưng trong giai đoạn Rotation và Homecoming này các bạn có khả năng cao được luân chuyển công tác giữa các phòng khác trong công ty. Giới hạn bản thân không ngừng bị thử thách khiến bạn bắt buộc phải bước ra khỏi vòng an toàn. Để trở thành một Brand Manager thì bản thân cần có một khoảng kiến thức thật sự rộng và khả năng bao quát tốt nhiều lĩnh vực như: Sale, Marketing, Trade Marketing, Supply Chain, Finance…
Sau khi tích luỹ đủ kinh nghiệm thì ứng cử viên được phép trở lại với thế mạnh mình là Marketing. Bắt đầu làm việc ở những dự án dài hơi mang tính chiến lược và làm việc với một đội ngũ nghiêm túc. Trải qua một quá trình dài đào tạo dài hơi cùng với đa dạng thử thách sẽ biến con người bạn trở thành một phiên bản khác hoàn hảo hơn và được mọi người đánh giá cao và tôn trọng.
Đây là cơ hội tuyệt vời cho tất cả sinh viên mới hoặc sắp tốt nghiệp, mong muốn có một sự nghiệp vững chắc. Sinh viên của các trường đại học danh tiếng thường dành phần lớn thời gian để rèn luyện và nhắm tới mục tiêu trở thành một thành viên của chương trình Management Trainee.
Điều này phản ánh sự cạnh tranh khốc liệt trước khi bắt đầu vào cuộc chơi. Bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần vì số lượng rớt MT… nhiều như sung rụng. Thất bại trong các vòng MT là hết sức bình thường, và cũng không có nghĩa là tất cả đã kết thúc.
Vẫn còn rất nhiều con đường khác để bạn bước vào và tiến xa trong sự nghiệp marketing của mình.
LÀM GÌ KHI… RỚT MANAGEMENT TRAINEE?Chủ động Reflect bản thân
Người tham gia MT sẽ luôn nhận được nhiều hơn là mất. Tuỳ vào góc nhìn và quan điểm của bản thân, nếu bạn xem đây là một thất bại của bản thân thì nó sẽ là suy nghĩ tiêu cực phá hoại sự tự tin của bạn. Nhưng nếu tích cực hơn thì đây hẳn là một cơ hội đáng phải thử: Nếu đậu thì mình trở thành MT, còn nếu không thì mình có được thêm kinh nghiệm.
Từ những trải nghiệm đã có sau khi tham gia chương trình MT, bạn hãy tự đánh giá bản thân mình bằng nhiều câu hỏi để có thể tự rút ra cho mình những bài học. Những câu hỏi cực kì đơn giản đến từ công thức 5W-H thật sự sẽ đem đến cho bạn những giải đáp cần thiết phục vụ cho cuộc sống cũng như các kì MT khác (nếu bạn thật sự đam mê và muốn tăng năng lực cá nhân).
Bộ câu hỏi này bao gồm những ví dụ như:– Tại sao mình rớt?– Mình học được những gì?– Mình đã gặp được ai? Mình đã học được gì từ những ai?– Kỹ năng, thế mạnh của bản thân cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục là gì?Thời gian Reflection là thời gian cần thiết cho sự phát triển bản thân. Kể cả bạn có trở thành MT và nhận được sự giúp đỡ của các anh chị Brand Manager, bạn vẫn phải luôn cần cải thiện khả năng tự học và cố gắng cống hiến cho công ty bằng cách tự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình học. Một trong những đánh giá được người tuyển dụng quan tâm là tiềm năng phát triển thông qua tính cách và thói quen của người dự tuyển MT.
Reflection còn giúp cá nhân khai phá thêm nhiều thông tin dựa trên các sự kiện đã xảy ra. Điều này sẽ giúp bạn có thêm dữ liệu, thông tin phục vụ cho việc phân tích và sử dụng đúng thông tin cho lộ trình phát triển sự nghiệp của tương lai. Các MT cần hiểu rõ và nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc hiểu rõ bản thân mình. Chỉ có nhận thức và xác định rõ được tầm nhìn của cá nhân mới giúp các MT có thể lên kế hoạch hoàn chỉnh, chinh phục các cột mốc trong sự nghiệp.
Quan trọng nhất là tinh thần và thái độ “quyết chiến” của bạn để đương đầu với thử thách trong tương lai. Cho nên việc bạn quyết định đứng dậy và đi lên cũng đồng nghĩa với việc bạn đang bồi đắp thêm kỹ năng cần thiết. Một người lãnh đạo trong tương lai là người yêu thích việc xử lý vấn đề và không ngại khó khăn, là người có tầm nhìn xa để giành lấy những lợi ích to lớn thay vì lợi ích trước mắt.
MT không phải là con đường thành công duy nhất
Management Trainee chỉ là một con đường trong rất nhiều con đường khác dẫn bạn đến những chỗ đứng vững chắc trong ngành.
Bạn vẫn có thể bắt đầu với những vị trí thấp hơn như intern hay executive nếu không được chọn làm “quản trị viên tương lai” ngay từ đầu. Bạn cũng có thể khởi đầu với những công ty nhỏ hơn, ít danh tiếng hơn nếu bị các tập đoàn lớn từ chối, chờ ngày mài ngọc cho sáng rồi trở lại “phục thù”.
Xem thêm: Hội Chứng Stockholm Syndrome Là Gì ? Vì Sao Ta Yêu Người Bạo Hành Mình?
Chậm mà chắc đôi khi lại đưa bạn đến đích vì điều bạn cần nhất đôi khi chỉ là một cú BIG WIN. Thậm chí nếu thực sự nỗ lực và đi đúng hướng, bạn cũng sẽ nhanh chóng đạt đến vị trí mơ ước không thua gì các bạn MT.
Dù chọn con đường nào, hãy chắc rằng bạn không ngừng trau dồi và học hỏi để “nâng cấp” bản thân mỗi ngày. Hệ thống những kiến thức thiết yếu và giàu tính thực chiến nhất của Marketing với khóa học HANDS-ON MARKETING tại AIM Academy.