Tổ chức WTO là gì? Để nắm rõ được thông tin về các tổ chức này, chúng ta sẽ cùng điểm danh ngay để xem tổ chức WTO là gì và vai trò, nhiệm vụ như thế nào? Cùng gocnhintangphat.com điểm danh những thông tin cơ bản về WTO và xem bạn đã biết gì về tổ chức này dưới đây nhé.
Đang xem: Tổ chức thương mại thế giới ( wto là gì, tổ chức thương mại thế giới (wto) là gì
Nội dung
1 WTO là gì?2 Nhiệm vụ của tổ chức WTO là gì?3 Tổ chức WTO được tổ chức như thế nào?4 Các quyết định của WTO được thông qua như thế nào?5 Tổ chức WTO có bao nhiêu hiệp định?
WTO là gì?
WTO là tên viết tắt của Tổ chức thương mại thế giới – World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 1.1.1995. Mục tiêu của WTO là thiết lập, duy trì nền thương mại toàn cầu tự do, minh bạch và thuận lợi.
WTO là tên viết tắt của Tổ chức thương mại thế giới – World Trade Organization
Tổ chức WTO kế thừa và phát triển những quy định kết hợp cùng thực tiễn của Hiệp định chung về thương mại & thuế quan – GATT năm 1947 và chỉ giới hạn ở thương mại hàng hóa. Đó cũng là kết quả trực tiếp của vòng đàm phán Uruguay gồm những lĩnh vực như: Thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ.
Hiện WTO có bao nhiêu thành viên?
Chúng ta sẽ tạm tính đến thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO này vào 11.1.2007 thì số lượng thành viên của WTO là 150. Thành viên của tổ chức này có thể là quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương.
Nhiệm vụ của tổ chức WTO là gì?
Việc thành lập lên tổ chức thương mại quốc tế WTO này cũng phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản để mang lại nền thương mại toàn cầu ổn định, tự do, thuận lợi và minh bạch như mục đích ban đầu.
4 Nhiệm vụ cơ bản của tổ chức WTO
Nhiệm vụ đầu tiên của WTO chính là thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ đã được chỉ định. Đồng thời nếu có thêm các cam kết trong tương lai cũng sẽ được đảm bảo thúc đẩy và thực hiện cam kết.Nhiệm vụ thứ 2 của tổ chức WTO này chính là tạo ra 1 diễn đàn để các thành viên có thể tiếp tục đàm phán và ký kết các hiệp định hay cam kết mới về tự do hóa, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu.Giải quyết các tranh chấp thương mại nếu giữa những thành viên tham gia tổ chức WTO này phát sinh.Thực hiện rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên tham gia tổ chức này.
Việc thành lập lên tổ chức thương mại quốc tế WTO này cũng phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản để mang lại nền thương mại toàn cầu ổn định, tự do, thuận lợi và minh bạch
Tổ chức WTO được tổ chức như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của tổ chức WTO được xếp hạng quyền từ cao xuống thấp sẽ như sau:
Cơ cấu tổ chức của WTO
Theo thông tin được quy định của tổ chức WTO này thì cơ cấu được tổ chức như sau:
“Hội nghị Bộ trưởng: Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan. Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO..Đại hội đồng: Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO.
Xem thêm: Đồ Tể Là Gì – Đồ Tể Tiếng Anh Là Gì
Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Một hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khácBan Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc cùng các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 người, họ làm việc với nhau một cách độc lập và không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.”
Các quyết định của WTO được thông qua như thế nào?
Các quyết định của WTO sẽ được áp dụng cơ chế đồng thuận để thông qua những quyết định lớn nhỏ. Có nghĩa là nếu như đưa ra 1 quyết định nào đó mà 1 thành viên nào đó bỏ phiếu trống thì sẽ không được thông qua. Ngược lại khi không có một nước thành viên nào bỏ phiếu trống thì quyết định hay một quy định mới nào đó được ban hành sẽ được xem là “được thông qua”
Theo đó mọi quy định, nguyên tắc hoặc luật lệ được ban hành trong tổ chức này đều được xem như “hợp đồng” giữa các thành viên. Nghĩa là họ sẽ tự nguyện chấp thuận chứ không phải ép buộc hay áp đặt. Tổ chức WTO không phải là một thiết chế đứng trên các quốc gia thành viên.
Các trường hợp sau quyết định của WTO được thông qua cơ chế phiếu đặc biệt
Với các trường hợp sau quyết định của tổ chức WTO được thông qua với cơ chế phiếu đặc biệt nhưng không áp dụng nguyên tắc đồng thuận sẽ như sau:
Giải thích về các điều khoản của các hiệp định: Sẽ được thông qua nếu tỷ lệ số phiếu là 3/4 ủng hộ.Dừng nghĩa vụ tạm thời cho 1 thành viên của WTO: Sẽ được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ.Sửa đổi các hiệp định: Sẽ được thông qua nếu có 2/3 số phiếu đồng ý. Trừ trường hợp sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ quốc trong GATT, GATS và TRIPS.
Tổ chức WTO có bao nhiêu hiệp định?
Tổ chức WTO sẽ tập hợp rất nhiều quy định và được sắp xếp theo 1 hệ thống nhất định. Cụ thể hệ thống các quy định trong WTO sẽ được chia thành 03 nhóm sẽ bao gồm:
“Nhóm các Hiệp định chung (Hiệp định đa biên);
Nhóm các Biểu cam kết riêng
Nhóm các Hiệp định nhiều bên.”
Các quy định trong WTO sẽ được chia thành 03 nhóm
No1: Nhóm các hiệp định chung
Tổ chức thương mại quốc tế WTO có tổng cộng 16 hiệp định chung, đây là tập hợp của những nguyên tắc về thương mại có hiệu lực được áp dụng bắt buộc đối với tất cả các thành viên tham gia tổ chức WTO và tập trung vào 03 lĩnh vực sau:
“Thương mại hàng hoá (Hiệp định GATT và các Hiệp định bổ sung);
Thương mại dịch vụ (Hiệp định GATS và các Phụ lục);
Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS);”
No2: Nhóm các bảng cam kết mở cửa thị trường của các thành viên tham gia WTO
Các bảng cam kết mở cửa thị trường được hiểu là tập hợp của những cam kết giảm thuế quan cũng như lộ trình mở cửa đối với từng loại dịch vụ mà các thành viên tham gia WTO thực hiện.
“Mỗi thành viên WTO có bảng cam kết riêng, với mức cam kết và lộ trình thực hiện riêng (là kết quả đàm phán được với các thành viên khác trong WTO).”
No3: Nhóm các hiệp định nhiều bên
Đây là nhóm hiệp định mà chỉ có 1 số những thành viên của WTO thực hiện ký kết và có hiệu lực với các thành viên tham gia ký kết hiệp định đó. Hiệp định này được gọi là hiệp định thương mại nhiêu bên để phân biệt với 16 hiệp định chung mà tất cả các thành viên tham gia tổ chức này sẽ phải thực hiện bắt buộc.
Trong số những hiệp định đó, chỉ có 2 hiệp định còn được áp dụng và có hiệu lực sau đây:
“Hiệp định về thương mại máy bay dân dụng;
Hiệp định về mua sắm của chính phủ.”
Các nguyên tắc của tổ chức WTO là gì?
Nguyên tắc của tổ chức WTO sẽ được xoay quanh một số những nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc của tổ chức WTO có rất nhiều
“Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN).
Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT).
Xem thêm: “Public Works Là Gì Trong Tiếng Anh? Works Là Gì, Nghĩa Của Từ Works
Nguyên tắc cắt giảm thuế quan và không sử dụng các biện pháp phi thuế quan.
Nguyên tắc minh bạch”
Lời kết
Trên đây chính là những thông tin mà bạn có thể nắm rõ để hiểu tổ chức WTO là gì. Hy vọng những gì mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tổ chức này và biết về vai trò, nhiệm vụ của tổ chức này. Nếu bạn đang cần tư vấn thêm bất cứ thông tin nào, hãy liên hệ với gocnhintangphat.com theo: