Vinegar cái tên khá xa lạ với nhiều người, nhưng lại quen thuộc với những người đam mê ẩm thực. Bạn có đang tò mò Vinegar là gì không? Không cần phải thắc mắc nữa. Bài viết này sẽ cho bạn biết Vinegar là gì cùng với top 7 Vinegar phổ biến, chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời cùng bạn với những bữa ăn tiếp theo đó.
Đang xem: Vinegar là gì, công dụng của vinegar trong Ẩm thực công dụng của vinegar trong Ẩm thực
Vinegar là gia vị không thể thiếu trong những món ăn hàng ngày
Vinegar là gì?
Vinegar là gì? Vinegar hay còn gọi là giấm, đây là tên tiếng Anh thông dụng được sử dụng nhiều trong ẩm thực quốc tế cũng như Việt Nam. Vinegar có thành phần chính là acid axetic (CH3COOH) , được lên men từ rượu etylic (C2H5OH). Vinegar có vị chua, gắt, tùy vào từng loại. Chúng đều ở dạng lỏng, không màu hoặc hơi đục. Nồng độ giấm trong Vinegar rơi vào khoảng 5%, phù hợp để làm gia vị cho những món ăn.
Nguồn gốc ra đời của Vinegar
Vào khoảng 5.000 năm trước Công Nguyên, đây là thời gian Vinegar – giấm được phát hiện. Khi mà con người chưa biết đến định nghĩa Vinegar là gì? Thì họ đã biết dùng các gia vị để gia tăng thêm gia vị cho các món ăn. Những loại Vinegar đầu tiên đều có nguồn gốc từ trái chà là, do người Babylon chế biến. Ngoài ra, giấm cũng được biết đến ở Ai Cập cổ đại khoảng 3.000 năm TCN.
Ở Trung Quốc, người ta tìm thấy dấu vết của giấm vào khoảng 2.000 năm TCN. Sau đó, giấm trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống của con người. Khi mà vào khoảng 500 năm TCN, Hippocrates – cha đẻ ngành y học hiện đại, đã tìm ra công thức giấm táo kết hợp với mật ong để điều trị bệnh ho và cảm lạnh.
Trong tín ngưỡng Công giáo, ghi chép rằng, khi chúa Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá, người đã được dâng giấm. Trong tín ngưỡng Hồi giáo, người ta quan niệm rằng, giấm là một trong 4 loại gia vị được ưa thích nhất. Nhà tiên tri Muhammad gọi đó là “blessed seasoning – gia vị của sự ban phước”.
Tuy nhiên, mãi đến về sau này vào năm 1864, Vinegar mới được khoa học công nhận. Khi Louis Pasteur đã chứng minh được rằng, giấm hình thành do quá trình lên men tự nhiên và hoàn toàn có lợi cho sức khỏe. Từ đó, con người sử dụng giấm nhiều hơn. Không dừng lại ở những công thức giấm truyền thống. Con người thay biến tấu thành nhiều công thức độc đáo. Cho ra đời những dòng Vinegar cao cấp và chất lượng. Dưới đây, chính là 7 dòng Vinegar nổi tiếng nhất hiện nay.
Các loại Vinegar phổ biến nhất trong Ẩm thực
Đối với mỗi món ăn, để tạo hương vị riêng, thì phải có gia vị phù hợp. Chính vì vậy, không dừng lại ở một loại Vinegar. Con người đã sáng chế ra rất nhiều loại giấm độc đáo.
Giấm trắng (white vinegar)
Giấm trắng là loại giấm phổ biến nhất trên thị trường hiện nay
Giấm trắng (thường được gọi là White Vinegar) là một trong những loại có sản lượng tiêu thụ lớn nhất trên thế giới. Chúng được lên men trực tiếp từ bã bia và đường mật, hình thành từ sự lên men của rượu etylic. Giấm trắng có nồng độ cao, chứa 5%-8% acid acetic. Nên chúng thường có vị chua gắt. Giấm trắng có màu trắng và thường sử dụng để bảo quản thực phẩm.
Ngoài ra, giấm trắng cũng là nguyên liệu “cứu cánh” những món ăn trong bếp, chẳng hạn như:
Giấm trắng kết hợp với đường có thể giúp nồi cá kho bớt mặn. Sơ chế cá với giấm có thể giúp khử mùi tanh của chúng.Sử dụng giấm để làm giảm độ cay của những món ăn.Sử dụng giấm khi ướp thịt sẽ giúp thịt mềm hơn và không bị dai.
Giấm gạo (Rice vinegar)
Giấm gạo có mùi hương nhẹ nhàng và màu sắc phụ thuộc vào màu của gạo
Giấm gạo là sản phẩm được lên men từ gạo/nếp. Vì vậy, chúng thường có vị chua ngọt chứ không chua gắt như giấm trắng. Giấm gạo thường được sử dụng nhiều ở các quốc gia Châu Á. Màu giấm gạo sẽ phụ thuộc vào màu của gạo, có thể là không màu, hơi đục, ngả vàng, tím than, đỏ, đen,…
Giấm gạo đỏ thường được sử dụng trong những món súp hoặc mì. Giấm gạo đen có vị nồng nên được sử dụng trong những món hầm giúp thực phẩm nhanh mềm. Bên cạnh đó, bảo quản thịt với giấm gạo có thể tăng thời hạn sử dụng được lâu hơn.
Giấm táo có mùi hương đặc trưng của táo thường được sử dụng làm nước sốt
Giấm táo (còn được gọi là Apple Cider Vinegar)rất phổ biến ở những quốc gia châu Âu. Giấm táo được lên men từ táo, nên có mùi hương thoang thoảng của táo. Giấm táo không quá chua, thường được sử dụng làm hương thơm tự nhiên, làm nước sốt trong những món salad, thịt nướng,…
Giấm rượu
Giấm rượu được ủ trực tiếp từ những loại rượu trên thị trường.
Giấm rượu chính là loại giấm được lên men trực tiếp từ rượu. Bất cứ loại rượu nào cũng đều có thể ủ thành giấm (rượu gạo, rượu dâu, sâm banh,…). Chất lượng rượu càng cao thì giấm càng thơm ngon. Mùi vị của giấm sẽ tùy thuộc vào mùi vị của rượu. Chính vì vậy, mỗi loại giấm rượu lại phù hợp với những món ăn khác nhau. Bạn có thể tìm thấy chúng trong những loại nước sốt chấm thịt, salad ở các nhà hàng.
Giấm thơm (Balsamic)
Giấm thơm (hay còn gọi là giấm balsamic) có mùi hương đặc trưng như tên gọi của nó. Có nguồn gốc chính từ rượu nho. Người ta thường thêm các thành phần khác như tỏi, chanh, tiêu xanh để phù hợp với hương vị của món ăn. Giấm thơm có tính acid cao. Nhưng mùi hương tuyệt hảo, đậm đà chính là yếu tố khiến giấm thơm trở thành loại giấm cao cấp và có giá thành cao.
Giấm mạch nha
Giấm mạch nha được chiết xuất từ loại hoa bia không mùi. Giấm mạch nha không màu, tuy nhiên trong quá trình sản xuất, người ta thường thêm caramel để tạo màu nâu đặc trưng. Mùi giấm mạch nha nặng và gắt, vì vậy chúng không thường dùng trực tiếp vào những món ăn. Mà được sử dụng để lên men trái cây và rau củ.
Xem thêm: Hàng Hóa Là Gì? Các Thuộc Tính Là Gì ? Hai Thuộc Tính Của Hàng Hóa
Giấm Sherry (sherry vinegar)
Giấm Sherry là một loại giấm cao cấp, được làm từ Sherry. Chúng thường được ủ trong gỗ sồi ít nhất 6 tháng và có loại lên đến 10 năm. Giấm Sherry có hương thơm đặc trưng và thường được sử dụng ở những nhà hàng cao cấp của châu Âu.
Giấm hoa quả (Fruit Vinegar)
Giấm hoa quả được làm từ nhiều loại trái cây khác nhau, chủ yếu là các loại trái cây nhiệt đới như chuối xiêm chín, táo, lê, nho, thanh long, dứa, nước dừa tươi… Loại giấm này đóng vai trò quan trọng trong các công thức nấu ăn ngon trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Loại giấm hoa quả có hương vị chua dịu, một chút ngọt và hòa quyện sự hấp dẫn từ các loại trái cây chất lượng cao để tạo nên loại giấm này. Vì được tạo ra từ các nguyên liệu 100% tự nhiên nên cực kỳ tốt cho sức khỏe và rất dễ dùng, được nhiều người ưa thích.
Để tạo ra giấm hoa quả ngon bạn cần nuôi con giấm trong môi trường vô trùng sạch sẽ. Cho con giấm lên men và “ăn” các loại trái cây tươi đã được cắt nhỏ cùng với một ít đường (khoảng 4%) và nước dừa tươi chất lượng từ Bến Tre (khoảng 38%). Sau khi nuôi từ khoảng 6 tháng sẽ cho ra thành phẩm giấm ăn trái cây có hương vị độc đáo.
Cách sử dụng giấm hoa quả bạn có thể dùng để trộn salad, trộn gỏi, ngâm chua, làm gia vị ướp thịt, hoặc dùng để pha gia vị chấm…
Đối với sức khỏe con người, giấm hoa quả có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiễm trùng hoặc bị đường huyết cao, tốt cho quá trình giảm cân, phòng ngừa ung thư… rất tốt cho sức khỏe. Sử dụng giấm trái cây thường xuyên còn sẽ giúp cung cấp cho bạn lượng kali, phốt pho, canxi, magie… cùng một lượng axit tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ việc trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn.
Giấm tiều (Red Vinegar)
Giấm tiều hay còn có tên gọi khác là giấm đỏ (Red Vinegar), được sử dụng nhiều nhất trong văn hóa ẩm thực của người hoa. Các nguyên liệu như giấm, rượu, đại hồi, quế… sẽ được pha trộn với nhau theo tỷ lệ riêng và ủ để cho ra thành phẩm giấm tiều thơm ngon, vị giấm đặc trưng thơm nồng nàn.
Rất nhiều người ưa thích dùng giấm tiều trong các món ăn, đặc biệt là dùng làm nước chấm, và rất nhiều lợi ích khác khi sử dụng giấm tiều.
Các món ăn thường sử dụng là dùng ăn há cảo, bánh xếp, xíu mại, hủi tiếu, mì trứng gà xé, cháo tiều, gỏi đu đủ, bún trộn chay, mì khô xá xíu, ngâm đồ chua, trộn gỏi… giúp làm tăng hương vị các món ăn.
Những lợi ích thường thấy khi sử dụng sản phẩm giấm tiều
Hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu: Nhờ vào thành phần axit axetic có trong giấm, làm giảm quá trình tiêu hóa carbs và tăng khả năng hấp thụ glucose, rất tốt cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc bị kháng insulin.
Bảo vệ làn da: Trong giấm tiều có chứa chất chống oxy hóa, nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc tổn thương da mức độ nhẹ do cháy nắng thì có thể sử dụng sản phẩm này như liệu pháp chữa trị tức thời hỗ trợ làm giảm đau rát. Ngoài ra chất chống oxy hóa còn hạn chế được khả năng mắc các bệnh ung thư của bạn.
Hỗ trợ giảm cân: Đối với những người thừa cân, béo phì hoặc đơn giản là muốn duy trì vóc dáng đẹp có thể sử dụng giấm tiều để tăng đốt cháy chất béo, hạn chế tích mỡ và không gây cảm giác thèm ăn. Sự trao đổi chất trong cơ thể cũng tốt hơn, tuy nhiên bạn phải kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý cùng việc tập luyện thể thao để có kết quả.
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Hệ tim mạch của bạn sẽ hoạt động cực kỳ hiệu quả nếu như thường xuyên bổ sung giấm tiều vào mỗi bữa ăn. Axit axetic và resveratrol chứa trong giấm sẽ giúp thư giãn mạch máu và tăng lượng canxi trong tế bào, giảm cholesterol toàn phần, giúp cải thiện tuần hoàn và giảm huyết áp, từ đó bạn sẽ có một trái tim khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Virus Trojan Là Gì ? Virus Trojan Nguy Hại Như Thế Nào Tới Website?
Một số loại Vinegar đặc sản khác
Ngoài những loại giấm phổ biến trên đây. Những người dân ở các địa phương trên thế giới cũng tận dụng nguồn lương thực của mình để chiết xuất thành giấm. Ví dụ như: giấm vải thiều (Việt Nam), giấm đường mía, giấm nho, giấm bia (Đức), giấm dừa (Philippines), giấm mạch nha (Anh quốc),…
Công dụng đặc biệt của Vinegar
Vinegar chủ yếu được sử dụng trong ẩm thực. Chúng thường được làm gia vị cho những món ăn để tăng hương vị và độ chua tự nhiên. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy Vinegar ở trong những món nước sốt và các món salad trộn. Ngoài ra, do tính acid trong giấm, chúng cũng được biết đến với khả năng bảo quản thực phẩm. Một số ít các loại giấm có công dụng trong việc điều trị viêm họng, viêm phế quản.
Một số lưu ý khi mua và bảo quản Vinegar
Mỗi loại giấm sẽ có hương vị và độ chua khác nhau. Nên khi sử dụng Vinegar cho những món ăn cần tham khảo trước để tìm được loại Vinegar phù hợp.Nên mua giấm ở những cửa hàng lớn, có uy tín. Kiểm tra giấm bằng cách đưa chai giấm ra ngoài ánh sáng, nếu thấy giấm trong, đồng nhất. Không bị đục hay vón cục thì giấm đó là chất lượng.Giấm thường có hạn sử dụng lâu, tuy nhiên nhiều loại giấm lại kỵ khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Bạn cần xem kỹ thời hạn và lưu ý bảo quản của chúng.