Một doanh nghiệp được cho là đạt lợi thế cạnh tranh (Competitive advantage) khi nó thực hiện một chiến lược tạo ra giá trị và chiến lược này không đồng thời được thực hiện bởi bất kỳ đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng nào. Một doanh nghiệp được cho là có lợi thế cạnh tranh bền vững (Sustained Competitive advantage) khi thực hiện một chiến lược tạo ra giá trị mà chiến lược đó cũng không đồng thời được thực hiện bởi bất kỳ đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng nào và các doanh nghiệp khác không thể sao chép lặp lại những lợi ích của chiến lược này. Cần nhấn mạnh hai khái niệm trên không chỉ đề cập đến đối thủ hiện tại mà đều nhấn mạnh các “đối thủ tiềm tàng”, là những đối thủ sẽ gia nhập ngành trong tương lai.
Đang xem: Khung phân tích vrio hay mô hình vrin là gì, Ứng dụng phân tích lợi thế cạnh tranh bền vững
Khái niệm bền vững gắn liền với khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh theo khoảng thời gian tồn tại. Tuy nhiên định nghĩa về lợi thế bền vững không hướng đến khoảng thời gian mà doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế mà hướng đến năng lực duy trì lợi thế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một lợi thế cạnh tranh được duy trì bền vững hay không phụ thuộc vào khả năng mà các đối thủ có thể sao chép lại năng lực cạnh tranh đó. Theo nghiên cứu của Lippman và Rumelt (1982) và Rumelt (1984) thì một lợi thế cạnh tranh được duy trì chỉ khi nếu tiếp tục tồn tại cùng doanh nghiệp sở hữu sau khi các mà doanh nghiệp đối thủ dừng nỗ lực sao chép.
Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh duy trì bền vững không có nghĩa là nó sẽ kéo dài mãi mãi. Điều này chỉ có nghĩa rằng doanh nghiệp sở hữu sẽ không bị cạnh tranh bởi những nỗ lực sao chép của các đối thủ khác. Những biến động của môi trường kinh tế, hoán đổi hoặc mất đi của một hoặc một số nguồn lực sẽ khiến cho việc duy trì lợi thế cạnh tranh bị ảnh hưởng hoặc tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới. Trong một vài hoàn cảnh, những điểm mạnh của lợi thế trước đây có thể trở thành những điểm yếu và đe dọa đến thành công hay duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp. Một ví dụ minh chứng đó là sự chuyển dịch của nguồn lực con người, sẽ mang theo họ kiến thức, kinh nghiệm, có thể áp dụng tại các đối thủ cạnh tranh.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Nấu Xôi Xéo Là Gì ? Cách Nấu Xôi Xéo Như Thế Nào?
Theo quan điểm nguồn lực RBV, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bắt nguồn từ nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu (Grant, 1991; Barney, 1991). Nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh có 4 đặc điểm sau, theo mô hình VRIN hay VRIO của Barney (1991):
Có giá trị (valuable): Nguồn lực của doanh nghiệp chỉ có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh hoặc lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp khi chúng có giá trị. Các nguồn lực có giá trị nếu cho phép doanh nghiệp thực hiện các chiến lược nhằm cải thiện hiệu suất và hiệu quả kinh doanh thong qua khai thác được những cơ hội và/hoặc vô hiệu hóa được những mối đe dọa trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp;Khan hiếm (rare): Nguồn lực phải khan hiếm và khó có thể tìm kiếm được ở các đối thủ cạnh tranh, nếu không lợi thế tạo ra từ nguồn lực đó sẽ nhanh chóng bị các đối thủ bắt chước. Thực tế, rất khó để biết liệu những nguồn lực có giá trị của doanh nghiệp có phải hoàn toàn là duy nhất đối với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp hay không, những nguồn lực này sẽ tạo ra ít nhất là một lợi thế cạnh tranh và có thể có tiềm năng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Tuy nhiên, cũng có thể có một số lượng nhỏ các doanh nghiệp trong nền công nghiệp sở hữu một nguồn lực có giá trị riêng và cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nói chung, miễn là số lượng các doanh nghiệp sở hữu nguồn lực có giá trị đặc biệt ít hơn số lượng các doanh nghiệp cần tạo ra động lực cạnh tranh hoàn hảo trong nền kinh tế (Hirshleifer, 1980) thì các nguồn lực đó có tiềm năng để tạo ra lợi thế cạnh tranh;Khó bắt chước hay sao chép (In-imitable): Nguồn lực phải khó có thể bị bắt chước một cách hoàn hảo y hệt được thì mới đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững. Nếu không, chỉ trong một thời gian ngắn, các đối thủ đều sẽ sao chép sở hữu được nguồn lực cần thiết để triển khai các chiến lược tương tự như doanh nghiệp. Theo cơ chế ngăn cản chuyển đổi nguồn lực ở trên, khi sự kết nối giữa các nguồn lực của doanh nghiệp với lợi thế cạnh tranh bền vững của nó chi được nắm bắt một cách hạn chế, sẽ rất khó cho các đối thủ sao chép. Những doanh nghiệp bắt chước có thể mô tả một vài nguồn lực của doanh nghiệp thành công, tuy nhiên, sẽ không thấy được một cách rõ ràng những nguồn lực được tạo ra có giống với những nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp hay không;Khó có thể thay thế (Non-substitutable): Mặc dù các đối thủ một doanh nghiệp không thể bắt chước một cách chính xác nguồn lực của doanh nghiệp khác nhưng vẫn thay thế bằng một nguồn lực tương tự cho phép thực hiện chiến lược giống với doanh nghiệp sở hữu nguồn lực đặc biệt. Vì vậy, chỉ khi đặc tính khó có thể thay thế được chứng minh thì một nguồn lực mới có thể đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp.
Mô hình VRIN phân tích nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp
Bốn đặc điểm trên của nguồn lực, hình thành mô hình VRIN (Value – Rareness – Immitablility – Non-substitutability) được coi là những chỉ số thể hiện tính không đồng nhất và không chuyển đổi các nguồn lực cho phép doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững. Mô hình VRIN phát triển thành khung phân tích lỹ luận VRIO khi chữ viết tắt cuối cùng chuyển sang chữ O (organization), hàm ý chỉ khả năng khai thác nguồn lực của doanh nghiệp, để chuyển những tiềm năng này một cách có giá trị đối với doanh nghiệp. Mô hình VRIN hay khung lý luận VRIO có vai trò quan trọng trong phân tích các nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp, và đánh giá tiềm năng của các nguồn lực này, để sử dụng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Vietgap Là Gì – Giấy Chứng Nhận Vietgap
Ví dụ như nguồn lực Microsoft, một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ, chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới, hai nguyên nhân dưới đây giải thích cho sự thành công của công ty. Thứ nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong nhiều năm qua, Microsoft đã tập hợp được hàng nghìn nhà nghiên cứu xuất sắc nhất trong lĩnh vực của họ từ các trường đại học danh tiếng hoặc từ các đối thủ cạnh tranh. Thứ hai là khả năng kết hợp các nguồn lực. Microsoft đã thành công trong việc kết hợp năng lực của những nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như lập trình, thống kê, ngôn ngữ học, thương mại …
Nguồn: Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương, trang 110 – 112.