Nếu “con trâu là đầu cơ nghiệp” của nông dân Việt Nam thì sinh kế quan trọng nhất của người dân du mục Tây Tạng là bò. Chỉ cần đến cao nguyên rộng lớn và cao nhất vùng Trung Á, bạn sẽ thấy những chú bò Tây Tạng có thân hình uy nghi, mạnh mẽ cùng bộ lông dài thượt rất lạ mắt.

Đang xem: Bò yak là con gì, bò tây tạng nặng 1

Bò Tây Tạng rất được xem trọng

Trong tiếng địa phương bò có nghĩa là “báu vật”

Nếu như chó ngao Tây Tạng được mệnh danh là “thần khuyển” với sự uy dũng, mạnh mẽ và lòng trung thành đáng nể thì ở miền cao nguyên này rất xem trọng loài bò.

*

Bò yak – báu vật của Tây Tạng (Ảnh: Xinhua)

Bò Tây Tạng còn được gọi là yak hay yak-nuo, trong tiếng địa phương có nghĩa là “báu vật”. Tại sao lại thế? Bởi con vật này có thể thích ứng với điều kiện khắc nghiệt, núi cao buốt giá, oxy loãng, chịu lạnh được âm 40 độ C và thức ăn khan hiếm.

Bò yak Tây Tạng lông dài được tìm thấy nhiều nhất trong khu vực Himalaya ở miền nam Trung Á, bao gồm cao nguyên Thanh – Tạng và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ.

*

Bò Tây Tạng có công dụng toàn năng (Ảnh: AFP)

Không chỉ vậy, bò Tây Tạng còn có công dụng toàn năng như cung cấp cho con người phương tiện di chuyển; cày bừa; giải trí; cho lông để may áo, lều, chăn gối; sữa để làm bơ, phô mai; khi già đi thì còn có thể cung cấp thịt; ngay cả phân bò cũng được tận dụng dùng làm nhiên liệu để nhóm lửa, đun nước.

Đặc biệt, trà bơ Tây Tạng được pha từ bơ yak là đặc sản tuyệt vời thu hút khách du lịch khắp nơi. Còn các sản phẩm dệt may từ lông bò thì được bán với giá rất cao tới hàng ngàn đô.

*

Đặc sản trà bơ Tây Tạng. Ảnh: ivivu

Bò Tây Tạng – Biểu tượng của vùng cao nguyên

Bò Tây Tạng sống thành bầy đàn, tuổi thọ có thể lên tới trên 20 năm. Bò đực hoang dã cao khoảng 2–2,2m, bò cái cao khoảng 1,6m. Chúng có thể nặng đến 1.000 kg, đều có lông dài màu đen hay nâu dài, dày, rủ xuống qua bụng và rậm bờm xờm để tránh không bị lạnh.

Bò nhà cao khoảng 1,6–1,8m, nặng từ 300kg – 600kg, có màu lông đa dạng hơn, phổ biến là nâu và kem. Cả bò đực lẫn bò cái đều có sừng cong đặc trưng, dài tới 99 cm (con đực) hoặc 64 cm (con cái). Một đặc điểm chung nữa là chúng đều có một bướu trên lưng.

*

Bò yak là biểu tượng của vùng cao nguyên đặc biệt (Ảnh: Rove)

Dân số Tây Tạng ước tính khoảng hơn 3 triệu người (năm 2014). Ước tính, số bò Yak Tây Tạng phải đạt tới gần 9 triệu con. Tính riêng tại huyện Nagqu, tổng số bò Yak đã là 3 triệu con, còn huyện Qamdo có 1,2 triệu con. Trong khi đó, cả thế giới cũng chỉ có khoảng 14 triệu con bò Yak.

Bò Tây Tạng được người dân nơi đây thờ phụng. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng từng miêu tả bò yak là “những con vật xinh đẹp và mạnh mẽ”. Bạn sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những bức tượng bò yak khổng lồ. Khi chúng chết, người dân thường giữ lại đầu của chúng để treo trong nhà. Phần xương cũng được dùng làm thành những tràng hạt để hành trì.

*

Tại Tây Tạng có khoảng 9 triệu con bò yak (Ảnh: Flickr)

Bò Tây Tạng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống nơi đây

Bò yak Tây Tạng có thân hình uy nghi, mạnh mẽ. Nó sở hữu bộ lông dài và dày để giữ nhiệt. Tim, phổi của bò yak đều lớn hơn các loại gia súc khác để thích ứng với điều kiện oxy loãng trên cao nguyên.

Xem thêm:

Sống ở nơi “thâm sơn cùng cốc” nên bò Tây Tạng không kén ăn, chúng có thể được chăn thả ở đồng cỏ hay nơi có nhiều cây rậm. Chúng sở hữu bộ móng dày, khỏe, dễ dàng di chuyển trên địa hình cheo leo hiểm trở.

*

Đua bò yak (Ảnh: Xinhua)

Với những cực phẩm nói trên, bò Tây Tạng đã gắn bó với con người nơi đây suốt hàng ngàn năm qua. Một số tài liệu ở Trung Quốc ghi lại, từ thế kỉ 8 trước công nguyên, bò yak đã được người dân bản địa thuần hóa. Nhờ sức mạnh thể chất vượt trội, bò Tây Tạng có thể chở vác 100-200 kg và di chuyển khoảng 15 km/ngày. Lớp lông dày giúp chúng làm việc kể cả trong thời tiết khắc nghiệt nhất, xuống tới âm 40 độ C. Khi đến dịp lễ hội, chúng lại được “nghỉ làm” để tham gia vào hội đua bò truyền thống.

Người dân dùng phân bò nấu ăn

Nếu có dịp du lịch Trung Quốc tại Tây Tạng, du khách thường thấy người dân nhặt phân bò về nhà và thắc mắc rằng, liệu có phải người Tây Tạng sợ khách giẫm phải phân bò. Trên thực tế không phải như vậy, đối với người Tây Tạng, phân bò là vật liệu rất quý.

*

Phân bò là một loại của cải, là vật liệu rất quý (Ảnh: pconline)

Phân bò Tây Tạng không giống như những loại phân bò khác. Bò yak được nuôi lớn trên những cánh đồng thảo nguyên đầy cỏ tươi xanh, vì thế mùi phân bò cũng không quá nồng nặc và khi được phơi khô lại đem tới nhiều công dụng bất ngờ.

Đối với người Tây Tạng, phân bò là một loại của cải, nhà nào có nhiều phân bò hơn chứng tỏ họ có nhiều tiền hơn. Và để chứng tỏ nhà mình khá giả, họ đắp phân bò lên tường phơi khô.

Ở Tây Tạng không có nhiều gỗ nên người dân thường dùng phân bò khô để làm củi nấu nướng. Phân bò Tây Tạng khô không có mùi hôi nên không nó sẽ không ám mùi vào thực phẩm, thậm chí người ta còn nói rằng nó có mùi thơm thoang thoảng.

Đặc biệt, người Tây Tạng rất nồng hậu và hiếu khách. Nếu có khách du lịch ghé thăm, họ sẽ dùng phân của loài bò yak để nấu ăn đãi khách.

*

Những ngôi nhà với đầy phân bò Yak được chất đầy trên mái nhà (Ảnh: pconline)

Phân bò Tây Tạng cũng là một trong những dược liệu trong y học Tây Tạng, nó có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm cơn đau hiệu quả. Nếu rắc một ít phân bò khô lên lửa, mùi khói dày đặc tỏa ra giúp làm dịu và trấn tĩnh tinh thần rất tốt.

Theo kinh nghiệm du lịch Trung Quốc , Bò Yak là loài vật ôn hòa, chúng không bao giờ phản kháng lại chủ của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện hoang dã, bò Tây Tạng sẵn sàng đánh nhau với kẻ thù cho tới khi một bên bỏ mạng mới thôi.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Đồng Ấu Là Gì, Đồng Ấu Viết Tắt, Định Nghĩa, Ý Nghĩa

Bên cạnh việc vận chuyển, bò Tây Tạng được sử dụng để lấy sữa, lông làm áo. Nhiều người Tây Tạng theo Phật giáo thường tránh ăn thịt bò Yak. Dù vậy, du khách đến Tây Tạng vẫn có thể bắt gặp nhiều cửa hàng bán sản phẩm làm từ thịt bò Tây Tạng trên phố.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *