Vô tri không chỉ là không biết mà còn không biết rằng mình không biết. Ngược lại, “không biết gì” lại là kết quả của quá trình thức tỉnh, thừa nhận sự hữu hạn về tri thức của chính mình và của con người nói chung.

Đang xem: Vô tri là gì, từ vô tri Đến

*

“Tôi chỉ biết một điều, đó là không biết gì cả!”, câu nói nổi tiếng của “triết gia đường phố” Socrates từ 2.500 năm trước vẫn có sức nặng trong triết thuyết giáo dục hiện đại: chúng ta thường bắt đầu như là nhà giáo điều, và – nếu mọi việc trôi chảy – thường sẽ kết thúc như là nhà hoài nghi, theo nhận xét của Hannah Arendt, nữ triết gia sắc bén của thế kỷ XX.

“Hệ hình Socrates”

Bước đột phá của “hệ hình Socrates” trong triết học nói chung và triết thuyết giáo dục nói riêng là: đặt việc tra vấn và tìm tòi lên hàng đầu, đi ngược lại với việc tôn vinh ý niệm về sự truyền dạy những lâu đài lý thuyết và hệ thống khép kín. Đây là việc thực hành giáo dục mà về nguyên tắc, bất kỳ ai cũng có thể tiến hành và thụ hưởng khi biết sử dụng “lý trí”, miễn là có năng lực suy nghĩ bình thường kèm với thiện chí muốn hiểu biết.

Nghiên cứu triết học và thực hành giáo dục theo hệ hình này xuất phát từ những kinh nghiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân, nhưng việc hiểu và tái hiện chúng đòi hỏi sự kiểm tra có phê phán như là điều kiện tiên quyết. Trong cách triết lý (kiểu Socrates), những quy ước, truyền thống, quyền uy đều trước hết cần phải được thẩm tra xem có đáng tin và có thể đứng vững được hay không. Triết thuyết giáo dục “hoài nghi”, do đó, gắn liền với việc hiểu như thế nào về hình tượng tiêu biểu của nhân vật Socrates.

Socrates: kẻ “hộ sinh” tinh thần?

Hình ảnh hay ẩn dụ được yêu thích nhất và cũng nổi tiếng nhất về Socrates là kẻ hộ sinh tinh thần, được so sánh với nghề bà đỡ của mẹ ông trong thực tế. Câu hỏi đặt ra: nghệ thuật “hộ sinh” – trong lĩnh vực sư phạm, giáo dục – thực ra là gì? Nó làm “bà đỡ” cho sự ra đời của cái chân, cái thiện hoặc chủ yếu là dẹp bỏ cái sai, cái xấu, cái tưởng là đúng, là tốt? Những nhà bình luận thường không dễ nhất trí với nhau về điều này!

Hannah Arendt, trong Về đời sống tinh thần (1971), cho rằng nhà “hộ sinh” Socrates, như mọi bà đỡ thời bấy giờ vốn ngoài tuổi sinh nở và bản thân không sinh nở, “biết cách giải phóng đầu óc cho người khác, và do bản thân không sinh nở, lại có kiến thức chuyên môn của nhà hộ sinh để có thể quyết định xem người mẹ có mang thai thật hay không”.

*

Có nhiều sự thật trong cách hiểu ấy của Arendt đối với nhân vật lịch sử Socrates. Socrates, trong phần lớn trường hợp, chỉ làm công việc của “người dọn dẹp”, để lại nơi những ai có dịp đối thoại với ông những “khoản trắng” trước đây vốn đầy ắp những thiên kiến và nhận thức chủ quan, sai lầm. Dường như hình ảnh đích thực về Socrates không phải là người hộ sinh “tích cực”, chuyên đánh thức và làm sản sinh nhận thức đúng đắn từng tiềm ẩn hay ngủ quên trong người đối thoại.

Nếu dựa vào các đối thoại sơ kỳ của Plato, hướng theo nhân vật Socrates lịch sử và các dữ kiện có thật khác, ta có thể kiểm chứng nhận định ấy, khác rất nhiều so với các đối thoại hậu kỳ chỉ mượn danh nghĩa Socrates để bày tỏ tư tưởng của bản thân Plato như ghi nhận của Sextus Empericus, nhà hoài nghi sống thế kỷ thứ II: Plato là nhà hoài nghi khi mang khuôn mặt của Socrates lịch sử, và là nhà giáo điều khi chỉ vay mượn tên tuổi của Socrates.

Xem thêm: ” Water Dispenser Là Gì ? Nghĩa Của Từ Water Dispenser Trong Tiếng Việt

Như thế, về triết lý giáo dục, không thể vội vã lý giải nghệ thuật hộ sinh của Socrates một cách đơn giản như là chỉ biết kiến tạo, khẳng định tri thức, giúp mang lại cái đúng, cái tốt, mà xem nhẹ hình tượng chủ yếu của ông, nổi danh trong lịch sử, như là con “ruồi trâu”, con “cá đuối điện”. Vâng, con ruồi trâu không để cho ai ngủ yên, còn cá đuối điện thì phóng điện để tự vệ và làm cho đối thủ tê liệt! Chức năng “dọn dẹp” những tà kiến, định kiến, theo Hannah Arendt, có ý nghĩa “chính trị” to lớn (“chính trị” theo nghĩa rộng như không gian hành động của con người).

Nghệ thuật hộ sinh “phát hiện những hệ quả trầm trọng của những ý kiến chưa được thẩm tra nghiêm chỉnh, qua đó dẹp bỏ, phá hủy những giá trị, học thuyết, lý thuyết, thậm chí những điều xác tín, quả thật có ý nghĩa “chính trị” sâu sắc (…).

Bởi vì sự phá hủy ấy có tác dụng giải phóng cho một năng lực khác, đó là cho năng lực phán đoán, mà ta có thể gọi là quan năng có tính “chính trị” nhất trong mọi quan năng tinh thần của con người” (sách đã dẫn). Sự nghị luận – hiểu như đối thoại kiểu Socrates và các tình huống lập luận – quấy rối, phá vỡ sự vô tư tưởng và sự xác tín, để cho “cơn gió của tư duy” có thể lộng thổi.

Arendt mượn lời của Socrates thật khéo léo: “Nếu cơn gió tư duy được tôi thổi đến làm bạn tỉnh giấc thì bạn sẽ nhận ra rằng mình chẳng còn gì trong tay ngoài sự bơ vơ, bất lực, và điều tốt nhất vẫn luôn là làm cho điều ấy trở thành công cuộc chung của tất cả chúng ta”.

*

Ở đây, giống như Kant, Arendt cho rằng chỉ có “sự phủ định, “tiêu cực”, những nan đề bất khả giải (apories) mới tạo nên sự khai minh đích thực”. Khai minh không gì khác hơn là “giải thoát ta ra khỏi những tiên kiến, những quyền uy, nói khác đi, là một tiến trình tẩy rửa, tinh lọc, là bước đi ra khỏi địa ngục của những tà kiến, hư kiến”.

“Địa ngục của tà kiến, hư kiến” đe dọa và làm tan vỡ sự an tâm, an ủi, mất đi sự bảo bọc, an toàn và cả sự tối tăm, ấm cúng vốn có. Cách hiểu quen thuộc trước nay về Socrates là người mang lại những xác tín luân lý. Nhưng đừng quên việc làm hàng đầu của con ruồi trâu là “chích” thẳng vào tư duy để buộc nó phải suy nghĩ, thẩm định; của con cá đuối điện làm tê liệt lập luận ngoan cố của đối thủ. “Không phải bản thân tôi đã biết được những câu trả lời, rồi mới làm cho kẻ khác bối rối. Trái lại, tôi cũng bị lây nhiễm sự bơ vơ, bất lực giống như bạn vậy”. Con cá đuối điện “Socrates” không chỉ biết phóng điện ra bên ngoài!

Thông điệp của Socrates

Là triết gia, Socrates… không có gì để “dạy” cả. Không phải là nhà ngụy biện, ông không tự vỗ ngực có thể dạy khôn người khác. Trước tòa, ông bác bỏ việc buộc tội ông đã “làm hư hỏng” thanh niên, nhưng ông cũng không tự biện hộ rằng mình đã giáo dục cho thanh niên “tốt “ lên! Ông chỉ bảo: “cuộc đời không biết suy xét là cuộc đời không đáng sống”, thế thôi!

Trong công việc nhỏ nhặt, thường ngày, ta có thể “biết” nhiều việc. Nhưng, với những vấn đề hệ trọng hơn như nên sống và chết như thế nào, cũng như phải hiểu thế nào về sự công bằng, tình yêu và lòng dũng cảm v.v.., ông mở ra “một vũ trụ của sự không biết gì”. Đó là vấn đề của “thái độ”, của “tâm thế”. Có hoặc không có, có nhất thời hay có lâu dài thái độ và tâm thế ấy, chính là thông điệp của Socrates.

Xem thêm: Mô Tả Công Việc Technical Leader Là Gì, Công Việc Của Tech Lead Như Thế Nào

Ta còn thử xét xem những hệ quả gì từ triết thuyết giáo dục “hoài nghi kiểu Socrates” trong tư duy giáo dục đương đại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *