Bệnh ký sinh trùng ở người gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hiểu rõ bệnh ký sinh trùng, dấu hiệu nhiễm bệnh và cách phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và cả gia đình.

*

Bệnh ký sinh trùng ở người

Bệnh ký sinh trùng ở người là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn khá mơ hồ về những triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh dẫn đến không có cách phòng ngừa hiệu quả. Vô tình tạo cơ hội cho ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người bệnh gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe người nhiễm bệnh.

Về lâu dài nếu không điều trị kịp thời sẽ tác động nặng nề đến cuộc sống và có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế hiểu rõ bệnh ký sinh trùng là một điều cần thiết để “chặt đứt” nguồn lây bệnh đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Đang xem: Bệnh ký sinh trùng Ở người thường gặp và các d Ấu trùng là gì,

Bệnh Ký Sinh Trùng Là Gì?

*

Bệnh ký sinh trùng là gì?

Ký sinh trùng là vật sống ký sinh trên cơ thể vật sống, vật bị ký sinh gọi là vật chủ. Thông qua nguồn tài nguyên của vật chủ sẽ giúp ký sinh trùng duy trì sự sống và phát triển. Thông thường hơn 70% các loại ký sinh trùng không thể nhận biết bằng mắt thường.

Bệnh ký sinh trùng xảy ra do bị truyền nhiễm bởi ký sinh trùng hay do chứng bệnh nhiễm trùng gây nên. Khi bị nhiễm ký sinh trùng sẽ gây tác động khác nhau lên cơ thể người nhiễm do có nhiều loại ký sinh trùng và cơ chế hoạt động của chúng không giống nhau.

Các loại ký sinh trùng thường gặp chia làm 3 nhóm chính, gây tác hại lên cơ thể vật chủ bao gồm:

Động vật nguyên sinh: Là khái niệm chỉ các sinh vật đơn bào gây là nhiễm trùng nguyên sinh, còn được gọi với cái tên khác là Plasmodium. Ký sinh trong cơ thể vật chủ và chỉ có thể nhân lên bằng cách phân chia.

Giun sán: Đây là loại ký sinh trùng phổ biến và có nguy cơ gây bệnh cao. Một số loại giun sán mà con người dễ mắc phải như giun đũa, giun kim, sán dây… Có một số loại ký sinh trùng giun có chiều dài lên đến 30m.

Vật ký sinh ngoài: Môi trường sống của chúng bên trong cơ thể vật chủ. Nhưng phải dựa vào vật trung gian gọi là chất mang hay vector truyền endoparasite đến cơ thể vật chủ. Một ví dụ điển hình như muỗi chính là loại vật chứa nhiều ký sinh trùng, thông qua việc hút máu các ký sinh trùng từ muỗi sẽ xâm nhập vào cơ thể người bệnh.

Đối Tượng Dễ Bị Nhiễm Ký Sinh Trùng

*

Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm ký sinh trùng

Việt Nam có khí hậu nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển mạnh. Chính vì thế ai cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Bệnh ký sinh trùng ở người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các đối tượng khác khi:

Sinh sống trong môi trường không được đảm bảo vệ sinh, những nơi đông đúc.Trẻ em được gửi ở những nhà trẻ thường dễ lây các loại chấy do nằm chung gần các bé đã lây nhiễm.Có thú cưng trong nhà nhưng không đảm bảo vệ sinh và có thói quen thả rông như chó mèo.Có thói quen ăn uống không đảm bảo như ăn các loại tiết canh, thịt tái sống, sushi…Có lối sống tình dục không lành mạnh.Thường xuyên di chuyển giữa nhiều nơi như đi công tác, du lịch…Nguồn nước, thực phẩm hằng ngày không an toàn.

Những Bệnh Ký Sinh Trùng ỞNgười Thường Gặp

Có nhiều loại ký sinh trùng gây tác hại rất lớn đối với sức khỏe của người nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thường dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Dưới đây là các bệnh ký sinh trùng thường gặp nguyên nhân, triệu chứng và tác hại của chúng gây ra.

1. Bệnh Sán Lá Gan

*

Bệnh sán lá gan thường gặp ở người
Phương thức lây truyền: Thông qua đường tiêu hoá do người bệnh ăn phải các thức ăn, nguồn nước uống chứa trứng và ấu trùng khiến chúng xâm nhập vào gan và mật của người bệnh. Như các loại cá sống, thức ăn chưa chín, ký sinh trong chó mèo, trâu bò.Tác hại: Khiến gan của người bệnh bị xơ hoá, mỡ gan bị thoái hoá, cổ chướng. Lâu dần nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến ung thư gan. Người bệnh còn gặp phải tình trạng tiêu chảy do sán lá gan làm tắc ruột. Những chất thải của sán lá gan khiến cơ thể xảy ra tình trạng thiếu máu, người xanh xao, dị ứng.Triệu chứng lâm sàng: Bệnh sán lá gan bao gồm sán lá gan bé và sán lá gan lớn gây ra những biểu hiện lâm sàng và triệu chứng khác nhau như sau:Sán lá gan bé: Ban đầu người nhiễm cảm thấy đau âm ỉ vùng gan, thường chán ăn, đầy hơi, khó tiêu. Thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón do gặp vấn đề đường ruột. Càng về sau biểu hiện sẽ nghiêm trọng hơn, đau nhói vùng gan, cổ trướng, thiếu máu nặng, vàng da bắt đầu xuất hiện.Sán lá gan lớn: Bệnh thường gặp ở người già và trẻ em. Sán lá gan ký sinh chủ yếu trên trâu bò, người bệnh nhiễm sán lá gan chỉ là tình cờ mắc bệnh. Ban đầu sẽ xuất hiện những cơn sốt rét run bất thường. Về sau sẽ xuất hiện kèm những cơn ho, cảm thấy khó thở, đau bụng và vùng bẹ sườn. Có cảm giác buồn nôn, tiêu hoá kém.Chẩn đoán: Để chẩn đoán bệnh nhân có mắc bệnh sán lá hay không phải thông qua các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân để tìm ấu trùng sán lá, siêu âm ổ bụng và chụp X-quang nếu sán lá ký sinh ở phổi.Phòng ngừa: Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh sán lá là ăn chín uống sôi, hạn chế ăn các loại thực phẩm tươi sống như gỏi cá, tiết canh…

2. Bệnh Giun Đầu Gai

*

Hiểu về phương thức lây truyền của các bệnh ký sinh trùng đối với từng loại bệnh

Phương thức lây truyền: Bệnh giun đầu gai do ký sinh trùng Gnathostoma spinigerum thường có ở chó mèo và các động vật lưỡng cư, chim, cá gây ra. Khi bệnh nhân tiếp xúc với nguồn lây nhiễm ấu trùng sẽ xâm nhập vào mô cơ thể và di chuyển đến nhiều nơi khác nhau gây ra hiện trạng sưng phồng dưới da. Việc ăn uống các thực phẩm chứa các ấu trùng chưa bị tiêu diệt cũng là một phương thức lây truyền.

Triệu chứng lâm sàng, tác hại

Khi bị nhiễm bệnh giun đầu gai sẽ gây ra tình trạng suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, lên cơn sốt, nổi mề đay. Có cảm giác chán ăn, hệ tiêu hoá gặp vấn đề dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa.

Xuất hiện các khối u di động dưới da, đau ngứa, sưng phù. Tạo thành các ổ áp xe. Nếu ấu trùng ở phổi sẽ gây ra ho, đau tức ngực. Nặng hơn sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây viêm não, liệt chi, thậm chí là tử vong.

Chẩn đoán: Để kiểm tra bệnh nhân sẽ tiến hành làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm ELISA, soi tìm ấu trùng thông qua các vết loét.

Xem thêm: Starter Kit Là Gì – Top Các Vape Starter Kit Chất Lượng Hiện Nay

Phòng ngừa: Các món ăn chế biến từ các loại thuỷ hải sản như cá, tôm, lươn, ếch cần sơ chế kỹ và nấu chín hoàn toàn. Uống nước đã đun sôi không lẫn tạp chất. Khi chế biến các loại thuỷ sản này cũng cần lưu ý cẩn thận, có thể đeo bao tay để tránh việc các ấu trùng sẽ thông qua các vết thương hở hoặc chui trực tiếp qua da.

3. Sán Dây

*

Ăn uống đảm bảo vệ sinh để phòng bệnh sán dây
Phương thức lây truyền: Khi ăn thịt nhiễm bệnh chưa được nấu chín hoàn toàn từ thịt heo, bò. Đặc biệt là thói quen ăn thịt bò tái. Tiếp xúc với chất thải chứa ấu trùng sán dây qua nguồn nước nhiễm bám trên các loại rau sống rửa chưa sạch.Triệu chứng lâm sàng: Người nhiễm sán dây sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như đau bụng ở vùng hồi tràng, tiêu chảy. Người mệt mỏi, chán ăn, bức rức, có thể gây ra hiện tượng tắc ruột.Tác hại: Khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, luôn trong trạng thái căng thẳng, khó tập trung và có tình trạng thiếu máu.Chẩn đoán: Để chẩn đoán bệnh sán dây, người bệnh có thể nhận biết qua các đốt sán chui ra từ đường hậu môn khi đi vệ sinh. Các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm máu, soi phân để kiểm tra chính xác hơn.Phòng bệnh: Cần lưu ý cẩn trọng trong vấn đề ăn uống đảm bảo vệ sinh, đặc biệt đối với các loại thực phẩm từ bò và heo. Nếu có người mắc bệnh phải nhanh chóng điều trị để diệt nguồn lây nhiễm cho những người tiếp xúc gần với bệnh nhân sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao.

4. Giun Đũa, Giun Kim

Phương thức lây truyền: Giun kim, giun đũa thường ký sinh trong đường tiêu hoá của người nhiễm xâm nhập vào cơ thể thông qua việc ăn uống chứa ấu trùng gây bệnh. Hoặc thói quen đưa tay bẩn lên miệng.Triệu chứng lâm sàng, tác hại

Người nhiễm giun đũa, giun kim thường gặp vấn đề tiêu hoá như chán ăn, buồn nôn, đau bụng, đi phân lỏng. Ngứa ngáy khó chịu ở rìa hậu môn do giun kim đẻ trứng. Tinh thần dễ cáu gắt, khó ngủ, nghiến răng.

Đối với trẻ thường hay khóc đêm, đái dầm, lên cơn co giật. Giun kim đi lạc có thể dẫn đến viêm cơ quan sinh dục, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, gây viêm phổi. Biến chứng nguy hiểm nhất của giun kim, giun đũa là gây viêm ruột thừa, thủng ruột.

Chẩn đoán: Thông qua việc làm xét nghiệm phân để tìm ấu trùng, xét nghiệm ELISA và chụp X quang nếu nghi ngờ giun đi lạc gây tắc ruột viêm phổi.Phòng ngừa: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn các thức ăn chế biến kỹ lưỡng. Hạn chế ăn các loại rau sống. Đặc biệt là trẻ nhỏ cần dạy các bé có ý thức vệ sinh và không đưa tay lên miệng. Tẩy giun định kỳ thông qua tư vấn của bác sĩ.

5. Ký Sinh Trùng Sốt Rét

Phương thức lây truyền: Ký sinh trùng sốt rét có tên gọi khoa học là Plasmodium, thông qua trung gian là muỗi Anopheles sẽ lây truyền đến cơ thể người do vết muỗi đốt.Triệu chứng lâm sàng: Khi xâm nhập vào cơ thể người ký sinh trùng sốt rét ký sinh ở hồng cầu hoặc tế bào gan gây ra những cơn sốt rét có chu kỳ, dẫn đến thiếu máu, gan, lách to bất thường.Chẩn đoán: Biểu hiện rõ nhất là những cơn sốt. Tuy nhiên để phân biệt giữa sốt thường và sốt rét các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu tìm KSTSR- PCR, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm chức năng gan, thận.Phòng ngừa: Ngăn chặn nguồn truyền bệnh bằng cách diệt lăng quăng, bọ gậy, đổ các nguồn nước đọng sau mưa. Đậy nắp thùng phi, chum chứa nước. Diệt muỗi, khi ngủ ở những nơi có nhiều muỗi cách tốt nhất là ngủ có mùng.

Điều Trị

Khi bị nhiễm ký sinh trùng phải làm sao? Khi bạn phát hiện mình nhiễm ký sinh trùng không nên hoang mang lo lắng quá mức, tự ý dùng thuốc diệt giun sán tại nhà khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Cần đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất mới có phác đồ điều trị tuỳ theo tình trạng bệnh.

Trên đây là những bệnh ký sinh trùng ở người thường gặp. Nhìn chung để đảm bảo sức khoẻ và hạn chế nguy cơ lây nhiễm cao, chúng ta cần nâng cao ý thức có thói quen ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với vật nuôi cần vệ sinh sạch sẽ. Sau khi ôm hôn vật nuôi cần vệ sinh cá nhân bằng xà phòng diệt khuẩn. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, an toàn để tiêu diệt các nguồn lây bệnh. Khi phát hiện cơ thể có triệu chứng nhiễm bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụưu đãi và tiện ích tại gocnhintangphat.com, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Xem thêm: Soprano Là Gì – Cách Để Tìm Quãng Giọng Của Bạn (Kèm Ảnh)

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền và không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *