TAM TÒNG TỨ ĐỨC

Tam tòng là gì?

Trong xã hội phong kiến xư nay khi nói đến Tam Tòng tức là nói đến 3 điều mà người phụ nữ phải tuân theo:Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tức là con ở nhà phải theo cha,lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con. Hiểu một cách đơn giản hơn thì tam tòng tức là người phụ nữ khi còn ở nhà phải nghe lời cha đến khi lấy chồng phải nghe lời chồng và chồng chết thì phải nghe lời con.

Đang xem: Tứ Đức là gì, tam tòng, tứ Đức

Đối với cuộc sống hiện naynam nữ bình đẳng. Mỗi người đều có nghĩa vụ và trách nhiệm, quyền hành ngang nhau trong trật tự nhà nước thì Tam Tòng là một khái niệm rất xa lạ. Bởi nó dùở bất cứ nơi đâu thì người phụ nữ đều bị lệ thuộc, không có tự quyền như phụ nữ thời nay.

*

tam tòng tứ đức

Câu hỏi đặt ra là : Xã hội hiện tại thì người phụ nữ có cần tuân thủ tam tòng hay không? – Đối với cá nhân người viết thì điều này trên một phương diện nào đó tuân thủ cũng là một điều tốt. Ví dụ khi chúng ta còn ở nhà trước sự dạy dỗ của cha mẹ chúng ta đều phải nghe lời và suy nghẫm về những lời cha mẹ dạy. Chúng ta không thể vì lối sống quá hiện đại mà không nghe lời dạy của cha. Khi chúng ta lấy chồng việc theo chồng là đương nhiên nhưng cái theo này phải hiểu là đó là theo trong sự chung thủy một vợ một chồng, tôn trọng nhau. Theo trong việc cả 2 cùng nhìn về 1 phía để hướng tới xây dựng gia đình, chăm sóc con cái, làm giàu cho gia đình và xã hội. Tóm lại cái theo mà người viết muốn nói đến đó chính là theo hướng xây dựng tôn trọng. Hiện nay dù xã hội đã rất thoáng nhưng cũng không có chấp nhận được người phụ nữ lấy chồng rồi còn bồ bịch đàn đúm bên ngoài, làm suy đồi đạo đức. Do vậy trên một phương diện nào đó về chữ Theo thì Người viết thấy vẫn cần thiết một chút. Khi chồng mất, việc theo con cũng nên suy nghĩ, nếu như chúng ta theo mà khiến con cái bị phiền hà thì theo người viết không nên theo, còn theo mà con cái hiền hòa, mình giúp được chút công sức theo tuổi già cho con cái thì cũng là điều tốt. Tuy nhiên việc theo hay không ở đây người viết không bàn sâu vì nó cần phải linh động theo từng hoàn cảnh, sức khỏe người người phụ nữ.

Tứ Đức là gì ?

Nói đến tứ đức là nói đến 4 cụm từ:Công, dung, ngôn, hạnh.

Người phụ nữ xưa có thể không biết chữ nhưng 4 cụm từ về tứ đức phải khắc cốt ghi tâm. Người phụ nữ nào hội tụ đủ 4 yếu tố này thì được đánh giá là người phụ nữ tốt, có giáo dục tốt.

1. Công:Người xưa có câu: “vợ chồng có khác biệt” cũng là chỉ công việc của vợ, của chồng là có sự khác biệt. “Nam chủ ngoại sự”, ý chỉ người chồng làm việc bên ngoài, nuôi dưỡng gia đình. “Nữ chủ nội sự” là chỉ người phụ nữ đảm nhiệm công việc quản gia, phụng dưỡng cha mẹ chồng, giáo dục con cái. Trong đó việc nữ công, gia chánh phải khéo léo. Với phụ nữ ngày xưa thì chủ yếu là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, tuy nhiên với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi họa.

Trong xã hội ngày nay, người phụ nữ vừa giỏi việc gây dựng sự nghiệp, vừa chăm sóc gia đình cũng không phải là trái với tứ đứcxưa. Nhưng bởi vì người phụ nữ là có tính âm, nhu mềm, nên mọi việc phải giữ chừng mực, xử lý tốt quan hệ giữa công việc gia đình và bên ngoài. Nếu quá thiên về công việc bên ngoài thì nhà sẽ thiếu đi trụ cột bên trong, hôn nhân sẽ đến muộn hoặc cuộc sống gia đình không hòa thuận.

Xem thêm: Những Điều Cần Biết Về Về Đường Găng Là Gì, Đường Găng Là Gì

2. Dung:Người xưa thường giáo dục rất cẩn thận cho con gái về cách ăn mặc. Phụ nữ trong cách ăn mặc phảitrangnhã, đứng đắn không làm mất đi đức hạnh của mình. Người phụ nữ, bên ngoài không nên ăn diện quá mức, bên trong phải chú trọng tu dưỡng đạo đức. Người xưa quan niệm rằng, người phụ nữ phải có ngôn hành dịu dàng, dáng vẻ đoan trang, nội tâm ôn hòa đó mới là người phụ nữ đẹp.

3. Ngôn:Người phụ nữ phải giữ giọngnói luôn dịu dàng ôn hòa, nói lời hay ý đẹp, không nói lời bậy bạ, hỗn hào, thô tục, khéo léo ứng đối. “Khéo léo” ở đây không phải yêu cầu là “mồm miệng lanh lợi” mà là khi nói phải suy xét xem lời nói có thỏa đáng không, có thích hợp không, không dùng lời ác làm tổn thương người khác, không cướplời người khác.Khi nói chuyện với chồng, với con thì lời lẽ phải dịu dàng, khuyên can. Khi giao tiếp xã hội, lời nói phải rõ ràng, giữ lễ . Cho nên “ngôn” là yêu cầu người phụ nữ phải có trí tuệ và tu dưỡng tri thức mới có thể làm được.

4. Hạnh:Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong hành vi thường ngày của người phụ nữ. Một người phụ nữ có phẩm hạnh sẽ giáo dục con cái trở thành những người có đạo đức. Hơn nữa, họ cũng giúp chồng đề cao phẩm đức của bản thân, khiến gia đình thịnh vượng.Người phụ nữ có phẩm đức phải thủ vững tiết tháo, giữ thân như ngọc, đối với hôn nhân gia đình phải một lòng một dạ, đối với cha mẹ chồng phải khiêm cung hiếu lễ.

Có thể thấy rằng, “tứ đức” đối với người phụ nữ hoàn toàn là điều cần thiết, không có điểm nào là không tốt. Cho dù là thời xưa hay thời nay, thì một người phụ nữ giữ được “tứ đức” thì đúng người phụ nữ có giáo dưỡng và xinh đẹp.

video tam tòng tứ đức

TAM TÒNG TỨ ĐỨC LÀ GÌ?

Ở trên, thông quaviệc giải thích từ ngữ có lẽ bạn đã hiểu về khái niệm tam tòng tứ đức là gì rồi. Người viết xin khái quát lại như sau:Tam tòng,tứ đức những quy định mang tính nghĩa vụ đối với phụ nữ phương Đông xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo.

Những quy định này được giai cấp thống trị phong kiến sử dụng để giáo hóa người phụ nữ với mục đích ổn định xã hội, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và vai trò của nam giới.

Xem thêm:

Giáo sưVũ Khiêucho rằng: “Phải chăng ở đây cái “ngu trung” lại được vận dụng vào việc giữ gìn tiết hạnh của người phụ nữ, hay là ngược lại, cái giữ gìn tiết hạnh của người phụ nữ lại trở thành tấm gương soi cho các bậc trung thần”

Bên cạnh đó, thuyết tam tòng, tứ đức được xây dựng theo hình thức gia huấn ca, hương ước làng xã Việt Nam và văn học dân gian tiêu biểu là ca dao, tục ngữ, dân ca nhằm giáo dục đạo đức cho người phụ nữ. Sự ảnh hưởng đó biểu hiện trên cả hai bình diện cả tích cực và tiêu cực.

Về mặt tích cực tam tòng tứ đứcthể hiện ở những điểm sau:

Giáo dục ý thức cho người phụ nữ tôn trọng kỷ cương, nền nếp gia đình để ổn định trật tự xã hội, giúp cho giá trị của người phụ nữ được nâng cao, không phân biệt đẳng cấp, địa vị, giàu nghèo. Nó góp phần tích cực trong việc giáo dục các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt đẹp cho phụ nữ, làm nên những phẩm chất đạo đức truyền thống quý báu của người phụ nữ Việt Nam: Nhẫn nại, hy sinh, tần tảo một nắng hai sương, chịu thương chịu khó; thuỷ chung son sắc, hết lòng vì chồng vì con; vị tha, nhân hậu, giản dị, trọng nghĩa trọng tình; hiếu thảo; hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích gia đình, dòng tộc.Góp phần giáo dục người phụ nữ hoàn thiện bản thân theo các đức Công – Dung – Ngôn – Hạnh đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại (không chỉ đảm đang công việc gia đình mà còn tham gia vào công việc xã hội và góp phần vào sự phát triển của xã hội). Trong xã hội hiện đại, phụ nữ đã có quyền bình đẳng, song thực tiễn cuộc sống mới cũng đòi hỏi phụ nữ ngày nay phải có những nhận thức, hành động đúng đắn, duy trì được những đức tính quý báu mang tính truyền thống kết hợp với trình độ, kiến thức hiện đại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *