Năm 2020, Bắc Giang xếp thứ 3/63 tỉnh thành phố về Chỉ số SIPAS với tỷ lệ hài lòng đạt 92,54%, tăng 06 bậc so với năm 2019, đứng sau tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng. Theo báo cáo, tỷ lệ mức độ hài lòng Chỉ số SIPAS của các tỉnh, thành phố năm 2020 nằm trong khoảng từ 75,68 – 95,76%.
Đang xem: Phó thủ tướng thường trực chủ trì công bố chỉ số sipas là gì,
Tiếp cận thông tin, dịch vụ
Qua chỉ số SIPAS 2020 cho thấy, tỷ lệ người dân, tổ chức (NDTC) hài lòng về tiếp cận dịch vụ nói chung đạt 93,22% (năm 2019 đạt 93,02%). NDTC đánh giá việc tiếp cận dịch vụ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ trên địa bàn tỉnhthuận lợi; các trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ người dân được quan tâm. Việc tiếp cận thông tin về cơ quan nơi nộp hồ sơ, người dân, tổ chức của tỉnh chủ yếu thông qua công chức cấp xã, chiếm tỷ lệ trên 62,71% (bình quân chung cả nước là 60%); còn thông tin qua mạng internet chỉ chiếm 12,71% (năm 2019 đạt 5,42%).
Việc tìm hiểu về quy định thủ tục hành chính cũng chủ yếu thông qua cán bộ, công chức tại nơi nộp hồ sơ, trả kết quả với tỷ lệ 68,48%; thông qua website của tỉnh và các cơ quan là 11,27% và Cổng dịch vụ công quốc gia là2,13%.
Như vậy, NDTC tìm hiểu thông tin về cơ quan giải quyết và thủ tục hành chính vẫn chủ yếu trực tiếp thông qua cán bộ, công chức; việc tìm hiểu thông qua mạng Internet còn hạn chế mặc dù có tăng lên so với năm 2019.
Thủ tục hành chính
Nhìn chung, tỷ lệ NDTC hài lòng về thủ tục hành chính nói chung đạt 92,93% tăng 1,26% (năm 20219 đạt 91,67%);thủ tục hành chính được niêm yết công khai, dễ thấy, đầy đủ và dễ hiểu; thành phần hồ sơ, phí lệ phí và thời hạn giải quyết bảo đảm đúng quy định.
Tỷ lệ NDTC cho biết chỉ phải đi lại 01 lần để thực hiện dịch vụ công là 26,36% và phải đi lại 02 lần là 65,27% tăng 4,4% so với năm 2019. Tuy nhiên, tình trạng phải đi lại 3 đến, 4 lần vẫn còn chiếm 7,11%.
Đặc biệt, 100% NDTC đều cho biết được khi làm thủ tục hành chính cán bộ, công chức không gợi ý nộp tiền ngoài phí/lệ phí hay còn gọi là tiền “bôi trơn” trong quá trình thực hiện dịch vụ công hoặc gây phiền hà, nhũng nhiễu. Tuy nhiên, thái độ giao tiếp, giải thích và hướng dẫn kê khai hồ sơ của cán bộ, công chức nói chung được NDTC đánh giá thấp hơn so với năm 2019 là 1,39%. Điều này cho thấy, thái độ, cách thức giải quyết công việc của công chức không được cải thiện trong năm 2020.
Về kết quả giải quyết thủ tục hành chính, tỷ lệ NDTC hài lòng về kết quả đạt cao 98,02% tăng 5,94% so với năm 2019 (92,08%); kết quả giải quyết được đánh giá là phù hợp với quy định, thông tin đầy đủ, chính xác và bảo đảm tính công bằng.
Xem thêm: 17 Tác Hại Của Thuốc Tây Là Gì, Dùng Thuốc Tây Nhiều Có Ảnh Hưởng Như Thế Nào
Năm 2020, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện khá nghiêm túc việc viết giấy hẹn trả kết quả giải quyết, chỉ có 0,21% NDTC cho biết là không nhận được giấy hẹn mặc dù kết quả không trả ngay trong ngày. NDTC cũng đánh giá cao thời gian giải quyết bảo đảm theo giấy hẹn với 99,59% hồ sơ được đánh giá trả đúng và trước hẹn. Tuy nhiên, còn 0,41% NDTC đánh giá trả trễ hẹn (năm 2019 là 2,08%); khi để xảy ra trễ hẹn, thì NDTC đều nhận được thông báo về việc trễ hẹn hoặc xin lỗi vì trễ hẹn theo quy định. Như vậy, việc thực hiện thông báo và xin lỗi trong năm 2020 đã được cải thiện rõ rệt so với năm 2019, tỷ lệ này là 58,18%.
Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh ý kiến góp ý phản ánh kiến nghị năm 2020đạt tỷ lệ 87,78% cao hơn 14,86% so với năm 2019 (đạt 72,92%). NDTC đánh giá hình thức tiếp nhận, góp ý phản ánh kiến nghị có tiến bộ rõ rệt và các cơ quan tiếp nhận, xử lý có thông báo kịp thời về kết quả xử lý đến NDTC.
Mong đợi của người dân
Ngoài nhận định, đánh giá và mức độ hài lòng của NDTC, chỉ số SIPAS còn thu thập thông tin về sự mong đợi của NDTC đối với việc cung ứng dịch vụ công của cơ quanhành chính nhà nước. Qua khảo sát, NDTC mong đợi tỉnh Bắc Giang tập trung vào 05 nội dung: (1) Tiếp tục rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (tỷ lệ 52,61%); (2) tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính với 47,81%; (3) tăng cường nhận hồ sơ và trả kết quả qua đường bưu điện với 44,05%; (4) tiếp tục mở rộng các hình thức thông tin với 44,26% và (5) cải thiện chất lượng cơ sở vật chất; hiện đại hóa trang thiết bị
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang. Ảnh: BGP/Ngọc Thành
Những vẫn đề cần quan tâm
Có thể thấy, qua kết quả Chỉ số SIPAS năm 2020, chất lượng phục vụ NDTC của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Bắc Giang đã được nâng lên. Tuy nhiên, để tiếp tục cải thiện Chỉ số SIPAS của tỉnh trong năm 2021, cần quan tâm một số nội dung trong thời gian tới, cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục xác định lấy NDTC làm trung tâm phục vụ, vì lợi ích của NDTC. Từ đó, quan tâm nâng cao chất lượng hướng dẫn, giải thích NDTC kê khai hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính; cán bộ công chức cần có thái độ phục vụ, giao tiếp chuẩn mực, lịch sự và tận tình giúp đỡ NDTC. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, tiên quyết mang lại sự hài lòng đối với NDTC.
Thứ hai, cần xác định rõ nguyên nhân và có các giải pháp cụ thể, khả thi, hiệu quả để nâng cao nhận thức, điều kiện, khả năng tiếp cận, sử dụng internet cho NDTC, từ đó thúc đẩy NDTC tích cực tham gia, sử dụng mạng internet để tiếp cận thông tin, trao đổi, làm việc và phản hồi ý kiến với chính quyền theo hình thức trực tuyến. Đồng thời, hỗ trợ hướng dẫn NDTC tiếp cận, giải quyết công việc thông qua dịch vụ công trực tuyến và nộp hồ sơ, nhận kết quả thông qua dịch vụ bưu chính công ích. Đặc biệtlà trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
Thứ ba, cần nghiên cứu, triển khai các vấn đề mà NDTC mong đợi cơ quan nhà nước của tỉnh như: Tiếp tục rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính; đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường nhận hồ sơ và trả kết quả qua đường bưu điện…Song song với đó là xây dựng các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công, chất lượng phục vụ NDTC người dân một cách thực sự phù hợp, hiệu quả.
Thứ tư, cần thực hiện nghiêm trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị thông qua việc kịp thời thông báo, xin lỗi khi việc giải quyết hồ sơ cho NDTC bị trễ hẹn. Xác định trách nhiệm triển khai và nâng cao chỉ số SIPAS thể hiện trách nhiệm giải trình của các các cấp, các ngành; đồng thời là một hình thức để NDTC thực hiện quyền và nghĩa vụ giám sát, phản ánh tiếng nói NDTC đối với cơ quan HCNN, chính quyền.
Thứ năm, quan tâm bố trí cán bộ một cửa có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết, hướng dẫn NDTC thực hiện thủ tục hành chính; đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho Bộ phận Một cửa. Đồng thời, ứng dụng triệt, hiệu quảđể Hệ thống thông tin một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính.
Xem thêm: ” Twist Là Gì ? Mục Đích Phải Tạo Plot Twist Trong Điện Ảnh?