Mục đích của bài viết này là nhằm hướng dẫn chi tiết các bước cơ bản để có 1 bản typeset cho phù hợp, đồng thời nhằm rút ngắn thời gian luyện tập cho những ai muốn làm typesetter cho nhóm. Cần chú ý đây chỉ là 1 cái guideline chung, còn khi áp dụng với từng manga cụ thể thì typesetter cần có sự cải biến đi cho phù hợp vì tất cả chỉ có tính tương đối chứ không phải là 1-1.
Đang xem: Typeset là gì, nghĩa của từ typeset
Nói đến typesetting, nếu chỉ là làm chơi 1 chap cho vui thì mỗi người có thể thoải mái sử dụng bất cứ image editor nào, kể cả MsPaint, tuy nhiên để typeset cho 1 nhóm scanlation có sự chuyên môn hóa thì trước hết cần phải có Adobe Photoshop. Ngoại trừ việc dịch ra thì tất cả các công đoạn về sau đều được thực hiện trên các file psd cho nên PS là bắt buộc phải có.
Sau đây tớ sẽ đi vào các công đoạn.
I. Sơ lược về chọn font :Typesetting là công đoạn đơn giản nhất trong quá trình scanlate manga, tuy nhiên để làm cho đàng hoàng thì nói thật là không dễ dàng gì. 1 nhóm speedscan có thể chỉ cần 1 đến 2 tiếng cho việc typeset, tuy nhiên phần typeset thường sẽ không ra làm sao nếu không biết cách chọn font và căn dòng cho hợp lý. Việc chọn đúng font có thể giúp việc đọc trở nên thoải mái hơn, thậm chí trong nhiều trường hợp sẽ làm bản scanlation trở nên dễ hiểu hơn. Nhiều khi chỉ với lời dịch không thì người đọc không thể chắc chắn được là ai đang nói câu nào, nhất là khi 1 loạt nhân vật cùng nói 1 lúc. Điều này không phải là do lỗi của người dịch mà là do sự khác nhau giữa các ngôn ngữ. Khi đọc bản tiếng Nhật, do đặc thù ngữ pháp mà ta có thể phân biệt lời nói của các nhân vật không mấy khó khăn, thông qua dạng của động từ, trợ từ cuối câu, hay những từ địa phương. Tuy nhiên, khi dịch qua những ngôn ngữ không có đặc điểm này mà điển hình là tiếng Anh thì sự khác biệt này bị mờ đi, thậm chí biến mất hẳn. Nếu ở bản scanlate mà typesetter chỉ sử dụng 1 font từ đầu chí cuối thì sẽ có những chỗ đảm bảo đọc chả hiểu cái vẹo gì cả. Chính vì thế mà có 1 cách bổ sung là sử dụng nhiều font để phân biệt lời thoại giữa các nhân vật, đồng thời thể hiện rõ hơn thái độ hay tâm trạng người nói.
Nếu để ý thì có thể thấy là ngay trong bản tiếng Nhật, số lượng font được sử dụng vốn đã khá nhiều. Tuy nhiên nhiều nhóm scan không để ý điều này mà chỉ chú ý tốc độ, dẫn đến làm ăn kiểu tàu nhanh và làm cho bản typeset trở nên cực kỳ đơn điệu, thậm chí nhiều lúc đọc rất khó chịu do không biết mấy nhân vật đang lảm nhảm gì.
Sau 1 thời gian typeset manga, đồng thời tham khảo cách typeset của nhiều nhóm HQ cũng như cách typeset trong raw manga, tớ rút ra 2 cách đơn giản để lựa font khi type :– Cách 1 : Căn cứ vào font được sử dụng trong bản gốc để tìm font tương ứng. Đây là cách đơn giản nhất đồng thời cho hiệu quả rất cao.– Cách 2 : Đôi khi không nhất thiết phải theo font trong bản raw mà có thể căn cứ theo dạng của bubble. Cách này có thể cho kết quả ấn tượng nếu biết sử dụng đúng. Tớ đã áp dụng với 1 số bubble khi type Otoboku 2 và thấy khá thỏa mãn.
A. Chọn font theo font gốc :
Đối với những người mới typeset lần đầu mà lại không biết tiếng Nhật thì việc xác định font quả thực không đơn giản. Tuy nhiên nếu chú ý 1 chút thì sẽ thấy việc này không khó.
Đây là font chính được sử dụng trong manga. Tất cả các manga và light novel được xuất bản chính quy ở Nhật đều sử dụng font này (nhớ là không tính doujinshi). Với light novel thì nó chiếm tới 99.99% text, còn với manga thì thường là 50-80%. Nếu làm 1 phép đối sánh thì có thể nói nó giống như Times New Roman bên tiếng Anh vậy. Do đó, khi gặp font này thì thường chúng ta sẽ thay nó bằng font chính trong bản scanlation, còn cách chọn font chính như thế nào thì tớ sẽ nói sau.
Đặc điểm của font này là nét không mảnh quá mà cũng không đậm quá, đồng thời phần cuối mỗi nét khá sắc nhọn.
1 điểm cần lưu ý là font này chủ yếu được dùng trong các câu thoại, còn những đoạn suy nghĩ hay dẫn chuyện thì thường không sử dụng, hoặc nếu có sử dụng thì màu sẽ hơi ngả sang xám chứ không phải là đen hẳn như bình thường.
Khác với font trước, font này không có đầu nhọn nhô ra. Thường thì font hay được sử dụng để type các ý nghĩ hoặc dẫn chuyện, còn vị trí sử dụng thì có thể là float text, hoặc nằm trong các hình chữ nhật hoặc các spike bubble. Để đơn giản thì ta có thể dùng font chính rồi chuyển sang dạng Faux Italic, ngoài ra có thể cho màu nhạt hơn nếu thấy cần thiết.
Các font này được sử dụng ở những line phụ, những chỗ nhân vật nói nhỏ hơn những chỗ khác trong cùng 1 đoạn. Cách thức thay thế là chọn 1 font dạng viết tay nhưng dễ nhìn để thế vào. Ở đây thì tớ recommend font “Note this”.
Với dạng font này thì tùy trường hợp. Nếu nhân vật đang la hét thì nên chọn những font kiểu như BadaBoomBB hay HL Comic Boom, còn nếu không thì nhiều khi chỉ cần sử dụng font chính rồi chuyển sang dạng bold, đồng thời tăng font size lên là xong.
Ngoài ra còn 1 loạt dạng font được dùng để thể hiện cách nói của nhân vật ở 1 số line nhất định. Với những dạng này thì nên suy nghĩ kỹ mà lựa cho phù hợp.
Có rất nhiều font được sử dụng cho SFX, và tùy theo dạng SFX tròn hay cứng, đậm hay mảnh mà ta sẽ cần chọn font tương ứng. Việc lựa chọn này tùy thuộc vào kinh nghiệm và mắt thẩm mỹ của typesetter. Typeset SFX có thể dễ nhưng cũng có thể rất khó, vì vậy cần cẩn thận.
B. Chọn font theo bubble :
Dạng bubble bầu dục này xuất hiện khá thường xuyên trong manga. Thường thì dạng này sẽ đi kèm với loại font đầu tiên mà tớ nói, vì vậy cách xử lý khá dễ, đó là thế font chính trong bản scanlation vô.
Loại bubble này được gọi là spike bubble và được sử dụng cho ý nghĩ. Cách xử lý đơn giản nhất là dùng font chính và thêm Faux Italic. Ngoài ra có thể chuyển font color sang đen nhạt, hoặc thậm chí có thể xài hẳn 1 font khác nếu thích.
Dạng bubble này thường gặp khi nhân vật bị bất ngờ, hoặc có thể là đang la hét. Với dạng này thì khi lựa font cần phải dựa theo context. Nếu nhân vật đang la hét thì có thể sử dụng BadaBoomBB hoặc HL Comic Boom, hoặc 1 font đậm khác nếu có.
Trong raw thì những dạng bubble này có thể đi kèm font chính như trong hình, tuy nhiên trong 1 số trường hợp thì nên lựa font khác thay vì sử dụng font chính trong bản scanlation.
Cái này là box chứ ko phải bubble, tuy nhiên nó quan trọng nên tớ gộp vào luôn. Cách xử lý thì y chang spike bubbles.
II. Cách thức chọn font :
Dù thế nào đi chăng nữa thì cũng nên nhớ vài nguyên tắc khi chọn font :
– Xem xét kỹ art style của manga, đồng thời nắm được các dạng bubble và các font được sử dụng trong bản raw. Mỗi nhà xuất bản, mỗi tạp chí đều có cách typeset riêng của mình, và kể cả giữa các manga đăng trên cùng 1 tạp chí thì vẫn có khá nhiều điểm khác nhau.
– Với mỗi manga thì nên lựa ra 1 hệ thống font nhằm sử dụng chung cho tất cả các chap chứ đừng có mỗi chap lại type 1 kiểu. Tính nhất quán này cần được thể hiện ở các font chủ đạo được sử dụng, cả về mặt font name, font variant, font size…
– Không giống như typeset anime, khi typeset manga, những font được sử dụng chủ yếu là all caps vì những font này dễ căn chỉnh và trông hợp hơn các font có cả chữ hoa lẫn chữ thường.
– Xác định font chính thật kỹ trước khi type. Font này không những phải phù hợp với art style của manga mà còn phải đủ chỗ cho text ở đa số bubble. Nên nhớ manga khó type hơn nhiều so với manhwa do bubble trong raw manga có xu hướng dài ra theo chiều dọc thay vì chiều ngang, trong khi từ ngữ trong các ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái hệ Latinh thường dài. Với tiếng Việt thì vấn đề này không lớn, tuy nhiên với tiếng Anh thì khá khó chịu vì 1 từ có 10 chữ cái hoặc hơn là bình thường. 1 khung text mà cả mớ gạch ngang thì tớ bảo thật là chả lấy đâu mà đẹp nổi. Vì lẽ đó, bề rộng của font phải đủ nhỏ, không được quá to, nếu không sẽ không đủ chỗ nhét text, đồng thời làm xấu bản typeset. Nếu không rành trong việc này thì có thể chọn WildWords. Đây là font có độ tương thích cao nhất, có thể sử dụng với phần lớn manga. Chiều rộng font không lớn, đồng thời đường nét font khá dễ nhìn, vừa mắt nhiều người đọc.
VD về sử dụng WildWords (chính xác thì font tớ dùng ở đây là WildWords VN) :
– 1 số typesetter thích chọn AnimeAce, tuy nhiên cần chú ý là font này rất khó sử dụng. AnimeAce thường chỉ thích hợp với những bubble tròn hoặc có độ rộng rất lớn. Ngay cả khi giảm độ rộng font đi khoảng 10% bằng tool của PS thì font này cũng không thích hợp để type ở các bubble dài theo chiều dọc, hẹp theo chiều ngang. Trong các release của nhóm tớ thì chỉ có OxM là sử dụng AnimeAce 2.0 BB làm font chính do typesetter lỡ tay chọn từ đầu, mà lúc đó thì tớ chưa chú ý nhiều đến khoản font. Còn với các release khác thì tớ chỉ sử dụng AnimeAce trong 1 số trường hợp và không hề sử dụng làm font chính.
– Đơn vị đo trong file psd nên là pixel hoặc point (tớ sử dụng point). Tuyệt đối không sử dụng mm vì đơn vị này khó tính toán và dễ gây phiền toái khi type. Để kiểm tra, ta có thể vào Edit>Preferences>Units & Rulers rồi liếc phần Type xem có phải px hoặc pt không.
– Font size phải phù hợp với độ lớn file ảnh và kích thước bubble. Với raw 800px thì thường font size chủ yếu sẽ là 13 hoặc 14, còn với raw 1024px thì thường fontsize là 16. Không nên để size quá lớn vì size càng lớn thì càng khó type. Đồng thời cũng không nên để size quá bé vì càng bé thì càng khó đọc.
– Raw lý tưởng để typeset theo tớ là 1024px. Các loại raw nhỏ hơn 800px thường khó type, thậm chí đôi khi rất khó và đòi hỏi nhiều tính toán khi type nhằm tránh những khác biệt không đáng có về font size giữa các bubble trong cùng 1 trang hay thậm chí là trong 1 chapter.
– Như đã nói ở trên, để cho tiện thì phần ý nghĩ hoặc dẫn chuyện (thường nằm trong các hình chữ nhật, spike bubble hoặc ở dạng float text) nên được type bằng font chính cộng thêm Faux Italic (có thể chuyển màu font sang nhạt hơn nếu cần). VD :
– Khi typeset, có 1 số chỗ cần được xử lý đặc biệt bằng cách chọn font mới. Thường thì chỉ cần sử dụng 2 cách chọn font tớ nói ở phần 1 của bài, tức là căn cứ vào font và bubble trong raw, ngoài ra có thể căn cứ vào vẻ mặt hay điệu bộ của nhân vật để tweak font cho phù hợp.
– SFX cũng là 1 yếu tố không nên coi thường. Font SFX đôi khi mất nhiều thời gian lựa gấp nhiều lần font dialogue. Chú ý khi đặt SFX cần chú ý sử dụng stroke và rotate để đặt cho đúng vị trí. Font phải dễ nhìn và không gây phản cảm. Đôi lúc typesetter còn cần sử dụng chức năng warp text với SFX nữa. Còn cách sử dụng thì tớ sẽ nêu sau.
Sau đây là vd về sử dụng nhiều font khác nhau tương ứng với bubble và điệu bộ của nhân vật :
III. Căn dòng và đặt text :
– Nguyên tắc đầu tiên khi type : Sử dụng Center Alignment với 99% text. Thường chỉ với title hoặc trong trường hợp bất khả kháng thì mới cần sử dụng Left hoặc Right Alignment.
(Chỉ hiện khi sử dụng Type Tool)
Trên đây là 2 vị trí cho phép chỉnh Alignment. Nếu menu paragraph chưa hiện thì có thể bật bằng cách vào menu Window>Paragraph, sau đó ấn nút Maximize nếu panel đang ở trạng thái minimized.
1 bước trọng yếu nữa khi type là xác định đúng vị trí đặt text và làm sao cho text càng dễ nhìn càng tốt. Bước này và bước chọn font có liên hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời thứ tự có thể hoán chuyển cho linh động. Sau đây là chi tiết :
1. Tạo textbox :
Bấm vào nút Horizontal Type Tool như trong hình sau đây :
2. Lựa size cho textbox. Chú ý là không nên để quá lớn cũng như quá bé mà nên chọn size vừa phải. Nếu chọn đúng size thì việc type sẽ trở nên rất đơn giản. Nếu để size quá rộng thì khi type ta sẽ phải dùng Enter để xuống dòng nhiều lần, còn nếu để quá hẹp thì sẽ có nhiều cái gạch ngang, gây ngứa mắt khi đọc. Còn muốn biết thế nào là vừa thì cái đó là do kinh nghiệm cá nhân, ai làm nhiều khắc biết.
Paste text vào và tiến hành lựa font + line break.
Lúc mới paste thì text thường sẽ như sau :
Bubble này trong bản gốc sử dụng font size khá lớn (xem hình trên), đồng thời là ý nghĩ, vì vậy tớ căn lại như sau :
Nhắc lại là font size phải vừa đủ, không quá lớn, cũng không quá bé, đồng thời vị trí đặt phải cách đều khung bubble như trên. “Đều” ở đây không có nghĩa là dùng thước đo từng pixel rồi căn mà phải làm sao cho thuận mắt nhất. Text không phải lúc nào cũng được đặt trong những khung chữ nhật hay những bubble hình elip hoàn chỉnh như trên mà có thể nằm chồng lên nền (float text) hay trong những bubble có dạng không đồng đều, chẳng hạn :
Không cần dùng thước đo thì ta cũng có thể dễ dàng thấy khoảng cách từ text đến các đỉnh là không đều nhau, tuy nhiên đó lại là những vị trí lý lý tưởng để đặt text. Quan trọng là đặt sao cho giữa text và bubble phải có sự cân xứng. Typesetter sẽ thấy rõ vấn đề này hơn khi typeset những bubble nằm sát với khung tranh. Để lựa vị trí cho chuẩn xác thì ta phải nudge text bằng các phím mũi tên chứ không cẩu thả rồi sử dụng mỗi chuột như nhiều nhóm được. Tốc độ nudge và hiệu quả thì tùy theo kinh nghiệm của typesetter. Nói chung việc này không khó nhưng tốn thời gian thì cũng không phải là ít.
Tuy nhiên, trước khi đưa text vào vị trí thì ta cần set line-break cho hợp lý. Nếu set sai thì phần text trông sẽ rất luộm thuộm, dẫn đến khó có thể kiếm được vị trí nào để đặt text. VD :
Trong hình trên ta có thể thấy chữ “A” bị nằm chơ vơ 1 chỗ sau dấu phẩy, chữ “somewhere” bị chia thành 2 dòng với 1 cái gạch ngang sau chữ “some”, và không có chỗ nào để đặt text cho đẹp. Vì vậy tớ sửa lại như sau :
Ở đây tớ chỉ nới rộng textbox ra 1 chút, đồng thời xuống dòng sau dấu phẩy, và kết quả là text dễ đọc hơn hẳn. Độ rộng dòng text dưới cùng được kéo ra với chiều rộng xấp xỉ dòng trên cùng cũng giúp việc lựa vị trí trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Việc này tập không khó nhưng phải biết cách quan sát. Về nguyên tắc thì cố gắng làm sao cho dòng trên cùng và dòng dưới cùng rộng gần bằng nhau, đồng thời hạn chế gạch ngang càng nhiều càng tốt. Chỗ nào phần sau dấu phẩy mà ngắn quá thì nên cho xuống dòng cho khỏi vướng. Ngoài ra còn cần chú ý cách ngắt nhịp của câu nữa. Tuy nhiên tớ cũng xin nhắc lại là tất cả chỉ có tính tương đối. Trong 1 số trường hợp thì để dấu gạch ngang hoặc không xuống dòng sau dấu phẩy có khi lại tốt hơn. Khi làm thì tùy trường hợp cụ thể mà typesetter sẽ điều chỉnh cho phù hợp với công việc.
Xem thêm: Phạm Vi Ba Đời Là Gì? Trực Hệ Là Gì ? Những Người Cùng Dòng Máu Về Trực Hệ Là Gì
Các thủ thuật cần biết khi typeset :
1. Xử lý dấu câu :
a/ Dấu gạch ngang : Loại dấu này xuất hiện rất thường xuyên trong các bản dịch manga, đặc biệt là ở mấy cái hậu tố như –san, -kun, -chan, -chin, -tan, -yan, -han, -sama, -dono, -senpai, -sensei… và các từ ghép trong tiếng Anh. Khi gặp dấu này thì việc đầu tiên là dùng phím Enter xuống dòng ngay lập tức. Tại sao? Tại vì nếu không xuống thì text trông sẽ như thế này :
Đây là 1 lỗi khá tai hại của Photoshop. Bình thường nếu gạch ngang không có trong script mà là dạng auto-generated do chiều rộng textbox không đủ thì ta không phải lo vì chức năng wrap text hoạt động khá tốt với loại dấu này. Tuy nhiên, với những dấu gạch ngang có sẵn trong script thì chức năng này trở nên vô dụng và kết quả là text bị lệch qua 1 bên như trong hình. Để xử lý thì ta chỉ cần xuống dòng trước hoặc sau dấu gạch ngang (lựa đúng vị trí rồi nhấn phím Enter).
Thông thường thì tớ chọn xuống sau dấu gạch ngang, còn 1 số typesetter thì chọn xuống trước dấu. Tuy nhiên lựa cách nào thì cũng chỉ nên sử dụng 1 cách cho cả chap chứ đừng xài cả 2 cách 1 lúc, dẫn đến gây mất đồng bộ. Việc xuống dòng thủ công này cần được áp dụng với 99% số trường hợp. Chỉ khi nào có cái gì đó chắn phần bên phải của bubble đúng ngay đoạn có gạch ngang thì ta mới để nguyên.
b/ Dấu ba chấm : Loại dấu này xuất hiện cũng thường xuyên không kém dấu gạch ngang, thậm chí có khi còn nhiều hơn. Về cách xử lý thì tùy từng trường hợp cụ thể mà ta sẽ sử dụng 1 trong 2 cách : Xuống dòng hay không xuống dòng.
Nếu dấu ba chấm nằm cuối và trước nó là 1 phần text rất ngắn (vài chữ cái) và được đặt trong bubble thì ta xuống dòng như trên. Trọng tâm text trong trường hợp này thấp hơn bình thường một chút.
Tổng chiều rộng phần text cùng dòng và dấu ba chấm nhỏ => Để nguyên không xuống dòng.
Ngược lại, nếu tổng chiều rộng phần text cùng dòng và dấu ba chấm trội hẳn lên => Xuống dòng.
Text ngắn mà nằm chỗ rộng => Không xuống dòng.
Text ngắn nhưng không đủ chỗ => Xuống dòng.
Đôi khi cho dấu ba chấm đứng riêng 1 dòng lại hay hơn để cùng dòng với text thường (xem 4 hình trên).
Sau dấu ba chấm là dấu ? hay ! => Ít khi xuống dòng mà thường giữ nguyên.
Chú ý : Nếu trong câu có nhiều hơn 1 dấu ba chấm thì không được để dấu nào xuống dòng vì trông sẽ rất xấu. Tốt nhất cứ để cùng dòng với phần text thường :
c/ Các loại dấu câu khác (~, ?, !, ―, v.v) :Nhiều lúc font được sử dụng không hỗ trợ các ký tự này, hoặc ký tự đó trong font quá xấu thì ta cần sử dụng 1 font khác. Các font này có thể dễ dàng được tìm thấy trên dafonts. Nếu muốn biết font có những ký tự nào thì hãy dùng chức năng Character Map của Windows để xem. Riêng ký tự ― (gạch ngang dài) là ký tự chỉ có trong các font tiếng Nhật, vì vậy nếu muốn sử dụng thì bắt buộc trong máy phải cài font tiếng Nhật, và khi type thì thường ta sẽ cần chọn Faux Bold vì những font loại này đa số là mảnh.
d/ Các ký tự đặc biệt (nốt nhạc, trái tim, ngôi sao…) :Loại ký tự này có tần xuất xuất hiện không nhỏ trong manga đương đại, đặc biệt là 2 ký tự nốt nhạc và trái tim. Để type được những ký tự này thì thường ta sẽ cần những font dạng symbol hay wingdings. Những font loại này có khá nhiều trên dafont nên chỉ cần chịu khó tìm 1 lúc thì chắc chắn sẽ có thứ sử dụng được.
2. Xử lý khung đôi, bubble đôi hay kỳ dị :
Với những bubble dính liền nhau, nếu điều kiện cho phép thì nên chỉnh vị trí text sao cho 2 phần text thẳng dòng với nhau như sau (có thể sẽ cần hi sinh vài pixel) :
Để type kiểu này thì điều kiện bắt buộc là 2 phần text phải cùng loại font và cỡ font. Nếu 2 bubble sử dụng font khác nhau sẵn trong bản raw thì ta không cần type kiểu này.
Trong manga có không ít những bubble không trọn vẹn hay khác thường. Các bubble này có thể gây khó khăn khi type. Sau đây là 1 số vd và cách xử lý tương ứng :
Bubble 2 trong hình khá hẹp, nhưng lời dịch ra lại khá dài. Trong trường hợp này ta không thể type phần text của bubble 2 trong phạm vi quá nhỏ được. Vì vậy, cách giải quyết ở đây là phá luật và vượt rào.
Chỉ cần liếc qua là có thể thấy rằng tớ đã mượn 1 khoảng trống bên bubble 1, đồng thời chia phần text còn lại thành 2 bubble riêng. Khi chia tách như vậy, cần đảm bảo sao cho text được canh đúng khoảng cách cần thiết và được đặt vừa vặn trong bubble.
Ở đây thì tớ tăng chiều rộng textbox lên so với text gốc và chấp nhận bị unbalanced để text được đặt vừa vặn trong khung.
Phần đuôi của mỗi bubble đều quá nhỏ, không đủ chỗ chứa text, vì vậy tớ tập trung text sang vùng rộng và chia làm 2 phần như sau :
Bubble ở góc dưới là dạng bubble không đầy đủ. Để type đúng thì chỉ cần tưởng tượng nó là 1 hình elip với phần rìa nằm ngoài panel là xong.
3. Chú ý về bố cục :
– Đôi khi trong raw có thể xuất hiện những chỗ thế này :
Ở đây mỗi cột text đều khá bé, vì vậy type thành 3 cột theo cách thông thường không phải là sự lựa chọn khôn ngoan. Thay vào đó, ta có thể type thành 3 đoạn nằm song song theo phương ngang như sau :
Tớ có thể đảm bảo là với cách này, text trở nên dễ đọc hơn rất nhiều so với kiểu type theo cột thông thường.
– Với những chỗ dài và hẹp thì đôi khi ta sẽ sử dụng lối type dọc như sau :
Để type kiểu này thì ta click vào Type Tool, sau đó ấn vào nút có chữ Change The Text Orientation như hình sau :
Cần chú ý là chỉ nên sử dụng cách này trong một số trường hợp cực kỳ đặc biệt, còn nếu lạm dụng thì sẽ gây phản tác dụng, khiến người đọc khó chịu hơn rất nhiều so với khi type ngang, và cho đến giờ thì đã có không ít nhóm scan phạm sai lầm này khi type.
– Đổi chiều text :
Đối với những cái side note thường xuất hiện trong raw magazine như trên thì ta không nên mù quáng type đúng vị trí như nhiều nhóm từng làm với To-Love-Ru hay HnG vì làm như vậy sẽ gây khó chịu cho người đọc. Ai thế nào không rõ chứ tớ rất ngứa mắt mỗi lần phải xoay cái pic đi 90 độ để đọc. Bề ngang còn thừa chỗ thì chả dại gì mà không để ngang cho dễ đọc cả. Chưa kể type ngang dễ hơn và nhanh hơn type dọc nhiều nữa :
Cứ nhớ là chỉ khi nào không còn cách nào khác thì hẵng type đúng vị trí sideline, còn bình thường thì nên chuyển hết mấy cái kiểu này sang chiều ngang cho dễ đọc.
– Baseline shifting & Text scaling :
Nếu để font mặc định mà type vào 2 vị trí trên thì đảm bảo sẽ không đủ chỗ mặc dù text đã được thu lại đáng kể. Trong ví dụ trên tớ đã sử dụng 1 chức năng của Photoshop gọi là Baseline Shifting. Bằng cách thay đổi giá trị Baseline Shift, ta có thể tăng hoặc giảm khoảng cách giữa các dòng. Để thực hiện thì xem hình sau :
Khi thực hiện thao tác này, typesetter sẽ cần sử dụng phím Enter khá nhiều để phân dòng trước khi di chuyển. Để tiện tay khi làm thì thay vì gõ số, ta có thể thay đổi giá trị này bằng phím mũi tên lên hoặc xuống. Giá trị ở dòng sau phải cao hơn giá trị ở dòng trước (chính xác là theo 1 cấp số cộng) để giữ cho text đồng đều.
Trong hình trên còn 1 cái nữa là Text Scaling. Trong 1 số trường hợp không đủ chỗ đặt text cho bubble quá hẹp thì ta có thể giảm giá trị này từ 5 tới 10% để text đặt vừa chỗ.
IV. Styling & Effects & Misc :
1. Stroke :
Trong các loại effect của PS thì đây là loại được sử dụng nhiều nhất khi typeset manga. Với float text hay những bubble có pattern hoặc màu nền không phải màu trắng (như hình trên), nếu ta chỉ type như bình thường thì kết quả sẽ như sau :
Tương tự như anime, khi typeset những vị trí này trong manga, việc sử dụng text có viền là bắt buộc. Stroke sẽ giúp tăng tính tương phản của text so với nền lên mức rõ rệt, giúp việc đọc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, đồng thời làm text trông bắt mắt hơn.
Để add stroke, ta vào menu Layer>Layer Style>Stroke… Hộp thoại Layer Style sẽ hiện ra như sau :
2 yếu tố chính cần chú ý ở đây là stroke size và stroke color. Với text hội thoại thì thường ta sẽ set size = 2px, còn color thì sử dụng màu đối lập so với màu text. Nếu text màu đen thì stroke phải là màu trắng và ngược lại. Các thông số khác thì nên để mặc định như trong hình trên. Opacity thì có thể thay đổi khi text trong raw sử dụng effect đặc biệt nào đó, tuy nhiên những trường hợp đó rất ít và thường thì cứ để 100% là xong.
Kết quả sau khi add stroke effect :
Nên nhớ stroke size luôn là số nguyên, không bao giờ là số thực. Bình thường thì như tớ đã nói, cứ để 2px. Chỉ khi nào font size rất lớn thì hẵng tăng lên 3, 4 hoặc 5.
Các chức năng khác trong phần layer effect ít khi cần sử dụng nên tớ không hướng dẫn. Nếu ai thích thì tự tìm hiểu lấy.
2. Text color :
Text không phải lúc nào cũng màu đen mà có thể là màu trắng hoặc màu khác. Trường hợp text trắng nằm trên nền đen thui không phải là hiếm, vd :
Để chọn màu thì ta có vài cách :
– Tool panel : Dùng Eyedropper Tool hoặc Set Foreground Color. Eyedropper dùng để pick color của 1 điểm nào đó trên màn hình mà người sử dụng trỏ vào, còn mục kia là set color cho text hoặc các dường nét trong PS.– Character panel : Nút Set The Text Color có tác dụng tương tự nút bên Tool panel.– Thanh công cụ : Tương tự, tuy nhiên nút này chỉ xuất hiện khi đang sử dụng Type Tool.
Nếu text có màu đen hoặc trắng thì việc set color rất đơn giản. Ta chỉ cần kéo chuột vào 1 trong 2 góc là xong. Tuy nhiên với những trang màu thì cần biết cách lựa màu. Theo tớ, cách tốt nhất là dùng Eyedropper Tool rồi tinh chỉnh trong Color Picker (hình trên). Về hệ màu thì tiện lợi nhất là HSB (Hue – Sắc, Saturation – Độ đậm tính theo grayscale, Brightness – Độ sáng). Chi tiết ra sao thì cứ làm rồi sẽ rõ.
3. Rotation :
Text đặt nghiêng luôn xuất hiện trong manga, đặc biệt là với float text hay SFX.
Để rotate, ta ấn Ctrl+T hoặc vào Edit>Free Transform hay Edit>Transform>Rotate, sau đó dùng chuột để xoay hoặc nhập giá trị chính xác vào vị trí sau :
Giá trị này có thể âm hoặc dương, đồng thời là số thực. Vì rotate đòi hỏi độ chính xác khá cao nên theo tớ thì tốt nhất cứ điều chỉnh giá trị này bằng phím mũi tên lên hoặc xuống cho dễ kiểm soát.
4. Skewing :
Với text nằm trên các vật thể thì ngoài rotating ra còn cần sử dụng skewing để text nghiêng đúng góc độ cần thiết. Để làm điều này thì ta vào Edit>Transform>Skew rồi chỉnh bằng chuột hoặc nhập số vào 2 ô Set Horizontal Skew và Set Vertical Skew. Tuy nhiên theo tớ thì việc này tiến hành bằng chuột vẫn tiện hơn.
5. Warping :
Với 1 số SFX, ta cần sử dụng chức năng warp để tạo hiệu ứng, vd :
Để thực hiện, ta chọn text layer rồi vào Edit>Transform>Warp. Tiếp theo chọn kiểu warp rồi dùng chuột để điều chỉnh mức độ warp.
Trong các dạng warp thì có dạng Arc, Arch và Flag là các dạng tớ sử dụng nhiều nhất. Cần chú ý là muốn sử dụng chức năng này thì cần tắt Faux Bold đi, nếu không PS sẽ không cho xài.
6. Extra styles :
Trong số này thì có Faux Bold, Faux Italic và Underline là được tớ sử dụng khá nhiều. 1 số người thì không thích Underline, tuy nhiên theo tớ thì tác dụng nhấn mạnh của nó mạnh hơn hẳn so với Faux Bold hay Faux Italic cho nên tớ vẫn hay xài ở những chỗ tác giả dùng dấu nhấn đặc biệt. Các chức năng còn lại thì ít dùng hơn, tuy nhiên kiểu gì thì bất cứ typesetter nào cũng có lúc xài đến, vì vậy cũng nên lưu ý để khi cần còn biết mà lôi ra xài.
7. Dual layers :
Chiêu này rất hiếm khi cần sử dụng khi typeset manga, tuy nhiên theo tớ thì biết vẫn hơn không.
Để tạo được dòng text như trên thì ta cần 2 layer giống nhau. Trước tiên ta edit 1 layer cho tới khi vừa ý về cả font type, font size, font color và nội dung text của layer. Kế tiếp, ta set 1 cái stroke. Bước tiếp theo là vào menu Layer>Duplicate Layer… và đặt tên layer mới rồi Enter. Kế đến, ta vào menu Layer>Arrage>Send backward. Cuối cùng, ta set lại stroke cho layer này với màu khác và stroke size lớn hơn stroke của layer gốc. Thế là ta có 1 dòng text với 2 viền. Còn nếu muốn có nhiều viền hơn nữa thì lặp lại và làm tương tự là ok. Nhớ chú ý tới layer arrangement để khỏi chồng nhầm layer.
8. Shortcuts :
Khi typeset, nhằm tăng tốc độ công việc và hiệu quả thì việc sử dụng phím tắt là không thể thiếu. Sau đây là 1 số phím tắt thông dụng :
– Space : Giữ nguyên phím này để chuyển sang drag mode. Cách này giúp typesetter đỡ mất thời gian di chuyển hơn khi type.– Các phím mũi tên : Dùng để nudge. Ấn giữ thêm Shift nếu cần nudge 1 đoạn dài.– Tab : Tắt toàn bộ panel và các thanh công cụ, chỉ chừa lại mỗi workspace nhằm quan sát hình ở phạm vi lớn hơn. Ấn thêm 1 lần nữa để khôi phục trạng thái cũ.– Ctrl+Z : Undo/Redo– Alt+Ctrl+Z : Step backward (Nhớ là undo chỉ có tác dụng trong 1 action, trong khi chức năng này có phạm vi xa hơn nhiều)– Ctrl+T : Activate Free Transformation.– Ctrl+S : Save– Ctrl+Shift+S : Save As– Ctrl++ : Zoom in– Ctrl+- : Zoom out– Ctrl+< : Send backward (layer)– Ctrl+> : Bring forward (layer)– Ctrl+F4 : Đóng workspace
9. Vài điều cần nhớ :
– Pic sau khi edit sẽ được save sang JPEG, vì vậy chỉ cần edit ở chế độ 8 bit là ok, không cần phải dùng tới 16 bit chi cho lãng phí.
– Khi 1 menu nào bị che mất thì ta có thể khôi phục bằng cách vào Window menu và chọn mục cần truy nhập.
Xem thêm: Trái Nghĩa Của Tentatively Là Gì, Nghĩa Của Từ Tentatively, Tentative Có Nghĩa Là Gì
– Việc typeset đòi hỏi nhiều thời gian và tính kiên nhẫn, không ngại khó. Quan trọng hơn nữa là typesetter không được quyền kén chọn series, vì nếu kén cá chọn canh thì đảm bảo không làm gì nổi cả.