Đối với những người là kỹ sư hoặc thầu xây dựng thi công công trình thì không thể không biết tường vây là gì? Nhưng đối với những người khác như chủ thầu xây dựng hoặc đối tác đầu tư, đây là một thuật ngữ hoàn toàn mới. Vì thế Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ xin phép chia sẻ các thông tin hữu ích về tường vây, hi vọng kiến thức này sẽ giúp bạn trong thời gian thi công công trình.
Đang xem: Thi công cọc tường barrette là gì, công nghệ thi công cọc barrette
Đối với các công trình nhà cao tầng hay ở dưới tầng hầm thì thường được áp dụng hình thức thi công cọc tường vây. Tường vây là gì? Là một bức tường bê tông cốt thép được xây dựng liên tục trong lòng đất nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động xây dựng chính. Bức tường này được xem như một bức tường chắn, hỗ trợ cấu trúc ngầm, bao hết tất cả các kết cấu.
Để nắm vững hơn kiến thức của vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Tường vây là gì và tác dụng của tường vây?
Tường vây là gì? Những vật liệu có khả năng chống biến dạng và hầu như chúng đều không thấm nước tạo nên một bức tường vây (tường bê tông hoặc tường bê tông cốt thép). Nó được xây theo từng bảng để lồng vào nhau để đảm bảo sự ổn định cho cả cấu trúc và độ kín nước cho công trình, ngoài ra còn sử dụng dung dịch giữ thành để ổn định hố đào.
Tường vây thông thường sẽ có độ dày từ 60cm đến 150cm, chiều rộng từ 2,0 đến 3,5m. Khi đạt đến độ sâu cuối cùng thì các thanh chặn tạm thời hay vĩnh viễn được lắp hạ vào rãnh đào. Khi ấy dung dịch ổn định rãnh đào sẽ được sàng cát và tiến hành đến bước thi công lồng thép và đổ bê tông. Chất lượng của tường vây là phụ thuộc hoàn toàn vào kết cấu của các cọc tường vây, cho nên các đơn vị xây dựng rất chú trọng điểm này.
– Tham khảo thêm tin tức liên quan: Thời gian thi công 1 cọc khoan nhồi là bao lâu?
Các loại tường vây khi thi công
Tường vây thường gồm 3 loại là cọc tường vây Barrette, tường vây đào bằng gầu ngoạm hoặc đào bằng guồng xoắn,…
1. Thi công cọc tường vây Barrette:
Nói dễ hiểu thì nó là một loại cọc nhồi bê tông nhưng nó khác cọc khoan nhồi thông thường ở chỗ: khi đào đất thì họ sẽ dùng máy đào gầu ngoạm thay vì dùng máy khoan; cọc tường vây Barrette có dạng hình chữ nhật, chữ thập, chữ I, chữ H,…; vì có sức chịu trọng tải lớn hơn nhiều lần các loại cọc nhồi khác cho nên nó được chọn dùng trong các công trình móng lớn.
Ưu điểm của hình thức tường vây này là mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Khuyết điểm là nó khá phức tạp nên những đơn vị thi công chuyên nghiệp mới dám sử dụng.
Xem thêm: Tứ Tượng Là Gì – Quan Điểm Về Vũ Trụ Của Triết Học Phương Đông
2. Tường vây (đào bằng gầu ngoạm):
Hình thức này thích hợp cho tường vây dày từ khoảng 600mm đến 1500mm. Lúc này gầu ngoạm sẽ được hạ vào rãnh đào và chuyển đất ra ngoài không liên tục, gầu ngoạm cải tiến (hoặc choòng hạng nặng) để khoan xuyên qua, đào lên hoặc ép tảng đá lớn vào bên trong. Nhằm tăng lực đóng, các dẫn động được luồn vào phía trong 5-6 vòng. Gầu thủy lực có lực đóng rất lớn và độ rung, độ ồn ít hơn gàu ngoạm cơ khí.
3. Tường vây (đào bằng guồng xoắn):
Vì guồng xoắn có thể chuyển đất liên tục cho nên nó thích hợp để đào rãnh tường vây có độ sâu lên đến 40m. Ưu điểm: guồng xoắn có 2 bánh xe chuyển động trái chiều cho nên thích hợp với nhiều loại địa hình khác nhau (kể cả lớp đá siêu cứng), đồng thời đất được cắt và làm tơi theo chuyển động của bánh xe.
Xem thêm: Hỏi: Chủng Viện, Tu Viện, Đan Viện Là Gì, Khác Biệt Giữa Chủng Viện, Tu
Cách để xây dựng một bức tường vây đúng chuẩn
Có ba bước chủ yếu để thực hiện xây dựng một bước tường vây đúng chuẩn đó là: xây dựng tường hướng dẫn, khai quật bảng và tường bê tông.
+ Tác dụng của xây dựng tường vây hướng dẫn là tránh sập đất, giúp đánh dấu các vị trí bảng điều khiển, hỗ trợ các lồng thép gia cố. Tường hướng dẫn được xây với kích thước thay đổi phù hợp với loại đất bề mặt, nó là hai dầm song song tạm thời được xây dọc theo cạnh tường dễ hướng dẫn công cụ đào.
+ Khai quật là giai đoạn loại bỏ đất và ổn định.
+ Bê tông tường là bước cuối cùng liên quan đến việc bê tông hóa bảng điều khiển.