Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một nước, một quốc gia. Đối với các dân tộc, việc đặt quốc hiệu, tên nước gắn liền với một sự kiện có tầm quan trọng ý nghĩa của một phương thức khẳng tại của một nước, một quốc gia có thổ riêng, có dân cư đông đảo với về độc lập, có chủ quyền.
Đang xem: Tên hiệu là gì, về tên hiệu, tên tự
1. Khái niệm Quốc hiệu
Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một nước, một quốc gia. Đối với các dân tộc, việc đặt quốc hiệu, tên nước gắn liền với một sự kiện có tầm quan trọng ý nghĩa của một phương thức khẳng tại của một nước, một quốc gia có thổ riêng, có dân cư đông đảo với về độc lập, có chủ quyền.
Trong lịch sử Việt Nam, việc đặt quốc hiệu, đổi tên nước luôn gắn liền với một số sự kiện trọng đại, đánh dấu một thời kì phát triển mới của đất nước đang được mở ra, khẳng định quyền tồn tại trong độc lập, tự chủ với tính cách là một quốc gia, một nhà nước độc lập, có lãnh thổ, sông núi riêng và một biên thuy, có phong tục, pháp luật riêng: 18 đời Vua Hùng dựng nước và giữ nước đặt tên nước là Văn Lang; Thục Phán An Dương Vương được Vua Hùng nhường ngôi đổi tên nước là Âu Lạc. Thế kỉ thứ VI, Lý Bí đánh thắng quân Lương, giành được quyền độc lập, lên ngôi Hoàng đế – Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân; Đinh Bộ Lĩnh giữa thế kỉ thứ X, dẹp được loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cổ Việt (năm 968); Lý Công Uẩn lên làm vua, đổi tên nước là Đại Việt và dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mở ra một trang sử mới trong lịch sử dân tộc; Lê Lợi cùng với quân dân sau 10 năm chiến đấu, lật đổ được ách nô dịch của triều đại nhà Minh, giành được quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc, khôi phục lại tên nước Đại Việt; Gia Long thắng được triều đại Tây Sơn, đặt quyền cai trị lên cả nước, đặt quốc hiệu Việt Nam, với tư cách là một quốc gia thống nhất. Trong thời đại ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1945 nhân dân Việt Nam làm Cách mạng tháng Tám thành công, lật đổ ách thống trị thực dân và chế độ quân chủ, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, kháng chiến chống Mĩ đại thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất đã quyết định đổi tên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quốc hiệu Việt Nam có từ khi nào?
Quan niệm phổ biến từ trước và nhiều kết quả nghiên cứu gần đây thường khẳng định quốc hiệu Việt Nam xuất hiện từ đầu thời Nguyễn, bởi vì chính sử của cả nước ta lẫn Trung Quốc đều ghi nhận cụ thể việc này. Năm 1802, sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh (vua Gia Long) phái 2 đoàn sứ giả sang Trung Quốc. Một đoàn do Thượng thư Bộ Hộ là Trịnh Hoài Đức làm chánh sứ, đem giao trả lại sách ấn mà triều Thanh phong cho nhà Tây Sơn. Đoàn kia do Thượng thư Bộ Binh là Lê Quang Định làm chánh sứ, xin phong vương cho Nguyễn Ánh và xin đặt quốc hiệu là Nam Việt.
Cũng năm 1802, nhà Thanh chuẩn danh xưng quốc hiệu nước ta là Việt Nam. Nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (1804), sứ giả nhà Thanh là Tế Bá Sâm mới mang cáo sắc, quốc ấn đến Thăng Long để làm lễ phong vương cho Nguyễn Ánh.
Xem thêm: Describe Your Typical Day Là Gì, Hãy Chỉ Cho Tôi Những Câu Ví Dụ Với Typical Day
Thực ra, không phải tới tận đầu thời Nguyễn, cái tên Việt Nam xuất hiện và có xuất xứ như vậy. Tên gọi Việt Nam được biết đến, ít nhất từ thế kỷ 14, thường thấy trong nhiều thư tịch đương thời: Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Trình tiên sinh quốc ngữ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn…
Tên gọi Việt Nam lần đầu tiên chính thức trở thành quốc hiệu của nước ta vào năm 1804. Nó được xác lập bởi một văn bản pháp lý quan trọng (chiếu) của Nhà nước Nguyễn, niên hiệu Gia Long thứ 3 (cách đây 202 năm) và đã được thông báo cho nhà Thanh. Trong Dụ Am văn tập của Phan Huy Ích có chép nguyên bản bài Tuyên cáo về việc đặt quốc hiệu mới của vua Gia Long (Nguyễn Ánh) vào năm 1804, nội dung như sau:
“Xuống chiếu cho thần dân trong thiên hạ đều biết:
Trẫm nghĩ, xưa nay các bậc đế vương dựng nước, ắt có đặt quốc hiệu để tỏ sự đổi mới, hoặc nhân tên đất lúc mới khởi lên, hoặc dùng chữ nghĩa tốt đẹp, xét trong sử sách chứng cớ đã rõ ràng. Nước ta: sao chùa Dực, chân, cõi Việt hùng cường. Từ lâu đã có tên Văn Lang, Vạn Xuân còn thô kệch. Đến đời Đinh Tiên Hoàng gọi là Đại Cồ Việt nhưng người Trung Quốc vẫn gọi là Giao Chỉ. Từ thời Lý về sau, quen dùng tên An Nam do nhà Tống phong cho ngày trước. Tuy thế, vận hội dù có đổi thay nhưng trải qua bao đời vẫn giữ theo tên cũ, thực là trái với nghĩa chân chính của việc dựng nước vậy. Trẫm nối nghiệp xưa, gây dựng cơ đồ, bờ cõi đất đai rộng nhiều hơn trước. Xem qua sổ sách, trẫm xét núi sông nên đặt tên tốt để truyền lâu dài… Ban đổi tên An Nam làm nước Việt Nam, đã tư sang Trung Quốc biết rõ”.
Sau khi lên nối ngôi Gia Long, vua Minh Mạng cho đổi quốc hiệu là Đại Nam (1838), cái tên Việt Nam không còn thông dụng như trước nữa. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, hai tiếng Việt Nam được sử dụng trở lại bởi các nhà sử học và chí sĩ yêu nước, trong nhiều tác phẩm và tên tổ chức chính trị: Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử (1905) rồi cùng Cường Để thành lập Việt Nam Công hiến hội (1908), Việt Nam quang phục hội (1912); Phan Chu Trinh viết Pháp-Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam, Trần Trọng Kim viết Việt Nam sử lược, Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội (năm 1925) và Việt Nam độc lập đồng minh hội (năm 1941)…
3. Ý nghĩa quốc hiệu trong văn bản
Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, không chỉ có ý nghĩa biểu thị chủ quyền lãnh thổ mà còn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao; biểu thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước. Dù thể hiện dưới dạng tiếng nói hay chữ viết, đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lòng tự hào dân tộc.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, ở mỗi giai đoạn, nước ta từng có những quốc hiệu như Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt… Từ ngày 2.7.1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định đổi thành quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cho đến ngày nay. Tuy vậy, hiện nay vẫn có nhiều văn bản không thể hiện quốc hiệu, khiến nhiều người thắc mắc: liệu có vi phạm gì không?
Thật ra, ngoài những văn bản của cơ quan Đảng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có quy định riêng, thì các văn bản do Nhà nước ban hành hoặc một số văn bản hành chính thông thường do công dân soạn thảo cũng cần ghi quốc hiệu, bởi lẽ: Xét về tính chính trị, quốc hiệu hiện nay khẳng định Nhà nước Việt Nam có hình thức chính thể là cộng hòa XHCN, có chế độ chính trị dân chủ XHCN và là nhà nước đơn nhất, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Đặc biệt, dòng tiêu ngữ đi kèm (Độc lập – Tự do – Hạnh phúc) khẳng định mục tiêu có tính bản chất trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa cộng sản – chế độ chính trị mà toàn Đảng, toàn dân ta hướng đến; là thành quả, khát khao mà nhiều thế hệ nhân dân đã đổ mồ hôi, hy sinh xương máu để xây dựng qua trường kỳ lịch sử, nên ghi nhận quốc hiệu là thể hiện lòng yêu nước của mỗi công dân.
Về tính pháp lý, quốc hiệu nước ta đã được thể chế hóa trong Hiến pháp 1992. Cụ thể hóa Hiến pháp, tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP và Thông tư số 01/2011/TT-BNV về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản cũng đã quy định quốc hiệu trở thành một trong các thành phần của văn bản. Vì vậy, việc ghi quốc hiệu còn có ý nghĩa pháp lý quan trọng, là sự tôn trọng Hiến pháp và pháp luật.
Xem thêm: Webserver Là Gì ? Hiểu Rõ Về Web Server Web Server Là Gì
Thiếu quốc hiệu, văn bản không chỉ thiếu tính trang trọng mà đối với những văn bản quản lý nhà nước còn trở thành bất hợp pháp.