Dấu hiệu sinh tồn (Vital Signs) là các thông số chức năng của cơ thể. Chúng giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng bệnh tình của người bệnh. Ngoài các chỉ số đánh giá về 4 dấu hiệu chủ yếu: nhiệt độ, mạch, huyết áp và nhịp thở. Các bác sĩ còn đề cập tới một dấu hiệu khác, đó là chỉ số SpO2. Vậy SpO2 là gì? Tại sao lại phải thường xuyên theo dõi chỉ số này? Hôm nay hãy cùng Beurer Vietnam tìm hiểu nhé!
1. SpO2 là gì
Saturation of peripheral oxygen (SpO2) là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi; hay có thể hiểu là nồng độ oxy trong máu. SpO2 là thước đo lượng oxy mà các tế bào hồng cầu của bạn đang vận chuyển. Cơ thể của bạn sẽ điều chỉnh chặt chẽ nồng độ oxy trong máu của bạn. Việc duy trì sự cân bằng của độ bão hòa oxy trong máu là rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn.
Đang xem: #1: vital signs là gì, làm sao Để kiểm tra dấu hiệu sinh tồn?
2. Tại sao phải thường xuyên theo dõi nồng độ oxy trong máu?
Hầu như trẻ em và người lớn không cần theo dõi nồng độ oxy trong máu. Trong thực tế, các bác sĩ sẽ không kiểm tra dấu hiệu này, trừ khi cơ thể bạn có những biểu hiện bất thường, chẳng hạn như khó thở hoặc đau ngực, rối loạn nhịp tim, trụy mạch… Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) cũng cần theo dõi SpO2 thường xuyên. Với những trường hợp trên, việc theo dõi nồng độ oxy trong máu sẽ giúp bạn xác định được các phương pháp điều trị hiện tại có hiệu quả không; hoặc liệu chúng có nên được điều chỉnh hay không.
Hãy đọc tiếp để tìm hiểu xem chỉ số SpO2 tiêu chuẩn là bao nhiêu nhé!
3. Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số SpO2 có thể được đo bằng phép đo xung – một phương pháp gián tiếp, không xâm lấn (không đưa các dụng cụ vào trong cơ thể). Nó hoạt động bằng cách phát ra và tự hấp thu một làn sóng ánh sáng đi qua các mạch máu hoặc mao mạch trong đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc dái tai. Sự thay đổi của sóng ánh sáng xuyên qua ngón tay, ngón chân hoặc dái tai sẽ cho biết kết quả của phép đo SpO2 vì mức độ oxy bão hòa gây ra các biến đổi về màu sắc của máu.
– Bình thường: Chỉ số SpO2 từ 95 – 100% được coi là bình thường. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hay các bệnh về phổi khác, phạm vi này có thể không được áp dụng. Bác sĩ sẽ cho bạn biết phạm vi bình thường với tình trạng cơ thể của bạn. Ví dụ như những người bị COPD nặng sẽ duy trì nồng độ oxy trong máu của họ trong khoảng 88 – 92%.
– Dưới mức bình thường: Nồng độ oxy trong máu dưới mức bình thường được gọi là giảm oxy huyết. Giảm oxy huyết sẽ gây nhiều vấn đề đáng lo ngại. Mức oxy càng thấp, tình trạng giảm oxy huyết sẽ càng nặng. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng trong mô và nội tạng cơ thể. Thông thường, chỉ số SpO2 ở mức dưới 95% sẽ bị coi là thấp. Quan trọng hơn, bạn phải biết phạm vi nào là bình thường đối với bạn. Đặc biệt nếu bạn mắc bệnh phổi mãn tính, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ số SpO2 có thể chấp nhận được đối với bạn.
Xem thêm: Quản Lý Tác Vụ Là Gì ? Tác Vụ Nghĩa Là Gì Định Nghĩa Của Từ Tác Vụ Trong Từ Điển Lạc Việt
– Trên mức bình thường: Nếu bạn không được trợ thở, rất khó để nồng độ oxy của bạn tăng lên cao. Trong hầu hết các trường hợp, nồng độ oxy cao xảy ra ở những người sử dụng máy trợ thở. Tình trạng này có thể phát hiện khi xét nghiệm khí máu động mạch (ABG).
4. Các triệu chứng thiếu oxy trong máu
Khi nồng độ oxy trong máu của bạn dưới mức bình thường, bạn có thể sẽ bắt gặp một số triệu chứng như:
– Hụt hơi
– Đau, tức ngực
– Hay quên
– Đau đầu
– Rối loạn nhịp tim
– Xuất hiện các triệu chứng tím tái. Móng tay, da và niêm mạc đổi màu xanh
Khi da bạn có triệu chứng tím tái; đồng nghĩa với việc bạn đang trong trường hợp khẩn cấp. Nếu cơ thể bạn xuất hiện triệu chứng này, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu chữa trị. Tình trạng tím tái có thể dẫn đến suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.
5. Khi nào nên sử dụng máy đo SpO2?
Khi cảm thấy bản thân có chỉ số bão hòa oxy thấp, hãy sử dụng ngay máy đo SpO2 của Beurer để đánh giá chức năng hô hấp. Thiết bị được sử dụng để đo độ bão hòa oxy động mạch (SpO2), nhịp tim (PRbpm) và chỉ số tưới máu (PI) không xâm lấn. Độ bão hòa oxy cho thấy tỷ lệ phần trăm của haemoglobin trong máu động mạch được bão hòa oxy.
Máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim Beurer đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc hen suyễn, vận động viên và người khỏe mạnh tập thể dục ở địa điểm cao (ví dụ: người leo núi, người trượt tuyết hoặc phi công nghiệp dư).
Xem thêm: Social Networking Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích 3 Kênh Social Ảnh Hưởng Đến Doanh Nghiệp
Nếu thấy triệu chứng giảm độ bão hòa oxy mãn tính, bạn cần phải theo dõi bằng cách sử dụng thiết bị dưới sự giám sát y tế. Nếu giảm độ bão hòa oxy cấp tính, có hoặc không có các triệu chứng kèm theo, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức vì trường hợp này có thể đe dọa tới tính mạng.