Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Phương – Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế gocnhintangphat.com Times City
Run tay có thể chỉ là biểu hiện sinh lý thông thường nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý, ví dụ như tổn thương trong não, bệnh lý về gan, hoặc tuyến giáp.
Đang xem: Run chân tay run là bệnh gì, 9 nguyên nhân khiến tay run, chớ nên xem thường!
Run là một dạng rối loạn vận động hay gặp, xảy ra do co các cơ một cách tự động, theo nhịp. Run hay xảy ra ở bàn tay, tuy nhiên các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể bị run như cánh tay, đầu, dây thanh, thân mình hoặc chân .
Hầu hết mọi người có thể bị run tay nhẹ, nhất là khi giơ tay thẳng về phía trước và giữ nguyên một vài phút. Đây không phải là triệu chứng gây chết người, tuy nhiên run có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Run tay có thể xảy ra từng lúc, hoặc thường xuyên/liên tục. Có một số dạng run tay, nhưng chủ yếu phân làm 2 nhóm chính: Run khi vận động và run khi nghỉ. Run khi vận động xảy ra khi các cơ co để thực hiện một động tác chú ý ví dụ như khi cầm nắm thìa, dĩa, bút, cốc nước…. Run khi nghỉ xảy ra khi các cơ ở trạng thái thư giãn (không có) ví dụ như khi để tay thả lỏng trên đùi.
2. Các nguyên nhân gây run tay
Run tay có thể chỉ là biểu hiện sinh lý thông thường nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý, ví dụ như tổn thương trong não, bệnh lý về gan, hoặc tuyến giáp.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây run tay bệnh lý
Run tay có thể gặp trong các bệnh cảnh dưới đây:
2.1 Nhóm bệnh lý thần kinh
Bệnh Parkinson: Là bệnh lý thoái hóa não có giảm dần sự tiết ra các chất Dopamine. Run tay thường bắt đầu từ 1 bên, kèm theo cảm giác cứng tay chân cùng bên, đi lại chậm chạp, dần dần run lan sang 2 tay. Điều trị bằng các thuốc bổ sung Dopamin, lý liệu pháp, hoặc phẫu thuật đặt điện cực trong não.
Bệnh xơ cứng rải rác: Là bệnh lý mất Myelin – lớp vỏ bọc dây thần kinh – dẫn tới tổn thương đường dẫn truyền vận động trong não. Run có thể xảy ra 1 hoặc 2 bên, có thể run khi làm động tác chủ ý hoặc run khi giơ tay và giữ để chống lại trọng lực, điều trị bệnh này chủ yếu là uống thuốc.
Đột quỵ: Xảy ra khi mạch máu não bị tắc do huyết khối hoặc xơ vữa gây nhồi máu não, hoặc bị vỡ gây chảy máu não. Khi đó một số tế bào thần kinh điều khiển vận động tay bị tổn thương và có thể gây run tay. Việc điều trị phụ thuộc vào dạng tổn thương, thời gian xảy ra đột quỵ cũng như cân nhắc tới các bệnh lý đi kèm khác.
Chấn thương sọ não: Cũng giống như đột quỵ, sau chấn thương các tế bào thần kinh chi phối vận động bị tổn thương có thể gây run tay. Điều trị nội khoa là chủ yếu.
Xem thêm: Wscript.Exe Là Gì – Dinh Family Library
Rối loạn trương lực cơ: Trường hợp này các tế bào thần kinh truyền các thông tin sai lệch dẫn tới các cơ hoạt động quá mức, gây nên các tư thế không mong muốn, tư thế bất thường kéo dài, bao gồm cả run tay. Điều trị có thể bằng thuốc hoặc tiêm Botox.
Run vô căn: Run tay thường ở cả hai bên, xảy ra khi cầm cốc, cầm bát, bút viết … Run ban đầu có thể rất kín đáo, tăng dần theo thời gian khiến bạn khó khăn trong thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay nguyên nhân của run vô căn chưa được biết, trong một số trường hợp có liên quan tới gen và có yếu tố gia đình. Nếu triệu chứng nhẹ, kín đáo thì không cần điều trị. Khi triệu chứng nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc như chẹn beta, hoặc phẫu thuật đặt điện cực trong não.
Run vô căn thường xảy ra khi người bệnh cầm cốc hoặc vật dụng bất kỳ
2.2 Nhóm bệnh lý chuyển hóa
Hạ đường máu: Khi lượng đường trong máu thấp bạn sẽ có cảm giác đói, vã mồ hôi và run tay.
2.3 Nhóm bệnh lý thoái hóa do di truyền
Một số bệnh lý di truyền như thất điều di truyền có thể gây run tay:
Run liên quan tới thuốc: Thuốc điều trị hen, Amphetamin, cafein, corticosteroid, các thuốc điều trị các rối loạn tâm thần kinh …Thiếu vitamin B12Run do các bệnh lý về tâm thần: Trầm cảm, rối loạn stress sau chấn thương,Run sinh lý: Đôi khi run có thể xuất hiện khi bạn tức giận, căng thẳng lo lắng quá mức hoặc mất ngủ.
Thiếu vitamin B12 có thể gây run tay ở người bệnh
3. Bạn sẽ làm gì nếu bị run tay?
Nếu triệu chứng run tay kín đáo, không thường xuyên, không ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, bạn hãy bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống như hạn chế uống cà phê, ăn uống điều độ tránh bị đói, thể dục đều đặn và đảm bảo ngủ đủ giấc. Tránh các kích thích căng thẳng, tức giận hay lo lắng quá mức. Xem xét lại các thuốc mình đang uống (nếu có) và tư vấn với bác sĩ điều trị.
Nếu các biện pháp trên đã áp dụng tốt, nhưng run vẫn tiến triển hoặc thường xuyên hơn, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh để tìm nguyên nhân và điều trị đúng bệnh.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế gocnhintangphat.com với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế gocnhintangphat.com.
Xem thêm: Transaminase Là Gì – Vai Trò Và Chức Năng Của Men Gan
Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế gocnhintangphat.com trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.