Trang chủ » Kiến thức bệnh học » Các bệnh cơ xương khớp thường gặp » U xương là bệnh gì? Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
Ông Lâm Duy Hội (62 tuổi) hiện đang sống tại TP Hồ Chí Minh, Do tuổi tác đã cao, xương khớp lão hóa, vì vậy ông Hội bị thoái hóa khớp gối, mất khả năng vận động trong thời gian dài.
Đang xem: U xương là gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ung thư xương
U xương là tình trạng hình thành các tế bào bất thường, không thể kiểm soát bên trong xương. Khối u này có thể là lành tính hoặc ác tính và có thể lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.
U xương là tình trạng các mô phát triển bất thường ở bề mặt hoặc bên trong xương
U xương là gì?
U xương là hiện tượng các tế bào xương phát triển và phân chia một cách bất thường, tạo thành khối u nang hoặc khối mô ở xương. Khi khối u phát triển, các mô bình thường có thể bị phá hủy và gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.
Khối u xương có thể ảnh hưởng đến bất cứ xương nào trong cơ thể và phát triển ở bất cứ vị trí nào của xương, từ bề mặt đến trung tâm. U xương có thể là lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (phát triển thành ung thư).
Các khối u lành tính không phải là ung thư và không có khả năng gây tử vong. Tuy nhiên các khối u này có thể phát triển với kích thước lớn hơn, gây chèn ép các mô khỏe mạnh và dẫn đến nhiều rủi ro trong tương lai. Các khối u ác tính có thể diễn tiến thành ung thư. Các khối u ung thư có thể di căn khắp cơ thể và dẫn đến nhiều biến chứng liên quan.
Hầu hết các khối u xương là tính tính, không nguy hiểm và có thể kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ung thư xương rất hiếm, chiếm khoảng 1% các trường hợp ung thư. Ngoài ra, ung thư xương di căn có thể ảnh hưởng đến một số khu vực khác trong cơ thể, chẳng hạn như:
PhổiTuyến giápThậnNgựcTuyến tiền liệt
Các loại u xương lành tính phổ biến
Có nhiều loại u xương khác nhau, bao gồm khối u lành tình và khối u ác tính. Tuy nhiên hầu hết các khối u đều lành tính, chẳng hạn như:
1. U xương sụn
U xương sụn (osteochondroma) là khối u xương lành tính phổ biến nhất, chiếm khoảng 35 – 40% các trường hợp u xương lành tính. Khối u này thường phổ biến trong độ tuổi dậy thì và thanh thiếu niên.
U xương sụn là khối u lành tính phổ biến nhất thường phát triển ở các xương dài, chẳng hạn như xương chân
Trong hầu hết các trường hợp, khối u có xu hướng phát triển ở những xương dài, chẳng hạn như xương cánh tay hoặc xương chân. Cụ thể, khối u này thường này ảnh hưởng đến phần dưới của xương đùi, phần trên của xương cẳng chân và phần trên của xương cánh tay.
Các khối u này được tạo ra từ xương, sụn và được xem là một vấn đề về tăng trưởng. Người bệnh có thể phát triển một hoặc nhiều khối u xương sụn.
2. U sợi đơn bào không phát triển
U sợi đơn bào không phát triển (Nonossification fibroma unicameral) là một dạng u xương lành tính, đơn độc. Loại u nang này thường được tìm thấy ở chân, thường phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên.
3. Khối u sụn
U sụn (Enchondroma) là một dạng u nang sụn phát triển bên trong tủy xương, thường ảnh hưởng đến trẻ em và kéo dài đến khi trưởng thành. Khối u này có xu hướng phát triển ở bàn tay, bàn chân cũng như cánh xương dài ở cánh tay và đùi. Ngoài ra, khối u xương này được xem là một phần của hội chứng Ollier và Mafucci.
4. Khối u tế bào khổng lồ
Khối u tế bào khổng lồ (Giant cell tumors) thường phổ biến ở người lớn và phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Đây là một dạng khối u lành tình rất hiếm khi xảy ra và thường ảnh hưởng đến phần cuối tròn của xương.
Khối u tế bào khổng lồ là khối u lành tính không phổ biến
5. Loạn sản xơ xương
Loạn sản xơ xương (Fibrous dysplasia) là một tình trạng đột biến gen khiến cho xương trở nên xơ và dễ bị gãy. Đây là một tình trạng ít gặp và có thể cần điều trị suốt đời để tránh các rủi ro liên quan.
6. Nang xương phình mạch
Nang xương phình mạch (Aneurysmal bone cyst) là tình trạng u bất thường ở các mạch máu, thường khởi phát ở tủy xương. Tình trạng này có thể phát triển nhanh chóng, đặc biệt là có thể phá hủy các mô khỏe mạnh và ảnh hưởng đến khả năng tự chữa lành của xương.
Các loại khối u xương ác tính
Ngoài các khối u lành tính, một số loại ung thư có thể tạo ra các khối u xương ác tính. Ung thư xương có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Ung thư xương nguyên phát là ung thư phát triển từ xương, chiếm ít hơn 1% các trường hợp ung thư. Ung thư xương thứ phát là ung thư phát triển ở vị trí khác trong cơ thể và di căn đến xương.
Cụ thể, các loại u xương ác tính phổ biến bao gồm:
1. U xương ác tính
U xương ác tính (Osteosarcoma) chủ yếu xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, thường phát triển ở xung quanh hông, đầu gối hoặc vai. Khối u này có xu hướng phát triển nhanh chóng và có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Khối u ác tính này thường di căn đến các khu vực xương đang phát triển, chẳng hạn như sụn tiếp hợp tăng trưởng, bên dưới của xương đùi và đầu trên của xương cẳng chân.
U xương ác tính có thể di căn và gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể
2. Khối u Sarcoma Ewing ác tính
Khối u Sarcoma Ewing ác tính (Ewing sarcoma family of tumors) là các khối u xương thường phát triển ở thanh thiếu niên và thanh niên, tuy nhiên khối u này đôi khi có thể ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Loại ung thư xương này thường phát triển ở các xương dài ở chân, xương chậu, xương sống, xương sườn, cánh tay trên và hộp sọ.
Khối u này thường bắt đầu phát triển ở nơi tạo ra tủy xương (các khoang tủy) và phát triển một cách nhanh chóng. Đôi khi khối u này có thể phát triển ở các mô mềm, chẳng hạn như mô mỡ, cơ và các mạch máu.
3. Ung thư sụn
Ung thư sụn (Chondrosarcoma) là dạng khối u xương ác tính thường phát triển ở người trung niên và người lớn tuổi. Loại ung thư xương này thường phát triển ở hông, xương chậu và vai.
4. Ung thư xương thứ phát
Ung thư xương thứ phát là tình trạng ung thư phát triển ở các bộ phận khác trong cơ thể và di căn đến xương. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi.
Các loại ung thư có thể gây ảnh hưởng đến xương bao gồm:
ThậnVúTuyến tiền liệtPhổiTuyến giáp
5. Bệnh đa u tủy
Đa u tủy là loại ung thư xương thứ cấp phổ biến nhất. Loại ung thư này phát triển dưới dạng các khối u ở bên trong tủy xương. Loại ung thư này thường phổ biến ở người lớn tuổi.
Dấu hiệu nhận biết khối u xương
Các khối u xương lành tính có thể không dẫn đến bất cứ dấu hiệu nhận biết nào. Đôi khi khối u có thể vô tình được phát hiện thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc chụp quét hình ảnh khi chẩn đoán các điều kiện y tế khác. Khối u lành tính, chẳng hạn như u xương sụn, có thể không cần điều trị, trừ khi khối u này gây ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động hàng ngày của người bệnh.
Đau xương là dấu hiệu phổ biến nhất của khối u
Triệu chứng phổ biến nhất của u xương là đau âm ỉ ở xương. Cơn đau bắt đầu không thường xuyên, sau đó trở nên nghiêm trọng và xuất hiện liên tục. Đôi khi cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng và khiến người bệnh không thể ngủ vào ban đêm.
Các khối u xương nhỏ có thể được phát hiện thông qua các chấn thương không đáng kể ở xương, chẳng hạn gây đau nhẹ hoặc thường xuyên mệt mỏi khi hoạt động. Ngoài ra, các khối u có thể làm gãy xương đã suy yếu, dẫn đến đau đớn dữ dội và gãy xương. Tình trạng này được gọi là gãy xương bệnh lý, xuất hiện tại vị trí khối u xương.
Đôi khi người bệnh có thể không cảm thấy đau nhưng có thể sờ thấy một khối mô nhỏ trên cơ thể. Các khối u cũng có thể gây sốt hoặc đổ mồ hôi về đêm.
Nguyên nhân gây u xương
Đối với khối u xương lành tính, nguyên nhân vẫn chưa được xác định. Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm di truyền, chấn thương xương hoặc thực hiện các biện pháp điều trị bức xạ.
U xương được cho là có liên quan đến điều trị bức xạ (đặc biệt là liều lượng bức xạ cao) và một số loại thuốc chống ung thư, đặc biệt là khi sử dụng ở trẻ em. Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến u xương vẫn chưa được xác định.
Ngoài ra, những người từng gãy xương và điều trị bằng cách ghép các thanh kim loại vào xương thường có nguy có phát triển u xương cao hơn những người khác.
Chẩn đoán u xương
Để chẩn đoán tình trạng u xương, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra sức khỏe và đề nghị các xét nghiệm liên quan. Đầu tiên bác sĩ có thể tập trung kiểm tra khu vực nghi ngờ có khối u. Sau đó, bác sĩ có thể kiểm hành kiểm tra độ mềm xương và phạm vi chuyển động của người bệnh để loại bỏ các nguyên nhân gây đau xương khác, chẳng hạn như gãy xương hoặc nhiễm trùng.
Để chắc chắn tình trạng u xương, bác sĩ có thể đề nghị nhiều xét nghiệm khác, chẳng hạn như:
1. Xét nghiệm hình ảnh
Đầu tiên, bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang để xác định vị trí cũng như kích thước của khối u. Sau đó, tùy thuộc vào kết quả X – quang, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh khác, chẳng hạn như:
Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán u xươngChụp cắt lớp vi tính (CT): Xét nghiệm này sử dụng các tia X để tạo ra các hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể từ nhiều góc độ khác nhau.Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xét nghiệm này sử dụng từ trường và sóng radio để tạo hình ảnh chi tiết ở khu vực được kiểm tra.Chụp Positron cắt lớp (PET): Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ đường phóng xạ vào tĩnh mạch để xác định vị trí của khối u. Bởi vì các tế bào ung thư sử dụng nhiều glucose hơn các tế bào thông thường, do đó xét nghiệm này có thể xác định được vị trí chính xác của khối u xương ác tính.Chụp động mạch: Xét nghiệm này sử dụng X – quang để quan sát động mạch và tĩnh mạch của người bệnh.
2. Xét nghiệm máu và nước tiểu
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định khối u xương. Sự xuất hiện của nhiều loại protein khác nhau có thể là dấu hiệu của khối u hoặc các vấn đề y tế khác.
Xét nghiệm Alkaline phosphatase là một xét nghiệm phổ biến được sử dụng để chẩn đoán khối u xương. Khi mô xương phát triển bất thường, một lượng lớn enzyme Alkaline phosphatase có thể xuất hiện trong máu. Do đó, sự hiện diện của enzyme này có thể là dấu hiệu của các khối u xương.
Tuy nhiên, xét nghiệm Alkaline phosphatase thường có tính chính xác cao hơn ở những người đã ngừng phát triển.
3. Sinh thiết xương
Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết xương để xác định khối u hoặc các điều kiện y tế liên quan khác.
Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ ở khối u bằng cách dùng kim đâm vào xương. Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ để ngăn ngừa cơn đau. Sinh thiết được thực hiện dưới sự hướng dẫn của X – quang, CT hoặc MRI để đảm bảo tính chính xác.
Ngoài ra, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết mở. Trong xét nghiệm này, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ sẽ rạch và loại bỏ mô thông qua một vết mổ mở.
Sinh thiết xương là điều quan trọng để chẩn đoán tình trạng u xương.
Điều trị các loại u xương
Biện pháp điều trị khối u xương phụ thuộc vào loại u là lành tính hoặc ác tính. Cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như sau:
1. Điều trị u xương lành tính
Khối u xương lành tính có thể không cần điều trị nếu khối u không gây ra triệu chứng. Bác sĩ có thể đề nghị theo dõi khối u lành tính và kiểm tra tình trạng phát triển của khối u. Do đó, người bệnh có thể cần tái khám định kỳ và chụp X – quang khối u để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Trong trường hợp, khối u gây ra các triệu chứng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị, chẳng hạn như:
Điều trị không phẫu thuật:
Việc điều trị các khối u xương lành tính phụ thuộc vào loại khối u, kích thước, vị trí cụ thể và độ tuổi của người bệnh. Một số khối u có thể tự chữa lành, chẳng hạn như khối u sau khi gãy xương.
Một số khối u lành tính có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc theo thời gian mà không cần phẫu thuật.
Một số khối u lành tính có thể được điều trị bằng thuốc
Điều trị phẫu thuật:
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ khối u xương lành tính để ngăn ngừa nguy cơ gãy xương hoặc tàn tật.
Điều trị phẫu thuật bao gồm thủ thuật loại bỏ khối u và kích thích tái tạo xương chắc khỏe tại vị trí khối u. Hầu hết các khối u lành tính đáp ứng tốt với phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên khối u thể tái phát, mặc dù khả năng tái phát không cao, thường là dưới 5%.
Một số khối u, chẳng hạn như u xương dạng xương, thường được phẫu thuật bằng cách cắt đốt vô tuyến cao tần (radio frequency ablation) hoặc hoại tử nhiệt (thermal necrosis). Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân trước khi thực hiện các thủ tục loại bỏ khối u xương lành tính.
Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu phục hồi chức năng xương và tái khám định kỳ để tầm soát các biến chứng liên quan.
2. Điều trị u xương ác tính
Nếu người bệnh có khối u xương ác tính hoặc ung thư xương, người bệnh cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên môn ung thư xương. Ngoài ra, người bệnh có thể cần được chỉnh hình xương và thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng xương.
Điều trị u xương ác tính phụ thuộc vào các yếu tố liên quan, bao gồm giai đoạn của ung thư và độ tuổi của người bệnh. Tùy thuộc tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị chẳng hạn như:
Điều trị không phẫu thuật:
Xạ trị: Xạ trị sử dụng tia X liều cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ khối u xương. Phương pháp này chỉ có hiệu quả điều trị các khối u trong khu vực của chùm tia và không điều trị ung thư ở các khu vực khác trong cơ thể. Bác sĩ có thể xác định hiệu quả của liệu pháp và đề nghị các liệu pháp điều trị kết hợp.Hóa trị (điều trị toàn thân): Hóa trị thường được sử dụng để tiêu diệt các tế bào khối u khi khối u đã di căn vào máu nhưng chưa được phát hiện trên các xét nghiệm y tế. Hóa trị cũng được sử dụng để điều trị khi các tế bào ung thư có nguy cơ lây lan cao. Thuốc hóa trị thường được tiêm vào tĩnh mạch hoặc sử dụng dưới dạng viên nang và viên con nhộng.
Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, khối u xương ác tính được điều trị bằng phẫu thuật. Xạ trị và hóa trị là phương pháp điều trị kết hợp để tăng hiệu quả điều trị.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị u xương ác tính phổ biến nhất
Điều trị phẫu thuật:
Phẫu thuật bảo tồn: Phẫu thuật thường nhằm mục đích loại bỏ phần xương bị ung thư nhưng bảo tồn các cơ, gân, dây thần kinh và mạch máu (nếu có thể). Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các khối u và một phần của mô khỏe mạnh xung quanh. Xương được cắt bỏ sẽ được thay thế bằng một bộ phận kim loại hoặc một phần xương khác trong cơ thể của người bệnh.Phẫu thuật cắt chi: Trong trường hợp phẫu thuật bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt chi. Phẫu thuật này được đề nghị thực hiện khi khối u xương có kích thước lớn hoặc gây chèn ép các dây thần kinh và mạch máu liên quan.
Sau khi cắt chi, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các chi giả để hỗ trợ chức năng.
3. Hồi phục sau điều trị u xương
Thời gian hồi phục sau khi điều trị u xương phụ thuộc vào loại khối u cũng như phương pháp điều trị được áp dụng. Sau khi thực hiện điều trị, bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang và các xét nghiệm liên quan để xác định tình trạng khối u và lập kế hoạch chăm sóc phù hợp.
Đối với người bệnh phẫu thuật điều trị, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tái khám để tránh các rủi ro chẳng hạn như:
Chấn thương thần kinhNhiễm trùng khớpChảy máuCứng khớpTái phát khối u
Tiên lượng cho khối u xương
Tiên lượng cho u xương phụ thuộc vào loại khối u là ác tính hay lành tính. Ngoài ra, một số khối u lành tính có thể phát triển lành ác tính, mặc dù tình trạng này hiếm khi xảy ra. Đối với khối u xương ác tính chưa di căn, hầu hết bệnh nhân đều có thể điều trị khỏi, tuy nhiên tỷ lệ thành công của các phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại ung thư, vị trí khối u, kích thước và một số yếu tố liên quan khác.
Cả khối u xương lành tính và ác tính đều có thể tái phát. Bên cạnh đó, những người từng bị u ác tính, đặc biệt là khi trẻ tuổi thường có nhiều nguy cơ phát triển một số loại ung thư khác. Do đó, nếu người bệnh có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng sức khỏe nào khác, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Xem thêm: #1 Cô/Dì/Thím/Mợ Chú Tiếng Anh Là Gì ? Cách Viết,
Tiên lượng khi ung thư xương đã di căn thường thấp. Tuy nhiên hiện tại có nhiều liệu pháp mới có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể và có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.